Phát hiện loài cá 420 triệu năm từ thời khủng long còn sống

Phương Linh |

Loài cá 420 triệu năm trước mà giới khoa học tin rằng đã tuyệt chủng được phát hiện còn sống ở Madagasca.

Theo một báo cáo từ Mongabay News, "cá hóa thạch 4 chân" hay loài cá vây tay đã được tìm thấy còn sống khỏe mạnh ở Tây Ấn Độ Dương ngoài khơi Madagascar.

Một nhóm ngư dân Madagasca đang trong hành trình đi săn cá mập thì bất ngờ phát hiện một quần thể cá vây tay ở độ sâu 100 đến 150m dưới đáy biển.

Loài này có niên đại cách đây 420 triệu năm, được cho là đã tuyệt chủng vào năm 1938 - khi con cá vây tay còn sống cuối cùng được phát hiện ở ngoài khơi Bờ biển Nam Phi, Mongabay News đưa tin.

Do đó, các nhà khoa học đã hết sức kinh ngạc khi phát hiện một con cá vây tay Ấn Độ Dương - tên khoa học Latimeria chalumnae - vẫn còn sống, với 8 vây, kiểu hình vảy đặc trưng và kích thước cơ thể khổng lồ.

Một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Khoa học SA chỉ ra rằng loài cá vây tay có thể đã phải đối mặt với một mối đe dọa sống còn do sự gia tăng của nạn săn bắt cá mập, bùng nổ từ những năm 1980.

Nghiên cứu của họ tiếp tục chỉ ra rằng, Madagascar có thể là "trung tâm" của nhiều loài phân loài cá vây tay khác nhau, do đó cần thiết phải có các hành động để bảo tồn các loài cổ đại này.

Tác giả chính của nghiên cứu - Andrew Cooke - và đồng nghiệp của ông mong muốn tuyên truyền cho mọi người biết về giá trị của loài cá vây tay độc đáo sau khoảng 40 năm họ tiến hành nghiên cứu.

"Kết quả nghiên cứu đưa ra cái nhìn toàn diện đầu tiên về loài cá vây tay Madagascar và chứng minh sự tồn tại của một quần thể quan trọng trong khu vực và môi trường thích hợp của chúng" - theo bài viết trên tạp chí Khoa học SA.

Cá vây tay không phải là loài duy nhất được phát hiện lại sau khi tưởng rằng ''đã tuyệt chủng" trong các quần thể ở địa phương. Vào tháng 4, một con rắn biển có nọc độc được tìm thấy lần đầu tiên sau 23 năm ở Australia.

Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện dấu vết hóa thạch quan trọng về sự sống 58 triệu năm trước

Phương Linh |

Các nhà khoa học phát hiện bằng chứng hóa thạch sớm nhất từng được biết đến về động vật có vú ở bờ biển Mỹ thời nguyên thủy.

Phát hiện loài cá mập cổ đại mới

Hải Anh |

Hóa thạch loài cá mập cổ đại mới này được tìm thấy ở hệ tầng Kimmeridge Clay, Anh - loạt đá trầm tích được hình thành ở vùng biển nhiệt đới - cận nhiệt đới nông trong kỷ Jura muộn.

"Hóa thạch sống" tưởng tuyệt chủng 273 triệu năm mọc tốt um dưới đáy biển

Thanh Hà |

Sau khi biến mất khỏi dữ liệu hóa thạch hàng trăm triệu năm, hai dạng sống đại dương có mối quan hệ cộng sinh vừa được phát hiện đang phát triển mạnh mẽ.

Thi đánh giá năng lực mỗi nơi một kiểu, học sinh than khó lựa chọn

Tường Vân |

Mỗi cơ sở tổ chức thi đánh giá năng lực đều có một định dạng khác nhau, khiến nhiều học sinh cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn, ôn thi.

Ngắm những cánh diều siêu to, giá hàng chục triệu trên bầu trời Tây Đô

YẾN PHƯƠNG |

Dưới ánh hoàng hôn nơi vùng đất Tây Đô, được nhìn ngắm, chơi và thả những chiếc diều khí động học siêu to bay trong gió, là đam mê, niềm vui và sự yêu thích của nhiều người.

Sập bẫy kẻ gian lừa đảo bán sỉ sôcôla giá rẻ trên mạng

NHÓM PV |

Trước thềm Valentine, hàng trăm người đã nhận trái đắng do nhẹ dạ, cả tin chuyển cọc cho đối tượng lừa đảo bán sôcôla giá rẻ trên mạng. Số tiền các nạn nhân bị lừa từ vài trăm đến cả chục triệu đồng.

Real Madrid lần thứ năm vô địch FIFA Club World Cup

TAM NGUYÊN |

Real Madrid bỏ xa các đối thủ thêm một nấc nữa trên bảng thành tích tại FIFA Club World Cup.

Bản tin công đoàn: Điều kiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn với lao động nữ

NHÓM PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Lao động không tay nghề chật vật tìm việc làm; Điều kiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn với lao động nữ; Lương khủng nhưng nhân lực ngành IT không mặn mà gắn bó...

Phát hiện dấu vết hóa thạch quan trọng về sự sống 58 triệu năm trước

Phương Linh |

Các nhà khoa học phát hiện bằng chứng hóa thạch sớm nhất từng được biết đến về động vật có vú ở bờ biển Mỹ thời nguyên thủy.

Phát hiện loài cá mập cổ đại mới

Hải Anh |

Hóa thạch loài cá mập cổ đại mới này được tìm thấy ở hệ tầng Kimmeridge Clay, Anh - loạt đá trầm tích được hình thành ở vùng biển nhiệt đới - cận nhiệt đới nông trong kỷ Jura muộn.

"Hóa thạch sống" tưởng tuyệt chủng 273 triệu năm mọc tốt um dưới đáy biển

Thanh Hà |

Sau khi biến mất khỏi dữ liệu hóa thạch hàng trăm triệu năm, hai dạng sống đại dương có mối quan hệ cộng sinh vừa được phát hiện đang phát triển mạnh mẽ.