Những sự kiện thế giới nổi bật trong năm 2018

BAN QUỐC TẾ |

Năm 2018, thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng chú ý, từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc cho đến những bước ngoặt lớn trên bán đảo Triều Tiên cũng như các vụ đụng độ và thảm họa. Lao Động xin điểm lại 10 sự kiện thế giới nổi bật trong năm qua:

1. Kỷ nguyên mới trên bán đảo Triều Tiên

Dấu mốc lịch sử của 3 cuộc gặp thượng đỉnh giữa Triều Tiên và Hàn Quốc trong năm 2018 đánh dấu bước ngoặt quan trọng, mở ra một kỷ nguyên hoà bình trên bán đảo Triều Tiên. Sau 3 hội nghị thượng đỉnh liên Triều giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Moon Jae-in, hai bên nhất trí cải thiện mối quan hệ liên Triều, hướng tới ký hiệp định hoà bình, chính thức chấm dứt chiến tranh và thống nhất hai miền. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cam kết thực hiện các biện pháp phi hạt nhân hoá.

Cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Mỹ - Triều đầu tiên giữa một tổng thống đương nhiệm là Donald Trump với nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngày 12.6 tại Singapore là một cơ hội vàng nữa để hoá giải nguy cơ chiến tranh hạt nhân và thiết lập hoà bình. Hai nhà lãnh đạo ký tuyên bố chung nhất trí thiết lập mối quan hệ Mỹ - Triều mới, chung sức xây dựng cơ chế hoà bình lâu dài và ổn định trên bán đảo Triều Tiên, tái khẳng định cam kết của Triều Tiên hướng tới phi hạt nhân hoá hoàn toàn. Tuy nhiên, để có được nền hoà bình vĩnh viễn, các bên cần nhiều thời gian hơn nữa, cụ thể là Triều Tiên cần chứng tỏ nghiêm túc từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa, đổi lại Mỹ và Liên Hợp Quốc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt cho nước này.

2. Leo thang căng thẳng thương mại

Động thái đầu tiên được cho là khơi mào cuộc chiến thương mại thế giới là ngày 8.3, ông Donald Trump chính thức ban hành sắc lệnh đánh thuế 25% với thép và 10% với nhôm nhập khẩu của tất cả các quốc gia. Riêng với Bắc Kinh, trong năm 2018, ông Trump đã áp thuế chủ yếu là 10% lên 250 tỉ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc - tức là một nửa tất cả những gì Trung Quốc bán cho Mỹ. Ông cũng đe dọa sẽ tăng thuế từ 10% lên 25% vào đầu năm sau nếu Bắc Kinh không đáp ứng những đòi hỏi của ông cũng như sẽ áp thuế lên toàn bộ 267 tỉ USD còn lại hàng hóa của Trung Quốc. Ngày 1.12, Mỹ và Trung Quốc nhất trí đình chiến thương mại, các nhà đàm phán 2 bên có 90 ngày để tìm cách giải quyết các bất đồng nhằm tránh quay trở lại con đường đánh thuế lẫn nhau. Đối đầu thương mại Mỹ - Trung không chỉ tác động tiêu cực đến tăng trưởng của 2 quốc gia này mà còn lan rộng ra thế giới.

3. Giải cứu đội bóng nhí Thái Lan

Từ ngày 23.6, 13 thành viên đội bóng Lợn Hoang có độ tuổi từ 14 - 16 cùng huấn luyện viên 25 tuổi đi khám phá hang Tham Luang. Điều họ không ngờ tới là sự bất ngờ của thời tiết, trời đổ mưa lớn khiến nước dâng lên trong hang làm cả đội mắc kẹt bên trong. Chính phủ Thái Lan buộc phải nhờ sự trợ giúp của quân đội và các lực lượng cứu hộ quốc tế để giải cứu đội bóng. Ngày 2.7, niềm vui vỡ oà khi 2 thợ lặn người Anh tìm thấy 13 thành viên mất tích vẫn còn sống trong hang, nhưng để cứu được cả đội ra một cách an toàn thì không hề dễ dàng. Các phương án giải cứu được nghiên cứu kỹ càng, các em nhỏ được hướng dẫn cách sử dụng mặt nạ lặn và thiết bị thở. Ngày 8.7, tận dụng điều kiện thời tiết tạm thời khô ráo, chính quyền Thái Lan quyết định đưa đội bóng ra ngoài. 18 thợ lặn tinh nhuệ nhất được cử vào hang, 4 em nhỏ đầu tiên được đưa ra khỏi hang an toàn. Đến ngày 10.7, những cầu thủ nhí cuối cùng và huấn luyện viên ra khỏi hang trong niềm vui khôn tả của gia đình, bạn bè, người dân Thái Lan và cộng đồng thế giới. 18 ngày thực hiện “nhiệm vụ bất khả thi” giải cứu đội bóng mắc kẹt cuối cùng đã thành công mỹ mãn.

4. Sóng gió trong quan hệ Nga - Mỹ

Ngay từ tháng 3, quan hệ Nga - Mỹ đã rơi xuống mức thấp sau khi 2 nước trục xuất 60 nhà ngoại giao của nhau, tịch thu các cơ sở ngoại giao vì vụ nghi đầu độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal tại Anh, dẫn tới một loạt các biện pháp trừng phạt lẫn nhau. Hy vọng về bước khởi đầu mới phá băng trong quan hệ song phương được thắp lên khi cuộc gặp thượng đỉnh toàn diện đầu tiên giữa Tổng thống Donald Trump và Vladimir Putin diễn ra tại Helsinki, Phần Lan ngày 16.7. Hai bên đánh giá mối quan hệ đã từng ở mức tồi tệ nhất, song đang được cải thiện và sẽ tốt đẹp hơn trong tương lai. Tuy nhiên, đến ngày 20.10, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung INF vì cho rằng Nga vi phạm các điều khoản của hiệp ước này - điều mà Nga bác bỏ. Tổng thống Putin tuyên bố, Nga có thể dễ dàng đáp trả việc Mỹ rút khỏi INF bằng cách phát triển các loại tên lửa mới bố trí trên mặt đất, đồng thời cảnh báo quyết định của Washington là một bước tiến mới đến cuộc chạy đua vũ trang. Căng thẳng Nga - Mỹ chưa đến hồi kết.

5. Chấn động vụ giết nhà báo Jamal Khashoggi

Ngày 2.10, nhà báo Jamal Khashoggi cộng tác cho tờ Washington Post được nhìn thấy lần cuối cùng trên camera an ninh đi vào lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ và không trở ra. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ sau đó công bố các bức ảnh về đội sát thủ được cho là do Saudi Arabia cử tới giết hại và phân xác thủ tiêu nhà báo Khashoggi. Saudi Arabia ban đầu khẳng định không liên quan đến cái chết của Khashoggi, nhưng cuối cùng phải thừa nhận khi các bằng chứng về vụ sát hại được công bố, nhưng không đề cập đến việc thi thể nhà báo ở đâu. CIA kết luận Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman ra lệnh giết Khashoggi. Vụ việc khiến Tổng thống Donald Trump ở thế khó bởi không muốn làm găng vì mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa Mỹ và Saudi Arabia đã kéo dài 7 thập niên, đặc biệt về vấn đề giá dầu, mua bán vũ khí hay chống khủng bố.

6. Ly kỳ vụ hạ độc cựu điệp viên Nga

Ngày 4.3, cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal và con gái được phát hiện trong tình trạng bất tỉnh do bị đầu độc ở Salisbury, Anh.

London cáo buộc Mátxcơva đứng sau vụ việc. Tháng 9 năm nay, Anh đã phát lệnh bắt 2 công dân Nga với cáo buộc hạ độc cha con ông Skripal. Mátxcơva bác bỏ các cáo buộc.

Vụ việc không chỉ dẫn tới cuộc đối đầu giữa hai nước Anh - Nga mà còn kéo theo sự tham gia của các quốc gia phương Tây khác ủng hộ London. Hàng chục nhà ngoại giao phương Tây và Nga đã bị trục xuất trong các đòn trả đũa lẫn nhau giữa hai bên.

Cha con cựu điệp viên Nga qua khỏi nguy kịch và được xuất viện. Tuy nhiên, đến tháng 6, một phụ nữ người Anh đã thiệt mạng sau khi tiếp xúc với chất độc Novichok tại một ngôi làng ở ngoại ô Salisbury.

7. Căng thẳng lãnh hải Nga - Ukraina bùng phát

Ngày 25.11, cảnh sát biển Nga đã nổ súng bắt giữ thủy thủ đoàn và tịch thu 3 tàu của hải quân Ukraina đi qua eo biển Kerch theo hướng từ biển Đen đến biển Azov với cáo buộc vi phạm lãnh hải. Các tòa án ở Crimea đã lệnh giam giữ các thủy thủ Ukraina trong 2 tháng chờ xét xử.

Ukaina gọi vụ việc ở eo biển Kerch là hành động gây hấn của phía Nga. Quốc hội nước này phê chuẩn ban bố thiết quân luật ở nhiều vùng biên giới, biện pháp chưa từng được thực hiện khi xung đột bùng phát ở đông nam Ukraina.

Theo IISS, cuộc đụng độ là một sự leo thang nghiêm trọng giữa Nga - Ukraina kể từ khi Nga sáp nhập Crimea. Trong giai đoạn này, khả năng leo thang hơn nữa dường như là không thể nhưng những diễn biến này có khả năng ảnh hưởng tới nền kinh tế Ukraina cũng như cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội Ukraina năm 2019.

8. Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

Ngày 8.5, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận năm 2015 giữa Iran và nhóm P5+1, trong đó có nội dung Iran kiềm chế chương trình hạt nhân để đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt.

Ông Donald Trump cáo buộc “thỏa thuận một phía” chưa đủ để ngăn chặn Iran chế tạo bom hạt nhân và đưa ra một loạt chỉ trích khác. Tuy nhiên, các bên còn lại của thỏa thuận, gồm Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc - khẳng định Iran đã tuân thủ các cam kết và tuyên bố sẽ giữ nguyên thỏa thuận.

Vào tháng 8, Washington đã nối lại đợt trừng phạt đầu tiên với Iran và tháng 11 là gói trừng phạt thứ hai.

9. Tổn thất tài chính, nhân mạng từ các thảm họa

Indonesia hứng chịu nhiều thảm họa lớn trong năm 2018. Ảnh: AP
Indonesia hứng chịu nhiều thảm họa lớn trong năm 2018. Ảnh: AP

Các trận động đất ở Indonesia, lũ lụt ở Nhật Bản hay núi lửa phun trào ở Guatemala… cùng nhiều thảm họa thiên nhiên trong năm 2018 đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, khiến hàng trăm nghìn người khác bị thương hoặc phải di tản... Tổn thất từ các thảm họa thiên tai và nhân tai trong năm 2018 ước tính lên tới 155 tỉ USD trong năm 2018, Swiss Re cho biết.

Theo dữ liệu từ Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học về thảm họa (CRED), năm 2018 có khoảng 5.000 người đã chết và 28,9 triệu người cần hỗ trợ khẩn cấp hoặc viện trợ nhân đạo vì thời tiết khắc nghiệt.

Trong tháng 7 - 8, Châu Âu hứng chịu đợt nắng nóng ở mức kỷ lục 48 độ C dẫn tới những đám cháy rừng dữ dội ở Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Sang tháng 11, bang California, Mỹ trải qua đợt hỏa hoạn khủng khiếp nhất từ trước đến nay khi kéo dài tới 2 tuần và khiến 85 người thiệt mạng.

Cũng theo CRED, trận động đất 7,5 độ richter và sóng thần lên tới 6m ở Sulawesi, Indonesia hồi cuối tháng 9 là thảm họa thiên nhiên cướp đi nhiều sinh mạng nhất trong năm 2018 với 2.783 người chết. Năm 2018 cũng là năm Indonesia hứng chịu nhiều thảm kịch. Tháng 7 và tháng 8, một loạt trận động đất đã tấn công Lombok, phía đông đảo Bali, làm chết hơn 500 người. Những ngày cuối năm, trận sóng thần đã tấn công eo biển Sunda tối 22.12. Theo số liệu mới nhất, số người chết lên tới 430, với 1.495 người bị thương và 159 người khác vẫn mất tích. Trong năm 2018, Indonesia cũng hứng chịu thảm rơi máy bay chở 189 người của hãng Lion Air hôm 29.10.

10. Bạo loạn phe “áo vàng” ở Pháp

Ngày 17.11, các cuộc biểu tình bùng lên khắp nước Pháp để phản đối việc tăng thuế nhiên liệu và chi phí sinh hoạt. Các cuộc biểu tình sau đó trở thành một phong trào rộng lớn chống lại các chính sách của chính phủ Tổng thống Emmanuel Macron.

Sau khi chính phủ rút lại việc tăng thuế nhiên liệu theo kế hoạch, đến ngày 10.12, ông Emmanuel Macron tiếp tục đưa ra các nhượng bộ khác, trong đó có tăng lương tối thiểu, để xoa dịu những người biểu tình.

BAN QUỐC TẾ
TIN LIÊN QUAN

10 sự kiện quân sự đình đám của Nga năm 2018

Ngọc Vân |

Quân đội Nga ghi dấu ấn trong năm 2018 bằng các cuộc tập trận quy mô lớn và thành tựu quan trọng về những loại vũ khí tiên tiến.

Longform: “Bộ tứ” diễn viên nữ “khuynh đảo” màn ảnh Việt 2018

Linh Chi - Tan |

Cùng với sức hút từ bộ phim “Quỳnh búp bê”, “Gạo nếp gạo tẻ”, những nữ diễn viên: Phương Oanh, Thanh Hương, Thu Quỳnh, Thúy Ngân đã thực sự gây “bão” và trở thành hiện tượng của màn ảnh Việt trong năm 2018.

Những vụ án gây chấn động pháp đình năm 2018

Văn Thắng - Cường Ngô |

Năm 2018, nhiều đại án đã được đưa ra xét xử như đại án xảy ra tại PVN, PVC, Ocean Bank, xét xử ông Phan Văn Vĩnh và 91 bị cáo… Điều này cho thấy quan điểm: "Nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền", góp phần nâng cao uy tín của Đảng và Nhà nước.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

10 sự kiện quân sự đình đám của Nga năm 2018

Ngọc Vân |

Quân đội Nga ghi dấu ấn trong năm 2018 bằng các cuộc tập trận quy mô lớn và thành tựu quan trọng về những loại vũ khí tiên tiến.

Longform: “Bộ tứ” diễn viên nữ “khuynh đảo” màn ảnh Việt 2018

Linh Chi - Tan |

Cùng với sức hút từ bộ phim “Quỳnh búp bê”, “Gạo nếp gạo tẻ”, những nữ diễn viên: Phương Oanh, Thanh Hương, Thu Quỳnh, Thúy Ngân đã thực sự gây “bão” và trở thành hiện tượng của màn ảnh Việt trong năm 2018.

Những vụ án gây chấn động pháp đình năm 2018

Văn Thắng - Cường Ngô |

Năm 2018, nhiều đại án đã được đưa ra xét xử như đại án xảy ra tại PVN, PVC, Ocean Bank, xét xử ông Phan Văn Vĩnh và 91 bị cáo… Điều này cho thấy quan điểm: "Nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền", góp phần nâng cao uy tín của Đảng và Nhà nước.