Phát hiện hơn 500 tín hiệu bí ẩn từ vũ trụ

Thanh Hà |

Hàng trăm chớp sóng vô tuyến nhanh bí ẩn trong vũ trụ được phát hiện bằng kính viễn vọng không gian của Canada.

Nguồn gốc chớp sóng vô tuyến nhanh (FRB) là điều bí ẩn khi chúng không thể đoán trước được và biến mất nhanh chóng. Các nhà khoa học lần đầu tiên quan sát thấy tín hiệu vũ trụ bí ẩn này năm 2007. Trong thập kỷ sau đó, các nhà khoa học chỉ quan sát được khoảng 140 chớp sóng vô tuyến nhanh khắp vũ trụ.

“Vấn đề về các FRB là chúng thực sự rất khó nắm bắt. Cần phải có kính thiên văn vô tuyến chỉ vào đúng nơi, đúng thời điểm trong khi không thể đoán trước được tín hiệu đó sẽ phát ra ở đâu hoặc khi nào" - Kiyoshi Masui, giáo sư trợ lý về vật lý tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), thành viên Viện nghiên cứu vũ trụ và vật lý thiên văn Kavli, cho biết.

Kính viễn vọng vô tuyến CHIME (ảnh) đã phát hiện được 535 chớp sóng vô tuyến nhanh trong năm đầu tiên hoạt động. Ảnh: CHIME
Kính viễn vọng vô tuyến CHIME (ảnh) đã phát hiện được 535 chớp sóng vô tuyến nhanh trong năm đầu tiên hoạt động. Ảnh: CHIME

Theo ông, hầu hết các kính thiên văn vô tuyến chỉ nhìn thấy một vùng trời có kích thước bằng mặt trăng trong một thời điểm. Điều này có nghĩa là phần lớn các chớp sóng vô tuyến nhanh không thể quan sát được.

Tuy nhiên, tình hình thay đổi nhờ kính thiên văn CHIME đặt tại Đài quan sát vật lý thiên văn vô tuyến Dominion ở British Columbia, Canada. Kính thiên văn CHIME bắt đầu nhận tín hiệu vô tuyến từ năm 2018. CHIME đã phát hiện ra 535 chớp sóng vô tuyến nhanh chỉ trong vòng 1 năm, từ 2018-2019.

Nhờ vậy, các nhà khoa học đã tạo ra được danh mục CHIME về các chớp sóng vô tuyến nhanh được trình bày ngày 9.6 trong cuộc họp lần thứ 238 của Hiệp hội Thiên văn Mỹ.

Danh mục không chỉ mở rộng số lượng các chớp sóng vô tuyến nhanh đã biết mà còn có thông tin về vị trí và đặc tính của những tín hiệu vũ trụ bí ẩn này.

Hầu hết các tín hiệu chỉ phát một lần nhưng có 61 tín hiệu lặp lại từ 18 nguồn. Các đợt lặp lại xuất hiện khác nhau, mỗi chớp kéo dài hơn một chút so với các chớp đơn lẻ.

Dựa trên quan sát, các nhà nghiên cứu tin rằng các chớp sóng vô tuyến nhanh đơn lẻ có thể có nguồn khác các tín hiệu lặp lại.

Có 535 chớp sóng vô tuyến nhanh được kính thiên văn CHIME phát hiện từ mọi khu vực trên bầu trời và trong vũ trụ. Dựa trên thông tin thu thập được, các nhà nghiên cứu nhận định, những tín hiệu này có thể xảy ra khoảng 800 lần mỗi ngày trên toàn bộ bầu trời.

Nhiều chớp sóng vô tuyến nhanh do CHIME phát hiện đến từ các thiên hà xa xôi và có khả năng được tạo thành từ những nguồn năng lượng cực mạnh. Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực xác định bản chất cụ thể của những nguồn đó.

Bản đồ bầu trời xác định vị trí các chớp sóng vô tuyến nhanh bí ẩn mà CHIME phát hiện. Ảnh: CHIME
Bản đồ bầu trời xác định vị trí các chớp sóng vô tuyến nhanh bí ẩn mà CHIME phát hiện. Ảnh: CHIME

Các nhà khoa học tin rằng có thể thông qua những tín hiệu bí ẩn này để hiểu rõ hơn về vũ trụ và thậm chí lập bản đồ phân bổ khí của các tín hiệu.

Khi những chớp sóng vô tuyến nhanh này di chuyển trong không gian, có khả năng chúng gặp phải khí hoặc plasma khiến chúng biến dạng sóng, thay đổi đặc tính và thậm chí là cả quỹ đạo. Do đó, việc xác định thông tin có thể giúp các nhà khoa học ước tính khoảng cách mà tín hiệu này di chuyển cũng như lượng khí mà chớp sóng vô tuyến nhanh gặp phải.

Với những chớp sóng vô tuyến đủ nhanh, các nhà khoa học cũng có thể phác họa được cấu trúc quy mô lớn của vũ trụ.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc cập nhật hoạt động mới của sứ mệnh đưa người lên vũ trụ

Thanh Hà |

Tàu vũ trụ Thần Châu-12 (Shenzhou-12) của Trung Quốc đã di chuyển lên bệ phóng cho sứ mệnh có người lái lên vũ trụ.

Sao Hỏa thực sự trông như thế nào khi nhìn từ tàu vũ trụ?

Hải Anh |

Sao Hỏa khi nhìn từ tàu vũ trụ bay quanh hành tinh trông không hấp dẫn, đầy màu sắc như ảnh bề mặt sao Hỏa được các cơ quan vũ trụ công bố.

Nga nêu điều kiện tiên quyết để không rút khỏi ISS

Hải Anh |

Giám đốc cơ quan vũ trụ Nga nói sẽ rút khỏi chương trình Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nếu các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào các cơ quan vũ trụ của nước này "không được dỡ bỏ trong tương lai gần".

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Trung Quốc cập nhật hoạt động mới của sứ mệnh đưa người lên vũ trụ

Thanh Hà |

Tàu vũ trụ Thần Châu-12 (Shenzhou-12) của Trung Quốc đã di chuyển lên bệ phóng cho sứ mệnh có người lái lên vũ trụ.

Sao Hỏa thực sự trông như thế nào khi nhìn từ tàu vũ trụ?

Hải Anh |

Sao Hỏa khi nhìn từ tàu vũ trụ bay quanh hành tinh trông không hấp dẫn, đầy màu sắc như ảnh bề mặt sao Hỏa được các cơ quan vũ trụ công bố.

Nga nêu điều kiện tiên quyết để không rút khỏi ISS

Hải Anh |

Giám đốc cơ quan vũ trụ Nga nói sẽ rút khỏi chương trình Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nếu các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào các cơ quan vũ trụ của nước này "không được dỡ bỏ trong tương lai gần".