Phát hiện điểm nóng ở ngôi sao trẻ giúp giải mã bí ẩn Mặt trời thuở sơ khai

Bảo Châu |

Dựa trên các va chạm bề mặt của một ngôi sao trẻ, các nhà thiên văn học có thể làm sáng tỏ nhiều điều về Mặt trời thưở sơ khai.

Space.com dẫn lời nhà vật lý thiên văn Catherine Espaillat của Đại học Boston, Mỹ, cho biết, các ngôi sao trẻ mới hình thành được bao quanh bởi một đĩa khí và bụi mà từ đó các hành tinh, tiểu hành tinh, sao chổi và Mặt trăng được sinh ra. Đĩa khí và bụi này còn được gọi là đĩa tiền hành tinh. Các từ trường phát ra từ ngôi sao trẻ giúp nó kết nối với đĩa tiền hành tinh và tương tác với các vật chất có trong đĩa.

Trong một nghiên cứu mới được công bố gần đây trên tạp chí Nature, Espaillat và các đồng nghiệp đã tìm ra được vị trí mà từ trường của ngôi sao khiến cho vật chất trong đĩa tiền hành tinh va chạm với bề mặt của nó. Bà giải thích: “Các vị trí này được đánh dấu bởi các ''điểm nóng'', vì các vật chất có nhiệt độ rất cao khi nó đập vào bề mặt của ngôi sao''.

Các nhà khoa học tập trung nghiên cứu vào ngôi sao trẻ GM Aurigae, một ngôi sao có khối lượng tương đương với Mặt trời và nằm cách chúng ta khoảng 420 năm ánh sáng, trong chòm sao Auriga. GM Aurigae chỉ khoảng 2 triệu năm tuổi. Để so sánh, Mặt trời của chúng ta đã khoảng 4,6 tỉ năm tuổi.

Trước đây, các nhà khoa học không có một bức tranh rõ ràng về cấu trúc và động lực của những điểm nóng này. Nhưng trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích GM Aurigae bằng nhiều đài quan sát - gồm kính viễn vọng không gian Hubble, Swift và TESS, cũng như hệ thống kính viễn vọng nghiên cứu khẩu độ vừa và nhỏ ở Chile, kính viễn vọng Lowell ở Arizona và mạng lưới toàn cầu đài quan sát Las Cumbres.

Nhà vật lý thiên văn Espaillat cho biết: “Đây là lần đầu tiên một nghiên cứu về ngôi sao trẻ phối hợp phạm vi sâu rộng như vậy''.

Các nhà khoa học nhận thấy ánh sáng nhìn thấy được phát ra từ ngôi sao GM Aurigae đạt độ sáng cực đại khoảng một ngày theo sau tia cực tím. Họ cho rằng điều này xảy ra bởi vì nguồn ánh sáng này ​​và tia cực tím liên tục di chuyển vào và ra khỏi tầm nhìn trong quá trình ngôi sao quay quanh trục.

Mô hình máy tính về các dòng từ trường kết nối ngôi sao trẻ với đĩa tiền hành tinh. Ảnh: NASA
Mô hình máy tính về các dòng từ trường kết nối ngôi sao trẻ với đĩa tiền hành tinh. Ảnh: Boston University

Khi kết hợp với các mô hình máy tính về vật chất bồi tụ lên ngôi sao, những phát hiện này cho thấy điểm nóng có mật độ khác nhau trên bề mặt ngôi sao. Các khu vực của điểm nóng có mật độ khác nhau cũng có nhiệt độ khác nhau, do đó phát ra các bước sóng ánh sáng khác nhau.

Bà Espaillat nhận định: “Lần đầu tiên chúng tôi lập bản đồ cấu trúc tại điểm nóng này bằng cách sử dụng các quan sát và xác thực các giả thuyết tiên đoán trước đây".

Kết quả này cho biết thêm về Mặt trời của chúng ta trông như thế nào ở thưở sơ khai mới hình thành. Hiện giờ Mặt trời có những vết đen, những vùng tối nơi nhiệt độ trên bề mặt thấp hơn. Và khi Mặt trời của chúng ta mới hình thành, nó cũng có những điểm nóng, theo nhà vật lý thiên văn Espaillat.

Các nhà khoa học tiết lộ, các nghiên cứu trong tương lai sẽ phân tích ngôi sao trẻ GM Aurigae và các ngôi sao khác để hiểu rõ hơn về những điểm nóng này.

Bảo Châu
TIN LIÊN QUAN

Tại sao hành tinh và ngôi sao luôn hình cầu, còn tiểu hành tinh thì không?

Bảo Châu |

Chuyên gia lý giải tại sao các hành tinh, ngôi sao luôn hình cầu còn tiểu hành tinh hoặc sao chổi thì không.

Vệ tinh thời tiết của Trung Quốc chụp hình ảnh đầu tiên về Mặt trời

Nguyễn Hạnh |

Vệ tinh khí tượng Fengyun-3E (FY-3E) của Trung Quốc đã chụp được hình ảnh về Mặt trời đầu tiên với độ sắc nét cao, China Daily ngày 3.9 đưa tin.

"Vũ điệu tử thần" 3 thế kỷ khiến ngôi sao bị hủy diệt kinh hoàng

Thanh Hà |

Xác của một ngôi sao - có thể là hố đen hoặc sao neutron - đã kéo một ngôi sao còn sống vào vùng đất chết.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Tại sao hành tinh và ngôi sao luôn hình cầu, còn tiểu hành tinh thì không?

Bảo Châu |

Chuyên gia lý giải tại sao các hành tinh, ngôi sao luôn hình cầu còn tiểu hành tinh hoặc sao chổi thì không.

Vệ tinh thời tiết của Trung Quốc chụp hình ảnh đầu tiên về Mặt trời

Nguyễn Hạnh |

Vệ tinh khí tượng Fengyun-3E (FY-3E) của Trung Quốc đã chụp được hình ảnh về Mặt trời đầu tiên với độ sắc nét cao, China Daily ngày 3.9 đưa tin.

"Vũ điệu tử thần" 3 thế kỷ khiến ngôi sao bị hủy diệt kinh hoàng

Thanh Hà |

Xác của một ngôi sao - có thể là hố đen hoặc sao neutron - đã kéo một ngôi sao còn sống vào vùng đất chết.