"Phá" vụ bắt cóc trẻ em nổi tiếng Trung Quốc nhờ công nghệ nhận diện

Thanh Hà |

Một người đàn ông Trung Quốc bị bắt cóc khi còn nhỏ đã được đoàn tụ với cha mẹ ruột sau 32 năm, kết thúc tốt đẹp cho một trong những vụ trẻ em bị bắt cóc nổi tiếng nhất ở Trung Quốc.

Mao Yin bị mất tích ở Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc năm 1988 khi lên 2 tuổi và bị bán cho một gia đình khác để làm con nuôi. Ở nhà cha mẹ nuôi, Mao được đặt tên là Gu Ningning.

Anh đã được đoàn tụ với cha mẹ ruột là Mao Zhenjing  và Li Jingzhi hôm 18.5 tại một cuộc họp báo do công an Trung Quốc tổ chức và được phát sóng trực tiếp trên đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV.

Mao Yin hiện đang điều hành một doanh nghiệp trang trí nội thất, được cảnh sát Tây An phát hiện ra từ đầu tháng 5 bằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt phân tích những bức ảnh cũ khi anh còn bé. Việc xác nhận Mao Yin được diễn ra sau đó bằng xét nghiệm ADN.

Khi cảnh sát thông báo cho bà Li Jingzhi vào Ngày của Mẹ rằng con trai của bà đã được tìm thấy, bà Li rơi nước mắt và nói: "Đây là món quà tuyệt vời nhất mà tôi từng nhận được trong Ngày của Mẹ".

Cuộc đoàn tụ của gia đình Mao Yin hôm 18.5. Ảnh: SCMP.
Cuộc đoàn tụ của gia đình Mao Yin hôm 18.5. Ảnh: SCMP.

Tại cuộc họp báo, vợ chồng ông bà Mao đã rơi nước mắt khi ôm con trai. Bà Li cầm tay con trai và nói: "Tôi không muốn phải chia tách khỏi con trai mình một giây phút nào nữa". Con trai bà cũng cho biết sẽ sớm đến sống cùng cha mẹ ruột.

Mao Yin mất tích năm 1988 gần khách sạn Jinling ở Tây An sau khi cha anh để anh một mình trong vài phút để đi lấy nước.

Cha mẹ Mao Yin đã dành 32 năm qua để tìm con trai khắp Trung Quốc. Bà Li đã phát hơn 100.000 tờ rơi tìm trẻ mất tích.

Kể từ năm 1999, bà Li đã xuất hiện trong rất nhiều chương trình truyền hình ở Trung Quốc để nâng cao nhận thức về hàng nghìn trẻ em mất tích trên khắp đất nước. Bà nói rằng, một ngày nào đó, bà hy vọng con mình có thể xem một trong những chương trình này.

Năm 2007, bà Li trở thành tình nguyện viên tại một nền tảng phi chính phủ lớn mang tên "Baby Come Home" để tìm những trẻ em bị bắt cóc và giúp hơn 20 gia đình tìm thấy con cái bị mất tích.

"Bởi lúc đó tôi đã tìm con trai hơn hai thập kỷ, tôi hiểu là nó khó tới mức nào. Tôi cũng tự hỏi liệu có ai đó trao sự giúp đỡ con trai tương tự như vậy để con trai tôi có thể tìm thấy gia đình mình hay không" - bà Li từng chia sẻ hồi tháng 1 năm nay.

Trong cuộc tìm kiếm kéo dài nhiều năm, bà đã theo khoảng 300 trường hợp tiềm năng để xem đó có phải con trai mất tích của mình không nhưng kết quả mỗi lần đều không trùng khớp.

Cảnh sát cho biết, tháng trước, họ phát hiện con trai bà đã bị bán cho một cặp vợ chồng không có con với giá 6.000 nhân dân tệ (khoảng 845 USD).

Không có thông tin khác về cha mẹ nuôi của Mao Yin được công bố. Hiện vụ bắt cóc vẫn đang được điều tra.

Tuy nhiên, CCTV cho hay, Mao Yin đã được nuôi dạy trưởng thành ở tỉnh Tứ Xuyên và đi học đại học trước khi thành lập một công ty thiết kế nội thất.

Năm 2009, Bộ Công an Trung Quốc đã thiết lập một cơ sở dữ liệu ADN để chống nạn buôn người ở Trung Quốc. Theo giới chức, kể từ đó, hơn 6.300 trẻ em mất tích đã được tìm thấy thông qua cơ sở dữ liệu này.

Năm 2016, Bộ Công an Trung Quốc cũng ra mắt hệ thống theo dõi trực tuyến và hệ thống này giúp tìm ra 4.385 trong số 4.467 trẻ em bị mất tích, theo Gong Zhiyong - Phó giám đốc Cục Điều tra Hình sự của Bộ Công an Trung Quốc.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Người phụ nữ Trung Quốc gửi 1 tấn hành tới nhà bạn trai cũ

Hải Anh |

Sau khi khóc 3 ngày vì chia tay, một phụ nữ Trung Quốc đã tìm cách để bạn trai cũ nếm trải những gì mình phải trải qua.

Rò rỉ bất ngờ về số ca nhiễm COVID-19 “khủng” ở Trung Quốc?

Khánh Minh |

Số ca mắc COVID-19 ở Trung Quốc có thể gấp 8 lần so với con số chính thức.

Thông tin mới nhất về 4 ngư dân Việt Nam mất tích ở vùng biển Indonesia

Hải Anh |

Việt Nam và Indonesia đã tích cực phối hợp tìm kiếm các nạn nhân mất tích. Hiện đã tìm thấy tàu cá nhưng chưa thấy các ngư dân.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Người phụ nữ Trung Quốc gửi 1 tấn hành tới nhà bạn trai cũ

Hải Anh |

Sau khi khóc 3 ngày vì chia tay, một phụ nữ Trung Quốc đã tìm cách để bạn trai cũ nếm trải những gì mình phải trải qua.

Rò rỉ bất ngờ về số ca nhiễm COVID-19 “khủng” ở Trung Quốc?

Khánh Minh |

Số ca mắc COVID-19 ở Trung Quốc có thể gấp 8 lần so với con số chính thức.

Thông tin mới nhất về 4 ngư dân Việt Nam mất tích ở vùng biển Indonesia

Hải Anh |

Việt Nam và Indonesia đã tích cực phối hợp tìm kiếm các nạn nhân mất tích. Hiện đã tìm thấy tàu cá nhưng chưa thấy các ngư dân.