Những phát kiến thay đổi thế giới trong Thế chiến II

Anh Vũ |

Trong Thế chiến II, bên cạnh sức phá hoại của bom nguyên tử còn có nhiều phát kiến đã giúp định hình lại thế giới một cách đáng kể.

Một trong những phát minh khét tiếng nhất trong Thế chiến II là bom nguyên tử. Nhưng bên cạnh quả bom nổi bật với tác động tàn phá của nó, có nhiều phát kiến ​​phi sát thương khác trong lĩnh vực y học và công nghệ đã định hình lại thế giới một cách đáng kể.

Một số phát kiến này dựa trên các nghiên cứu hoặc thiết kế có trước chiến tranh nhưng không thể thực hiện được cho đến khi được chính phủ tài trợ nhằm giúp đỡ các lực lượng Đồng minh. Dưới đây là sáu phát minh quan trọng với xã hội hiện đại được tạo ra trong Thế chiến II, theo History.com.

1. Vaccine cúm

Đại dịch cúm năm 1918 và 1919 đã ảnh hưởng lớn đến Thế chiến thứ nhất và thúc đẩy quân đội Mỹ phát triển loại vaccine cúm đầu tiên. Các nhà khoa học bắt đầu phân lập được virus cúm vào những năm 1930. Đến những năm 1940, Quân đội Mỹ đã tài trợ cho việc phát triển vaccine này.

Vaccine cúm được sử dụng trong Thế chiến II. Ảnh: Thư viện Quốc hội Mỹ.
Vaccine cúm được sử dụng trong Thế chiến II. Ảnh: Thư viện Quốc hội Mỹ

Mỹ đã phê duyệt vaccine cúm đầu tiên cho quân đội vào năm 1945 và cho mục đích dân sự vào năm 1946. Một trong những nhà nghiên cứu chính của dự án là Jonas Salk, nhà khoa học Mỹ đã phát triển vaccine bại liệt sau đó.

2. Thuốc kháng sinh Penicillin

Trước khi thuốc kháng sinh ra đời, ngay cả những vết cắt và vết xước nhỏ cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng chết người. Nhà khoa học người Scotland Alexander Fleming đã phát hiện ra penicillin vào năm 1928, nhưng phải đến Thế chiến II, Mỹ mới bắt đầu sản xuất hàng loạt nó như một phương pháp điều trị y tế.

Sản xuất penicillin cho binh lính là một ưu tiên lớn của Quân đội Mỹ trong nỗ lực tạo ra "một cuộc chạy đua chống lại cái chết". Các bác sĩ phẫu thuật trong quân đội đã vô cùng ngạc nhiên trước tác dụng giảm đau, tăng cơ hội sống sót và giúp việc chăm sóc binh sĩ trên chiến trường trở nên dễ dàng hơn của nó.

Tiến sĩ Alexander Fleming, nhà vi khuẩn học đã phát hiện ra penicillin. Ảnh: Thư viện Quốc hội Mỹ.
Tiến sĩ Alexander Fleming, nhà vi khuẩn học đã phát hiện ra penicillin. Ảnh: Thư viện Quốc hội Mỹ

Mỹ đã sản xuất 2,3 triệu liều penicillin cho quân đội Đồng minh để chuẩn bị cho cuộc đổ bộ D-Day. Đến khi chiến tranh kết thúc, dân thường cũng dần được tiếp cận với loại thuốc tuyệt vời này.

3. Động cơ phản lực

Frank Whittle, một kỹ sư thuộc Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh đã nộp bằng sáng chế đầu tiên cho động cơ phản lực vào năm 1930. Tuy vậy, quốc gia đầu tiên chế tạo máy bay động cơ phản lực là Đức, nước đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm vào ngày 27.8.1939, vài ngày trước khi xâm lược Ba Lan.

Động cơ phản lực được phát triển trong thế chiến II. Ảnh chụp màn hình.
Động cơ phản lực được phát triển trong thế chiến II. Ảnh chụp màn hình.

Khi chiến tranh bùng nổ, chính phủ Anh đã phát triển máy bay dựa trên thiết kế của Whittle và cho máy bay Đồng minh đầu tiên sử dụng động cơ phản lực cất cánh vào ngày 15.5.1941. Máy bay phản lực tuy nhanh hơn máy bay cánh quạt kiểu cũ nhưng đòi hỏi nhiều nhiên liệu và khó xử lý hơn vào thời điểm đó. Mặc dù chúng không ảnh hưởng nhiều đến chiến tranh do vẫn còn trong giai đoạn đầu phát triển, động cơ phản lực sau này đã tạo ra sự thay đổi lớn tới sự phát triển của cả giao thông quân sự và dân sự.

4. Huyết tương

Trong Thế chiến II, một bác sĩ phẫu thuật người Mỹ tên là Charles Drew đã tiêu chuẩn hóa việc sản xuất huyết tương để sử dụng trong y tế.

Ban đầu, huyết tương được sử dụng dưới dạng hai lọ vô trùng, một lọ chứa nước và một lọ chứa huyết tương đông khô. Khi sử dụng, họ sẽ trộn chúng với nhau và truyền cho binh lính.

Không giống như máu, huyết tương có thể được cung cấp cho bất kỳ ai và bất kể nhóm máu nào, giúp việc quản lý và chữa trị trên chiến trường dễ dàng hơn.

5. Máy tính điện tử

Vào những năm 1940, từ “computer” (máy tính) dùng để chỉ những người thực hiện các phép tính phức tạp bằng tay. Trong Thế chiến II, Mỹ bắt đầu phát triển các loại máy móc để tính toán quỹ đạo đạn đạo, và yêu cầu những người làm việc tính toán tham gia vào lập trình.

Các lập trình viên làm việc trên máy tính ENIAC của Đại học Pennsylvania bao gồm Jean Jennings Bartik, người tiếp tục dẫn đầu việc phát triển bộ nhớ và lưu trữ máy tính, và Frances Elizabeth “Betty” Holberton, người đã tạo ra ứng dụng phần mềm đầu tiên. Trung úy Grace Hopper (sau này là đô đốc hậu phương của Hải quân Mỹ) cũng đã lập trình cho máy tính Mark I tại Đại học Harvard trong chiến tranh, và tiếp tục phát triển ngôn ngữ lập trình máy tính đầu tiên.

Hệ thống máy tính được phát triển trong Thế chiến II. Ảnh: Thư viện Quốc hội Mỹ.
Hệ thống máy tính được phát triển trong Thế chiến II. Ảnh: Thư viện Quốc hội Mỹ.

6. Radar

Hệ thống radar đầu tiên được sản xuất vào năm 1935 bởi nhà vật lý người Anh Sir Robert Watson-Watt, và đến năm 1939, nước Anh đã xây dựng một mạng lưới các trạm radar dọc theo bờ biển phía nam và phía đông của mình. Phòng thí nghiệm Bức xạ của MIT, hay "Phòng thí nghiệm Rad", đã đóng một vai trò to lớn trong việc phát triển công nghệ radar trong những năm 1940. Tuy nhiên, mục tiêu ban đầu của phòng thí nghiệm là sử dụng bức xạ điện từ làm vũ khí, không phải để phát hiện kẻ thù.

Ý tưởng đầu tiên của họ là gửi một chùm năng lượng điện từ tới một chiếc máy bay và giết phi công bằng cách nấu chín họ hoặc tương tự. Việc đó đã không thể được thực hiện nhưng các nhà khoa học lại nhận được những tín hiệu phản hồi khi chùm năng lượng đó gặp máy bay. Từ đó, ý tưởng sử dụng bức xạ âm thanh để thay đế sóng điện từ đã dẫn tới việc tạo ra radar.

Radar ban đầu đã giúp lực lượng Đồng minh phát hiện rất nhiều tàu và máy bay của đối phương. Sau này nó còn được sử dụng cho mục đích phi quân sự bao gồm hướng dẫn phòng thủ dân sự và dự báo thời tiết.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

5 tàu sân bay hàng đầu thế giới

Anh Vũ |

Tàu sân bay luôn là niềm tự hào của hải quân những nước sở hữu nó vì sự toàn diện và độ hữu dụng trong chiến tranh trên biển.

Những chiếc trực thăng chiến đấu đáng sợ nhất thế giới

Anh Vũ |

Không chỉ tham gia tác chiến, trực thăng chiến đấu còn có thể hỗ trợ quân đội vận chuyển và tiếp cận kẻ địch ở quy mô gần.

Những tàu ngầm "quái vật" đang thống trị biển cả

Anh Vũ |

Luôn được cải tiến và phát triển, đó là bằng chứng cho thấy tàu ngầm là một bộ phận không thể thiếu của lực lượng hải quân các nước.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

5 tàu sân bay hàng đầu thế giới

Anh Vũ |

Tàu sân bay luôn là niềm tự hào của hải quân những nước sở hữu nó vì sự toàn diện và độ hữu dụng trong chiến tranh trên biển.

Những chiếc trực thăng chiến đấu đáng sợ nhất thế giới

Anh Vũ |

Không chỉ tham gia tác chiến, trực thăng chiến đấu còn có thể hỗ trợ quân đội vận chuyển và tiếp cận kẻ địch ở quy mô gần.

Những tàu ngầm "quái vật" đang thống trị biển cả

Anh Vũ |

Luôn được cải tiến và phát triển, đó là bằng chứng cho thấy tàu ngầm là một bộ phận không thể thiếu của lực lượng hải quân các nước.