Phát hiện loài rắn mới lớn nhất thế giới, không có nọc độc

Song Minh |

Một loài rắn khổng lồ mới, được đồn đại là lớn nhất thế giới, đã được các nhà khoa học phát hiện tại rừng nhiệt đới Amazon.

CNN đưa tin, một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Queensland (Australia) đã tới Amazon của Ecuador để tìm kiếm loài rắn anaconda xanh phía bắc (Eunectes akayima) chưa từng được ghi chép trước đây, theo lời mời từ người Waorani để quan sát loài anaconda “được đồn là lớn nhất còn tồn tại”.

Nhóm đã cùng các thợ săn tham gia chuyến thám hiểm kéo dài 10 ngày tới vùng Bameno của lãnh thổ Baihuaeri Waorani, trước khi chèo thuyền dọc theo hệ thống sông và “tìm thấy một số con rắn anaconda ẩn nấp ở vùng nước nông, đang chờ con mồi” - Giáo sư Bryan Fry, nhà sinh vật học từ Đại học Queensland, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết trong một tuyên bố.

Anaconda là loài rắn khổng lồ, không có nọc độc, được tìm thấy trong hoặc gần nước ở những vùng ấm áp ở Nam Mỹ.

“Kích thước của những sinh vật tuyệt vời này thật đáng kinh ngạc - một con rắn cái mà chúng tôi bắt gặp có chiều dài tới 6,3 mét” - Fry nói về phát hiện của nhóm.

Anaconda là loài rắn khổng lồ, không có nọc độc. Ảnh:
Anaconda là loài rắn khổng lồ, không có nọc độc. Ảnh: Giáo sư Bryan Fry/ Đại học Queensland

Nhóm nghiên cứu cũng cho hay, đã nghe giai thoại cho thấy, những con rắn dài 7,5 mét và nặng 500 kg đã được nhìn thấy trong khu vực.

Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Vương quốc Anh, anaconda xanh là loài rắn nặng nhất thế giới. Cá thể nặng nhất từng được ghi nhận nặng 227 kg, dài 8,43 mét và có chu vi thân 1,11 mét.

Trong khi đó, một loài khác, trăn lưới, có xu hướng dài hơn - thường đạt chiều dài hơn 6,25 mét, nhưng nhẹ hơn.

Nhưng các chuyên gia nghiên cứu các sinh vật đã phát hiện ra rằng, loài anaconda xanh phía bắc mới được xác định đã tách ra khỏi loài anaconda xanh phía nam gần 10 triệu năm trước và chúng khác nhau về mặt di truyền 5,5%.

Fry nói: “Điều này khá quan trọng - nếu xét theo khía cạnh khác, con người chỉ khác tinh tinh khoảng 2%". Những phát hiện này được mô tả trên tạp chí MDPI Diversity.

Sau đó, nhóm nghiên cứu bắt đầu so sánh di truyền của anaconda xanh với các mẫu vật khác ở nơi khác để đánh giá chúng như một loài chỉ báo về sức khỏe của hệ sinh thái và cảnh báo rằng Amazon đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa.

Fry cho biết: “Việc phá rừng ở lưu vực Amazon do mở rộng hoạt động nông nghiệp đã dẫn đến mất môi trường sống ước tính khoảng 20-31%, có thể ảnh hưởng tới 40% diện tích rừng của lưu vực này vào năm 2050”.

Ông nói thêm, suy thoái môi trường sống, cháy rừng, hạn hán và biến đổi khí hậu đe dọa các loài quý hiếm như anaconda, vốn tồn tại trong hệ sinh thái quý hiếm như vậy.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Ngắm nhìn cá sấu trắng siêu hiếm đầu tiên ra đời trong vòng tay con người

Anh Vũ |

Với sự ra đời của con cá sấu này, trên thế giới đã có tổng cộng 8 con cá sấu trắng.

Thế giới động vật: Kinh ngạc rắn độc ăn thịt cả đồng loại đã chết

Bảo Châu |

Video ghi lại cảnh một con rắn san hô ăn xác một con rắn lục viper đã chết tại một vườn thú động vật bò sát ở Kentucky, Mỹ.

Nguồn gốc kinh ngạc của loài rắn nguy hiểm nhất Australia

Nguyễn Hạnh |

Một nghiên cứu mới đã tiết lộ nguồn gốc đáng ngạc nhiên của 2 loài rắn độc nguy hiểm nhất Australia - rắn hổ (tiger snake) và rắn nâu (brown snake). Cả 2 đều thuộc họ elapids (họ rắn hổ).

Chi 250 tỉ đồng để Cảng cá Thọ Quang thành cảng cá du lịch

Thùy Trang |

Song song với dự án nạo vét Âu thuyền, từ năm 2024 Cảng cá Thọ Quang sẽ được TP Đà Nẵng cải tạo, nâng cấp với nguồn kinh phí 250 tỉ đồng. Lãnh đạo thành phố kỳ vọng 2 dự án sẽ giúp xử lý ô nhiễm và xây dựng Cảng cá Thọ Quang thành cảng cá du lịch.

Mối lo ngại đằng sau những diễn viên deepfake trên phim Hàn

An Nhiên |

Gần đây, nhiều nhà sản xuất tại Hàn Quốc gây chú ý về việc sử dụng deepfake (công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo - AI - lấy hình ảnh, giọng nói của một người ghép vào video của người khác) để tăng tính hoàn thiện cho bộ phim.

Trăn trở với đề xuất đưa giáo viên mầm non vào nhóm ngành nghề nặng nhọc

Anh Thư |

Dù làm việc trong môi trường “mưa không đến mặt, nắng không đến đầu”, không có hóa chất độc hại, nhưng công việc của một giáo viên mầm non phải chịu áp lực rất cao.

Lửa nhanh chóng bùng phát, lan rộng tại Khu du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm

Mai Hương |

Chiều 25.2, một vụ cháy đã xảy ra tại Khu du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm, TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Lửa lan nhanh, bao phủ khu vực.

Trên 100 học viên trở lại cơ sở cai nghiện ở Sóc Trăng sau 24 giờ bỏ trốn

PHƯƠNG ANH |

Liên quan đến vụ việc 191 học viên cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Sóc Trăng bỏ trốn vào ngày 24.2, Lãnh đạo Sở LĐTB - XH tỉnh Sóc Trăng cho biết đến chiều tối ngày 25.2, đã có trên 100 người trở lại cơ sở.

Ngắm nhìn cá sấu trắng siêu hiếm đầu tiên ra đời trong vòng tay con người

Anh Vũ |

Với sự ra đời của con cá sấu này, trên thế giới đã có tổng cộng 8 con cá sấu trắng.

Thế giới động vật: Kinh ngạc rắn độc ăn thịt cả đồng loại đã chết

Bảo Châu |

Video ghi lại cảnh một con rắn san hô ăn xác một con rắn lục viper đã chết tại một vườn thú động vật bò sát ở Kentucky, Mỹ.

Nguồn gốc kinh ngạc của loài rắn nguy hiểm nhất Australia

Nguyễn Hạnh |

Một nghiên cứu mới đã tiết lộ nguồn gốc đáng ngạc nhiên của 2 loài rắn độc nguy hiểm nhất Australia - rắn hổ (tiger snake) và rắn nâu (brown snake). Cả 2 đều thuộc họ elapids (họ rắn hổ).