Nướng phân dơi tìm lời giải bí ẩn khảo cổ hang động 42.000 tuổi ở Việt Nam

Thanh Hà |

Trong thí nghiệm để hiểu rõ hơn về việc các đồ tạo tác cổ đại thay đổi như thế nào bị chôn vùi hàng nghìn năm trong trầm tích, các nhà khoa học khảo cổ Australia đã chôn xương, đá, than và các vật dụng khác trong phân dơi, nấu chín và quan sát tác động, theo phys.org.

Cảm hứng từ cuộc khai quật khảo cổ tại Việt Nam

Các nhà nghiên cứu gồm nghiên cứu sinh tiến sĩ Conor McAdams của Đại học Wollongong (UOW) và các cố vấn - phó giáo sư Mike Morley của Đại học Flinders và giáo sư đặc biệt Richard "Bert" Roberts của Đại học Wollongong kiêm giám đốc Trung tâm về Đa dạng Sinh học và Di sản Australia - đang tìm cách tăng hiểu biết của nhân loại về những con người hiện đại đầu tiên đến Đông Nam Á.

Các nhà khảo cổ học trong mỏ phân dơi tại hang Con Moong, Việt Nam. Ảnh: Đại học Wollongong.
Các nhà khảo cổ học trong mỏ phân dơi tại hang Con Moong, Việt Nam. Ảnh: Đại học Wollongong.

“Thí nghiệm phân dơi của chúng tôi có vẻ giống như khoa học điên rồ, nhưng đang giúp lấp đầy những khoảng trống trong câu chuyện về việc sinh sống của con người ở Đông Nam Á trong hàng chục nghìn năm qua" - nhà nghiên cứu McAdams nói.

Thí nghiệm phân dơi lấy cảm hứng từ cuộc khai quật khảo cổ tại hang Con Moong, một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất ở Việt Nam, với lịch sử hình thành hơn 42.000 năm trước.

Trong khi khai quật một phần nền hang, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một lớp phân dơi cổ thụ dày, ướt đẫm. Vì các hang động từng là nơi tổ tiên loài người sinh sống cũng thường bị các đàn dơi sinh sống trong nhiều thời điểm khác nhau nên các hiện vật khảo cổ trong hang này đều bị chôn vùi trong trầm tích giàu phân chim, nhất là ở các vùng nhiệt đới. Phân dơi ở hang Con Moong dày gần 4 mét.

“Chúng tôi muốn hiểu môi trường ở hang Con Moong hàng nghìn năm trước như thế nào. Chúng tôi cũng muốn hiểu môi trường đó có thể đã thay đổi như thế nào và liệu các di vật khảo cổ có thể đã bị phá hủy do môi trường thay đổi đó hay sự hiện diện của phân dơi" - ông Conor McAdams nói.

"Phân dơi rất quan trọng khi giải thích các hang động khảo cổ, bởi phân dơi được biết là có tính axit và phá hủy các vật liệu khảo cổ. Nhưng nó cũng tạo thành các khoáng chất phốt phát có thể hữu ích như các chất chỉ thị môi trường" - nghiên cứu sinh tiến sĩ Đại học Wollongong nói thêm.

Kết quả sau 2 năm nghiên cứu

Để hiểu rõ hơn về việc phân dơi ngấm nước trong hang Con Moong có thể biến đổi xương, đá, than và các chất hữu cơ khác như thế nào, các nhà nghiên cứu đã thiết kế một thí nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Tại Australia, các nhà nghiên cứu thu thập được "một vài bao tải lớn" phân dơi từ một hang động ở New South Wales, nơi sinh sống của một đàn dơi có chế độ ăn côn trùng tương tự như dơi ở hang Con Moong.

Tại Đại học Wollongong, họ đặt một loạt các vật liệu tương tự như những vật liệu có thể bị những người săn bắn hái lượm ở Đông Nam Á xưa bỏ lại, bao gồm xương, tre, than, đá vôi và đất sét, trong 24 thùng chứa và phủ chúng trong một lớp phân dơi ướt dày.

Để tái tạo lại điều kiện nóng ẩm từng trải qua trong hang Con Moong hàng chục nghìn năm trước, các nhà nghiên cứu đặt các thùng chứa vào lò nướng ở nhiệt độ 30 độ C.

"Mùi rất mạnh và có thể nhận ra từ khá xa nơi thí nghiệm, vì vậy bạn có thể hình dung là chúng tôi nổi như thế nào trong khoa" - nhà nghiên cứu McAdams chia sẻ.

Trong suốt hai năm, các nhà khảo cổ mở các thùng chứa mỗi tháng và ghi lại những thay đổi đã diễn ra. “Chúng tôi nhận thấy tất cả các vật liệu đều có thể thay đổi nhanh chóng một cách đáng ngạc nhiên, đặc biệt là xương và đá vôi" - McAdams cho hay.

Sự thay đổi theo thời gian của xương động vật chôn trong phân dơi. Ảnh: Đại học Wollongong.
Sự thay đổi theo thời gian của xương động vật chôn trong phân dơi. Ảnh: Đại học Wollongong.

Các nhà nghiên cứu Australia đã quan sát những vật liệu này thay đổi về mặt hóa học từ tháng này sang tháng khác và sử dụng các kỹ thuật như phân tích mặt cắt mỏng và kính hiển vi điện tử quét để tìm hiểu.

"Kết quả thí nghiệm cho chúng tôi biết rằng hang động có lẽ rất ẩm ướt khi phân lắng đọng và phân dơi có thể không bị có tính axit do môi trường ngập nước và thiếu khí đã hình thành. Mặc dù vậy, chúng tôi nhận thấy rằng, bất kỳ vật liệu khảo cổ nào được chôn trong điều kiện như vậy đều rất khó tồn tại. Điều này giúp chúng tôi hiểu điều kiện môi trường trong quá khứ và giải thích sự phân bố của các vật liệu khảo cổ trong các hang động" - nghiên cứu sinh Đại học Wollongong chia sẻ.

"Chúng tôi còn nhiều việc phải làm, nhưng kết quả của chúng tôi cho thấy vi khuẩn đóng một vai trò quan trọng trong việc phá hủy các vật liệu khảo cổ trong những điều kiện này" - McAdams nói thêm.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nhà khảo cổ sửng sốt khi phát hiện bùa hộ mệnh Ai Cập cổ đại ở Israel

Hải Anh |

Các nhà khảo cổ học sửng sốt khi tìm thấy chiếc bùa hộ mệnh của thần Mặt trời Ra của Ai Cập cổ đại trên sa mạc Israel.

Đột phá công nghệ của giới khảo cổ học "viết lại lịch sử" loài người

Khánh Minh |

Các nhà khảo cổ học đã và đang sử dụng công cụ tuyệt diệu "viết lại" toàn bộ các chương của lịch sử loài người trong cái được gọi là "cuộc cách mạng ADN cổ đại".

3 sự kiện khảo cổ nóng nhất ở Trung Quốc tuần qua

Hải Anh |

Tân Hoa Xã ngày 3.4 điểm lại những tin tức khảo cổ nổi bật của Trung Quốc được công bố trong tuần qua (29.3-4.4).

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Nhà khảo cổ sửng sốt khi phát hiện bùa hộ mệnh Ai Cập cổ đại ở Israel

Hải Anh |

Các nhà khảo cổ học sửng sốt khi tìm thấy chiếc bùa hộ mệnh của thần Mặt trời Ra của Ai Cập cổ đại trên sa mạc Israel.

Đột phá công nghệ của giới khảo cổ học "viết lại lịch sử" loài người

Khánh Minh |

Các nhà khảo cổ học đã và đang sử dụng công cụ tuyệt diệu "viết lại" toàn bộ các chương của lịch sử loài người trong cái được gọi là "cuộc cách mạng ADN cổ đại".

3 sự kiện khảo cổ nóng nhất ở Trung Quốc tuần qua

Hải Anh |

Tân Hoa Xã ngày 3.4 điểm lại những tin tức khảo cổ nổi bật của Trung Quốc được công bố trong tuần qua (29.3-4.4).