Nữ thư pháp Ấn Độ sáng tạo giao thoa truyền thống và hiện đại

HỒNG HẠNH |

Qamar Dagar - nữ thư pháp nổi tiếng ở Ấn Độ - đã thực sự sáng tạo khi giao thoa thư pháp truyền thống với những hình ảnh hiện đại.

Ấn Độ có 22 ngôn ngữ khác nhau, nhưng vẻ đẹp thực sự không chỉ là nghe họ nói mà là khi thấy họ biểu diễn bằng chữ viết.

Đường phố nhộn nhịp ở khu mua sắm Urdu Bazaar của thủ đô Delhi đã từng đông đúc với các hàng dài chờ đợi xin được viết thư pháp. Người cho chữ ngồi trên các bậc thang của nhà thờ Hồi giáo Jama đặt bút lên giấy. Họ trò chuyện, thưởng trà và một số khách du lịch tò mò xem họ làm việc. Trong xã hội hiện đại ngày nay, chỉ còn một vài người làm công việc này.

Một trong số họ, nhà thư pháp nổi tiếng - Qamar Dagar ở New Delhi - đang đấu tranh để giữ gìn truyền thống tồn tại trong một kỷ nguyên ngày càng số hoá.

"Ấn Độ là một trung tâm của tiếng Phạn, tiếng Pali và nhiều thư pháp cổ trong các chữ viết khác nhau” - CNN dẫn lời bà.

Bà chia sẻ, các hiệu sách nằm ở khu Old Delhi trưng bày một số ví dụ hay nhất về thư pháp, như các bản ghi chép về tôn giáo. Không phải ngẫu nhiên mà đức tin và chữ viết tay được liên kết chặt chẽ như vậy.

"Thư pháp là một thực hành tâm linh", bà Dagar giải thích, "bởi vì nó cho phép người ta hiểu chính mình và rèn luyện kỷ luật bản thân thông qua phương tiện này”. Đồng thời, nó cũng là một hình thức thể hiện bản thân.

Bà Dagar sử dụng một phong cách trừu tượng - được gọi là thư pháp bằng hình ảnh - kết hợp chữ và hình ảnh để tiết lộ sự hiểu biết cá nhân về những từ được miêu tả.

Thư pháp truyền thống kết hợp với những hình ảnh hiện đại và sáng tạo của bà Qamar Dagar
Thư pháp truyền thống kết hợp với những hình ảnh hiện đại và sáng tạo của bà Qamar Dagar
Thư pháp truyền thống kết hợp với những hình ảnh hiện đại và sáng tạo của bà Qamar Dagar
Thư pháp truyền thống kết hợp với những hình ảnh hiện đại và sáng tạo của bà Qamar Dagar

"Đó thực sự là một sự chia sẻ về cuộc sống của tôi theo một cách nào đó, về cách tôi nhìn vào mọi thứ, về cảm xúc của mình. Bởi vì nghệ thuật là tất cả thuộc về cảm xúc", bà chia sẻ.

Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc phát triển công việc của bản thân thôi thì chưa đủ. Bà còn đưa ra ý tưởng bảo vệ sinh kế của các nhà thư pháp hiếm hoi ở Delhi. Bà đã tạo ra tổ chức có tên Qalamkaari Creative Call Library Trust, chuyên tổ chức các sự kiện để những nhà thư pháp có thể chia sẻ công việc của họ đến gần công chúng hơn.

Năm 2017, bà nhận được giải thưởng Nari Shakti. Đây là vinh dự cao nhất đối với một người phụ nữ ở Ấn Độ. Nhà thư pháp Dagar cũng đang truyền lại kiến thức của riêng mình cho những thế hệ sau.

Năm 2017, bà được nhận giải thưởng Nari Shakti - giải thưởng cao nhất vinh danh phụ nữ ở Ấn Độ. Ảnh: CNN
Năm 2017, bà được nhận giải thưởng Nari Shakti - giải thưởng cao nhất vinh danh phụ nữ ở Ấn Độ. Ảnh: CNN

Bà tổ chức hội thảo 3 ngày dành cho những người trẻ tuổi và khách du lịch để giới thiệu về thư pháp Ấn Độ. Bà chia sẻ: “Bây giờ, mọi người đang nhận ra tầm quan trọng của thư pháp và những gì mà Ấn Độ có thể đóng góp cho lĩnh vực này. Không hề có sự khan hiếm tài năng ở đây”.

HỒNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Cụ ông ở Ấn Độ bị bắt vì giả chết để vượt phong tỏa về quê

Thanh Hà |

Một dân làng Kashmir đã giả chết và đi hơn 100 km trong xe cứu thương cùng với 4 người khác để trở về nhà, cảnh sát Ấn Độ cho biết hôm 1.4.

Người đàn ông sống 31 năm cô độc giữa hoang đảo

Hồng Hạnh |

Hàng triệu người trên khắp thế giới đang cách ly để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, nhưng có một người đàn ông đã tự nguyện lựa chọn trải qua hơn 3 thập kỷ cô độc giữa hoang đảo.

Sau 7 năm, Ấn Độ hành quyết những kẻ hiếp dâm nữ sinh Ấn Độ trên xe buýt

Thanh Hà |

Sau 7 năm, 4 tù nhân bị kết án về hiếp dâm tập thể một sinh viên y khoa Ấn Độ 23 tuổi năm 2012 đã bị hành quyết bằng phương thức treo cổ lúc 5h30 sáng nay (20.3).

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Cụ ông ở Ấn Độ bị bắt vì giả chết để vượt phong tỏa về quê

Thanh Hà |

Một dân làng Kashmir đã giả chết và đi hơn 100 km trong xe cứu thương cùng với 4 người khác để trở về nhà, cảnh sát Ấn Độ cho biết hôm 1.4.

Người đàn ông sống 31 năm cô độc giữa hoang đảo

Hồng Hạnh |

Hàng triệu người trên khắp thế giới đang cách ly để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, nhưng có một người đàn ông đã tự nguyện lựa chọn trải qua hơn 3 thập kỷ cô độc giữa hoang đảo.

Sau 7 năm, Ấn Độ hành quyết những kẻ hiếp dâm nữ sinh Ấn Độ trên xe buýt

Thanh Hà |

Sau 7 năm, 4 tù nhân bị kết án về hiếp dâm tập thể một sinh viên y khoa Ấn Độ 23 tuổi năm 2012 đã bị hành quyết bằng phương thức treo cổ lúc 5h30 sáng nay (20.3).