Phát hiện đáng ngại ở vùng dịch COVID hơn 100 triệu dân của Trung Quốc

Hải Anh |

Các bác sĩ Trung Quốc thấy virus SARS-CoV-2 đang gây biểu hiện khác nhau giữa các bệnh nhân COVID-19 ở ổ dịch mới tại vùng đông bắc nước này so với ổ dịch ban đầu tại Vũ Hán.

Ủ bệnh lâu hơn ở Vũ Hán?

Những bệnh nhân COVID-19 ở các tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang, phía đông bắc Trung Quốc dường như mang virus trong thời gian dài hơn và cần nhiều thời gian để hồi phục hơn, tính bằng xét nghiệm axit nucleic cho kết quả âm tính, bác sĩ Qiu Haibo - một trong những bác sĩ chăm sóc tích cực hàng đầu của Trung Quốc chia sẻ với đài truyền hình nhà nước hôm 19.5.

Bác sĩ Qiu hiện đang ở vùng đông bắc đề điều trị cho các bệnh nhân COVID-19. Trước đó, ông trong nhóm y bác sĩ đầu tiên tới Vũ Hán để giúp khống chế dịch bệnh.

Theo đó, so với Vũ Hán, các ca COVID-19 ở đông bắc Trung Quốc dường như cần thời gian lâu hơn 1-2 tuần để phát các triệu chứng sau khi lây nhiễm. Việc phát bệnh bị trì hoãn này khiến giới chức khó có thể phát hiện các ca mắc trước khi lây lan. Theo ông, việc các bệnh nhân mắc COVID-19 có thời gian ủ bệnh lâu hơn dẫn tới tạo ra các cụm lây nhiễm gia đình.

Khoảng 46 ca mắc COVID-19 được ghi nhận trong 2 tuần qua ở 3 thành phố: Thư Lan, Cát Lâm (tỉnh Cát Lâm) và Thẩm Dương (tỉnh Liêu Ninh). Việc các ca mắc COVID-19 tăng trở lại khiến giới chức Trung Quốc tái phong tỏa khu vực đông bắc có hơn 100 triệu dân.

Bloomberg cho hay, các nhà khoa học hiện vẫn chưa hiểu rõ ràng là liệu virus đang thay đổi đáng kể hay những khác biệt mà các bác sĩ Trung Quốc quan sát được hiện tại là do họ có thời gian theo dõi bệnh nhân lâu hơn, kỹ hơn so với giai đoạn đầu khi dịch bệnh mới bùng phát tại Vũ Hán.

Khi dịch bệnh bùng phát đầu tiên ở Vũ Hán, hệ thống y tế địa phương dường như đã quá tải tới mức chỉ tập trung vào điều trị cho các ca bệnh nặng nhất. Trong khi đó, cụm dịch ở đông bắc Trung Quốc hiện có quy mô nhỏ hơn rất nhiều lần so với dịch bệnh ở Hồ Bắc, vốn khiến hơn 68.000 người nhiễm bệnh.

Chủ yếu tổn thương ở phổi

Tuy nhiên, hãng tin Bloomberg lưu ý, phát hiện này cho thấy rằng, có rất nhiều điều chưa biết về virus và điều này sẽ tác động tới nỗ lực kiềm chế lây lan dịch bệnh cũng như nỗ lực mở cửa trở lại của Trung Quốc.

Theo bác sĩ Qiu, các bác sĩ cũng nhận thấy các bệnh nhân COVID-19 ở vùng đông bắc Trung Quốc dường như chủ yếu bị tổn thương ở phổi trong khi bệnh nhân ở Vũ Hán tổn thương đa tạng từ tim, thận tới ruột.

Giới chức tin rằng hiện vùng dịch mới ở Trung Quốc có khả năng bắt nguồn từ việc tiếp xúc với các ca lây nhiễm trở về từ Nga, nơi hiện đang là một trong những vùng bị ảnh hưởng nặng nhất của dịch bệnh ở Châu Âu. Bác sĩ Qiu nói rằng, trình tự gene cho thấy sự tương thích giữa các ca ở vùng đông bắc Trung Quốc với các ca có liên quan tới Nga.

Trong cụm dịch COVID-19 ở đông bắc, chỉ có 10% các ca COVID-19 chuyển sang tình trạng nguy kịch và 26 phải nhập viện.

Hiện tại, các tỉnh phía đông bắc Trung Quốc đã tái áp đặt các biện pháp phong tỏa, ngừng dịch vụ tàu hỏa, đóng cửa trường học và phong tỏa các khu dân cư để ngăn chặn khả năng lây lan dịch bệnh.

"Người dân không nên cho rằng đỉnh dịch đã qua và mất cảnh giác. Hoàn toàn có khả năng dịch bệnh sẽ tồn tại trong một thời gian dài" - bác sĩ Wu Anhua, một bác sĩ cao cấp về bệnh truyền nhiễm chia sẻ trên đài truyền hình nhà nước Trung Quốc hôm 19.5.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Phớt lờ Mỹ, Trung Quốc hỗ trợ 2 tỉ USD ủng hộ điều tra độc lập COVID-19

Song Minh |

Trung Quốc ủng hộ điều tra độc lập đại dịch COVID-19 của WHO, đồng thời cam kết cấp 2 tỉ USD giúp các nước ứng phó đại dịch.

Nơm nớp trong vùng dịch COVID-19 hơn 100 triệu người ở Trung Quốc

Hải Anh |

Khoảng 108 triệu người ở vùng đông bắc của Trung Quốc đang trong tình trạng phong tỏa khi các cụm lây nhiễm COVID-19 mới đang gia tăng.

Rò rỉ bất ngờ về số ca nhiễm COVID-19 “khủng” ở Trung Quốc?

Khánh Minh |

Số ca mắc COVID-19 ở Trung Quốc có thể gấp 8 lần so với con số chính thức.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Phớt lờ Mỹ, Trung Quốc hỗ trợ 2 tỉ USD ủng hộ điều tra độc lập COVID-19

Song Minh |

Trung Quốc ủng hộ điều tra độc lập đại dịch COVID-19 của WHO, đồng thời cam kết cấp 2 tỉ USD giúp các nước ứng phó đại dịch.

Nơm nớp trong vùng dịch COVID-19 hơn 100 triệu người ở Trung Quốc

Hải Anh |

Khoảng 108 triệu người ở vùng đông bắc của Trung Quốc đang trong tình trạng phong tỏa khi các cụm lây nhiễm COVID-19 mới đang gia tăng.

Rò rỉ bất ngờ về số ca nhiễm COVID-19 “khủng” ở Trung Quốc?

Khánh Minh |

Số ca mắc COVID-19 ở Trung Quốc có thể gấp 8 lần so với con số chính thức.