Phát hiện manh mối sửng sốt lục địa mất tích 10 triệu năm trước

Song Minh |

Iceland có thể là tàn tích cuối cùng còn sót lại của một lục địa được gọi là Icelandia bị chìm dưới Bắc Đại Tây Dương khoảng 10 triệu năm trước.

Theo Live Science, giả thuyết mới của một nhóm các nhà địa vật lý và địa chất quốc tế đi ngược lại với những ý tưởng lâu đời về sự hình thành của Iceland và Bắc Đại Tây Dương, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết lý thuyết này giải thích được cả đặc điểm địa chất của đáy đại dương và tại sao lớp vỏ Trái đất bên dưới Iceland lại dày hơn nhiều so với bình thường.

Nếu các nghiên cứu địa chất chứng minh giả thuyết này, thì ý tưởng mới về lục địa chìm có thể có ý nghĩa đối với quyền sở hữu bất kỳ tài nguyên thiên nhiên nào được tìm thấy dưới đáy biển, mà theo luật pháp quốc tế thuộc về một quốc gia có thềm lục địa kéo dài đến đó.

"Khu vực có vật liệu lục địa bên dưới trải dài từ Greenland đến Scandinavia" - Gillian Foulger, tác giả chính của "Icelandia", một chương trong cuốn sách mới "In the Footsteps of Warren B. Hamilton: New Ideas in Earth Science" (tạm dịch: Theo bước Warren B.Hamilton: Những ý tưởng mới trong khoa học Trái đất) của Hiệp hội địa chất Mỹ - mô tả lý thuyết mới.

Lục địa Icelandia có thể trải dài từ Greenland đến Scandinavia 10 triệu năm trước. Ảnh: Google Maps
Lục địa Icelandia có thể trải dài từ Greenland đến Scandinavia 10 triệu năm trước. Ảnh: Google Maps

"Một số trong số đó ở phía tây và phía đông hiện đã chìm xuống dưới mặt nước, nhưng nó vẫn cao hơn bình thường... Nếu mực nước biển giảm 600 mét, thì chúng ta sẽ thấy nhiều đất hơn ở trên bề mặt đại dương" - Foulger, giáo sư danh dự về địa vật lý tại Đại học Durham, Vương quốc Anh, nói.

Khu vực Bắc Đại Tây Dương từng là vùng đất hoàn toàn khô hạn tạo nên siêu lục địa Pangea (Toàn Lục địa - siêu lục địa từng tồn tại trong đại Trung Sinh trước khi tách ra thành các lục địa) từ khoảng 335 triệu đến 175 triệu năm trước. Các nhà địa chất từ ​​lâu đã nghĩ rằng lưu vực Bắc Đại Tây Dương hình thành khi Pangea bắt đầu tách ra thành các lục địa cách đây 200 triệu năm và Iceland hình thành cách đây khoảng 60 triệu năm trên một miệng núi lửa gần trung tâm đại dương.

Núi lửa Fagradalsfjall ở Iceland phun trào, tháng 3.2021. Video: AFP

Nhưng Foulger và các đồng tác giả đưa ra một giả thuyết khác: Các đại dương bắt đầu hình thành ở phía nam và bắc - chứ không phải tây và đông - của Iceland khi Pangea tan rã. Thay vào đó, các nhà địa chất viết, các khu vực ở phía tây và phía đông vẫn được kết nối với những gì ngày nay là Greenland và Scandinavia.

Theo giả thuyết mới, Pangea không bị chia tách một cách rõ ràng, và lục địa Icelandia đã mất vẫn là một dải đất khô rộng ít nhất 300km nằm trên những con sóng cho đến khoảng 10 triệu năm trước. Cuối cùng, các đầu phía đông và phía tây của Icelandia cũng chìm xuống, và chỉ còn lại Iceland.

Các nhà địa chất cho biết, lý thuyết này sẽ giải thích tại sao đá lớp vỏ bên dưới Iceland hiện đại lại dày khoảng 40km thay vì dày khoảng 8km.

Foulger và các đồng nghiệp của bà ước tính rằng Icelandia từng trải dài hơn 600.000km2 đất khô giữa Greenland và Scandinavia. Ngày nay, Iceland có diện tích khoảng 103.000km2.

Họ gợi ý rằng cũng có một khu vực liền kề có kích thước tương tự, tạo nên "Đại Icelandia", ở phía tây của khu vực ngày nay là Anh và Ireland. Nhưng khu vực đó cũng đã chìm dưới sóng.

Nhà địa lý Philip Steinberg, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biên giới của Đại học Durham, cho biết giả thuyết mới về Icelandia có thể có tác động đến quyền sở hữu tài nguyên thiên nhiên dưới đáy biển.

Theo luật pháp quốc tế, chế độ pháp lý của thềm lục địa được thể hiện qua các quyền của quốc gia ven biển. Đó là việc thực hiện quyền chủ quyền thông qua việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên trên thềm lục địa. Ngoài ra, quốc gia ven biển còn có quyền tài phán về nghiên cứu khoa học biển trên thềm lục địa của mình; quyền đối với các đảo nhân tạo các thiết bị, công trình trên thềm lục địa; quyền bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Biển Wadden là gì mà được Google Doodle tôn vinh hôm nay?

Song Minh |

Google Doodle ngày 30.6 tôn vinh Biển Wadden, mạng lưới bãi bồi và cát bãi triều lớn nhất thế giới được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Cận cảnh núi lửa phun dung nham nóng chảy 6.000 năm có một ở Iceland

Bảo Châu |

Miệng núi lửa Fagradalsfjall ở bán đảo Reykjanes của Iceland bắt đầu phun trào kể từ 19.3, thu hút đông đảo du khách hiếu kỳ đến chiêm ngưỡng.

Thế giới động vật: Quỷ Tasmania quay lại lục địa Australia sau 3000 năm

Song Minh |

11 con quỷ Tasmania được đưa trở lại lục địa Australia, hơn 3.000 năm sau khi chúng chết hết ở đây.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Biển Wadden là gì mà được Google Doodle tôn vinh hôm nay?

Song Minh |

Google Doodle ngày 30.6 tôn vinh Biển Wadden, mạng lưới bãi bồi và cát bãi triều lớn nhất thế giới được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Cận cảnh núi lửa phun dung nham nóng chảy 6.000 năm có một ở Iceland

Bảo Châu |

Miệng núi lửa Fagradalsfjall ở bán đảo Reykjanes của Iceland bắt đầu phun trào kể từ 19.3, thu hút đông đảo du khách hiếu kỳ đến chiêm ngưỡng.

Thế giới động vật: Quỷ Tasmania quay lại lục địa Australia sau 3000 năm

Song Minh |

11 con quỷ Tasmania được đưa trở lại lục địa Australia, hơn 3.000 năm sau khi chúng chết hết ở đây.