Nobel Hóa học 2018: Hướng đến hóa học xanh

Trường Hùng |

Giải thưởng Nobel Hóa học 2018 được trao cho 3 nhà khoa học Frances H. Arnold (Mỹ), George P. Smith (Mỹ) và Gregory P. Winter (Anh) đều liên quan đến lĩnh vực sinh học, sự chuyển biến này được gọi là “hóa học xanh”.

PGS.TS Chu Hoàng Hà – Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - cho biết, thế giới đang tiến gần đến nền sản xuất xanh, trong đó các quá trình sản xuất sẽ sử dụng nhiều công nghệ mô phỏng theo các quá trình sinh học hơn, hóa học xanh là một trong số đó. Ở đó, quá trình hóa học sẽ được ưu tiên lựa chọn theo hướng hóa sinh, xúc tác hóa học được thay bằng xúc tác sinh học.

Cả hai công trình kể trên của 3 nhà khoa học đều đã kiểm soát được quá trình tiến hóa khi sử dụng nguyên tắc biến đổi trình tự nucleotide của gene mã hóa cho các protein mà cụ thể ở đây là các enzyme và kháng thể, làm thay đổi trình tự axit amin của phân tử protein tương ứng để có thể tạo ra các enzyme và kháng thể mới có các đặc tính mong muốn.

Công trình thứ nhất gọi là “nghiên cứu enzyme theo phương pháp tiến hóa có định hướng”. Trong công trình này, nhà khoa học Arnold đã nghiên cứu cải tiến các tính chất của các phân tử enzyme có bản chất là protein. Bằng cách tiến hóa phân tử ADN, cụ thể là thay đổi một cách ngẫu nhiên các bộ ba mã hóa, làm thay đổi trình tự axit amin của phân tử enzyme tương ứng, tạo ra một thư viện gồm hàng triệu các phân tử enzyme và tiến hành lưạ chọn theo định hướng để tạo ra các enzyme có những tính chất mới như có thể chịu được nhiệt độ cao, điều kiện kiềm, axit, hoạt động ở nhiệt độ thấp, hoạt tính cao hơn, hoạt tính xúc tác thay đổi,….

Nghiên cứu này có thể ứng dụng để tạo các loại enzyme mới để ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp như sản xuất bia, bột giặt sinh học, hoặc lĩnh vực năng lượng sinh học chế tạo xăng sinh học từ các nguyên liệu tái tạo (rơm rạ, thân cây ngô,…).

Công trình thứ hai gọi là kỹ thuật “phage dislay”. Nhà khoa học Smith và Winter dùng một loại virus “phage” gây bệnh trên vi khuẩn (gọi là thực khuẩn thể) để tạo ra một thư viện chứa hàng triệu các trình tự gene mã hóa cho các phân tử kháng thể đơn chuỗi. Bằng cách này các nhà khoa học sàng lọc các con phage để có thể sản xuất ra kháng thể mong muốn tương ứng với kháng nguyên được quan tâm. Từ đó có thể ứng dụng để sản xuất các kháng thể đơn chuỗi trong việc điều chế thuốc chữa trị ung thư, tạo các kít chuẩn đoán bệnh,…

Hiện nay, ứng dụng của hai công trình nghiên cứu này được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu để thúc đẩy ngành hóa chất xanh, chế tạo các vật liệu mới, sản xuất nhiên liệu sinh học bền vững, giảm thiểu bệnh tật và cứu sống tính mạng bệnh nhân.

Ở Việt Nam, cả hai công trình này cũng đang được sử dụng trong nghiên cứu. Nhiều phòng thí nghiệm của Việt Nam, trong đó có các phòng thí nghiệm của Viện Công nghệ sinh học, cũng đang có các nghiên cứu sử dụng các công nghệ này, như sử dụng nó để sàng lọc các kháng thể nhận biết đặc hiệu các tác nhân virus gây bệnh trên thực vật. Sau đó, kháng thể được dùng để sản xuất ra các bộ nhận diện, có thể phát hiện bệnh trên cây trồng; sàng lọc ra các kháng thể đặc hiệu cho các thụ thể của tế bào ung thư; có thể sử dụng trong điều trị ung thư, hoặc tạo ra các thuốc hướng đích, gắn phân tử thuốc với cả kháng thể nhận biết đặc hiệu tế bào ung thư.

Trường Hùng
TIN LIÊN QUAN

Giải Nobel y học 2018: Đột phá điều trị ung thư đã được ứng dụng tại Việt Nam

Thùy Linh |

Tính tới năm 2018, mỗi năm ở nước ta có khoảng 164.671 ca mới mắc ung thư, tỉ lệ mới mắc/100.000 dân là 151,4 ca, đứng thứ 87/186 quốc gia có báo cáo số liệu ung thư; và 114.871 ca tử vong do ung thư, tỉ lệ tử vong/100.000 dân là 104,4 đứng thứ 130/186 quốc gia có báo cáo số liệu ung thư. Những con số trên là hồi chuông cảnh báo thực trạng người bệnh thường đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn. Rất nhiều bệnh nhân ung thư đã mất hy vọng khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối. 

Nobel Hóa học 2018: Vinh danh những người tiên phong nghiên cứu khoa học về tiến hóa

HẢI ANH |

Ngày 3.10, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố trao giải Nobel Hóa học năm 2018 cho 3 nhà khoa học Frances H.Arnold (người Mỹ), George P.Smith (người Mỹ) và Gregory P.Winter (người Anh).

Người tiên phong đưa "nguyên tắc Darwin vào trong ống nghiệm" giành Nobel Hóa học 2018

Thanh Hà |

Lúc 11h45 sáng 3.10 (giờ địa phương – 16h45 giờ Hà Nội), Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã quyết định trao giải Nobel trong lĩnh vực hóa học năm 2018 cho 3 nhà khoa học, Frances H. Arnold (người Mỹ), George P. Smith (người Mỹ) và  Gregory P. Winter (người Anh).

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Giải Nobel y học 2018: Đột phá điều trị ung thư đã được ứng dụng tại Việt Nam

Thùy Linh |

Tính tới năm 2018, mỗi năm ở nước ta có khoảng 164.671 ca mới mắc ung thư, tỉ lệ mới mắc/100.000 dân là 151,4 ca, đứng thứ 87/186 quốc gia có báo cáo số liệu ung thư; và 114.871 ca tử vong do ung thư, tỉ lệ tử vong/100.000 dân là 104,4 đứng thứ 130/186 quốc gia có báo cáo số liệu ung thư. Những con số trên là hồi chuông cảnh báo thực trạng người bệnh thường đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn. Rất nhiều bệnh nhân ung thư đã mất hy vọng khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối. 

Nobel Hóa học 2018: Vinh danh những người tiên phong nghiên cứu khoa học về tiến hóa

HẢI ANH |

Ngày 3.10, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố trao giải Nobel Hóa học năm 2018 cho 3 nhà khoa học Frances H.Arnold (người Mỹ), George P.Smith (người Mỹ) và Gregory P.Winter (người Anh).

Người tiên phong đưa "nguyên tắc Darwin vào trong ống nghiệm" giành Nobel Hóa học 2018

Thanh Hà |

Lúc 11h45 sáng 3.10 (giờ địa phương – 16h45 giờ Hà Nội), Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã quyết định trao giải Nobel trong lĩnh vực hóa học năm 2018 cho 3 nhà khoa học, Frances H. Arnold (người Mỹ), George P. Smith (người Mỹ) và  Gregory P. Winter (người Anh).