Những nhà sưu tầm cổ vật giàu nhất thế giới

Anh Vũ |

Sưu tầm cổ vật là một thú chơi tốn công sức và đầy tốn kém. Để sở hữu những tác phẩm nghệ thuật và tạo tác lâu đời, nhiều người phải bỏ ra cả một gia tài.

Sưu tầm cổ vật không phải là thú chơi bình dân. Nhiều tác phẩm nghệ thuật đáng giá lên tới cả một gia tài, thậm chí khó có thể mua được bằng tiền như bức tranh của đại danh họa Picasso hay đồ vật từ những vương triều đã mất trong quá khứ. Dưới đây là 10 tỉ phú, đồng thời cũng là những nhà sưu tầm cổ vật nổi tiếng trên thế giới.

10. María Aramburuzabala

Nữ doanh nhân người Mexico María Asunción Aramburuzabala Larregui. Ảnh: AFP
Nữ doanh nhân, nhà sưu tầm cổ vật người Mexico María Asunción Aramburuzabala Larregui. Ảnh: AFP

María Asunción Aramburuzabala Larregui là nữ doanh nhân người Mexico. Bà là chủ tịch của công ty đầu tư mạo hiểm Tresalia Capital. Tuy chỉ có một lượng nhỏ thông tin được công bố công khai về bộ sưu tập nghệ thuật của mình, nhưng bà được cho là thường xuyên tham gia hội chợ nghệ thuật.

Aramburuzabala có giá trị tài sản ròng là 5,8 tỉ USD.

9. Eli Broad

Eli Broad, tỷ phú doanh nhân và nhà từ thiện người Mỹ. Ảnh: AFP
Eli Broad, tỉ phú doanh nhân và nhà từ thiện người Mỹ. Ảnh: AFP

Eli Broad là một tỉ phú doanh nhân và nhà từ thiện người Mỹ. Anh và vợ Edythe Lawson, sở hữu khoảng 2.000 tác phẩm từ 200 nghệ sĩ nổi tiếng bao gồm Jeff Koons, Jasper Johns, Andy Warhol, Jean Michel Basquiat, Roy Lichtenstein, Cindy Sherman và Joseph Beuys. Cùng nhau, họ sở hữu tổng số tác phẩm nghệ thuật trị giá tới 2 tỉ USD.

Giá trị ròng tài sản của Broad là 6,9 tỉ USD.

8. Leon Black

Nhà đầu tư người Mỹ Leon David Black. Ảnh: AFP
Nhà đầu tư người Mỹ Leon David Black. Ảnh: AFP

Leon David Black là một nhà đầu tư người Mỹ. Ông được biết đến với vai trò là người đồng sáng lập công ty cổ phần tư nhân Apollo Global Management. Ông đam mê sưu tầm nghệ thuật và từng là chủ tịch của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MoMA) ở New York (Mỹ). Bộ sưu tập của Black bao gồm những tác phẩm từ trường phái ấn tượng, hội họa hiện đại, tác phẩm điêu khắc Trung Quốc và cả nghệ thuật đương đại. Ông sở hữu số tác phẩm nghệ thuật trị giá lên tới 750 triệu USD.

Tài sản của Black có giá trị ròng 8,6 tỉ USD.

7. David Geffen

Người sáng lập công ty sản xuất phim DreamWorks David Lawrence Geffen. Ảnh AFP
Người sáng lập công ty sản xuất phim DreamWorks David Lawrence Geffen. Ảnh AFP

David Lawrence Geffen là người sáng lập công ty sản xuất phim DreamWorks nổi tiếng. Một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng ông từng sở hữu là bức “Số 5” của Jackson Pollock, mua lại từ Samuel Irving Newhouse Jr. Theo The New York Times, David đã bán tác phẩm nổi tiếng này cho một người khác vào năm 2006.

Giá trị tài sản ròng hiện tại của Geffen là 9,6 tỉ USD.

6. Samuel Irving Newhouse Jr.

Tỷ phú Samuel Irving Newhouse Jr. Ảnh: AFP
Tỷ phú Samuel Irving Newhouse Jr. Ảnh: AFP

Samuel Irving Newhouse Jr., là một nhà sưu tập nghệ thuật người Mỹ. Irving Newhouse Jr. là chủ sở hữu ban đầu của bức “Số 5” vẽ bởi Jackson Pollock, năm 1948, một trong những bức tranh có giá trị nhất trên thế giới. Bộ sưu tập của ông chủ yếu bao gồm các tác phẩm nghệ thuật hiện đại và đương đại. Năm 2010, ông được Art News đưa vào danh sách 200 nhà sưu tập nghệ thuật hàng đầu thế giới với bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật trị giá tới 700 triệu USD.

Vào thời điểm qua đời, Irving Newhouse Jr có tài sản ròng là 13 tỉ USD.

5. Roman Abramovich

Chủ sở hữu chính của câu lạc bộ bóng đá Anh Chelsea Roman Abramovich. Ảnh: AFP
Chủ sở hữu chính của câu lạc bộ bóng đá Anh Chelsea Roman Abramovich. Ảnh: AFP

Roman Arkadyevich Abramovich được biết đến nhiều nhất với vai trò là chủ sở hữu chính của câu lạc bộ bóng đá Anh Chelsea. Ông là một doanh nhân người Israel gốc Nga và đồng thời cũng là một nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng. Vào tháng 5 năm 2008, Abramovich đã chi hơn 100 triệu USD và trở thành một khách hàng lớn trên thị trường đấu giá nghệ thuật quốc tế. Ông đã quyên góp số tiền từ năm 1999 đến 2013 là hơn 2,5 tỉ USD để xây dựng trường học, bệnh viện và cơ sở hạ tầng ở Chukotka.

Abramovich có giá trị tài sản ròng là 14,5 tỉ USD.

4. Steven Cohen

Nhà quản lý quỹ đầu cơ người Mỹ Steven Cohen. Ảnh: AFP
Nhà quản lý quỹ đầu cơ người Mỹ Steven Cohen. Ảnh: AFP

Steven Cohen là một nhà quản lý quỹ đầu cơ người Mỹ. Ông là đồng chủ sở hữu của đội bóng chày New York Mets. Bộ sưu tập của Steven là một trong những bộ sưu tập nghệ thuật tư nhân có giá trị nhất thế giới với trị giá hơn 1 tỉ USD, bao gồm các tác phẩm nghệ thuật đáng chú ý như bức “Thỏ” của Koons, “Le Rêve” (Giấc mơ) của Picasso và tác phẩm “Sự bất khả thi của cái chết trong tâm trí của người sống”, một tác phẩm nổi tiếng của Damien Hirst.

Cohen được biết đến là một người rất “chịu chi”, ông được cho là đã chi 137,5 triệu USD cho bức “Người đàn bà III” của De Kooning và 155 triệu USD cho bức “Le Rêve” (Giấc mơ) của đại danh họa Picasso.

Theo Forbes, giá trị tài sản ròng của Steven Cohen là 14,6 tỉ USD.

3. Paul Allen

Đồng sáng lập công ty công nghệ Microsoft Paul Gardner Allen. Ảnh: AFP
Đồng sáng lập công ty công nghệ Microsoft Paul Gardner Allen. Ảnh: AFP

Vị trí số 3 trong danh sách là Paul Gardner Allen. Ông là người đồng sáng lập công ty công nghệ Microsoft và đã qua đời vào năm 2018. Tuy không đầu tư nhiều vào đồ cổ và nghệ thuật nhưng với giá trị tài sản của mình, ông vẫn được đưa vào danh sách những nhà sưu tầm giàu có nhất trên thế giới. Những bộ sưu tập đồ cổ của ông đã được đưa vào một số tổ chức cộng đồng phi lợi nhuận do ông thành lập.

Vào thời điểm ông qua đời, giá trị tài sản ròng của Allen là 20 tỉ USD và ông dự định cho đi phần lớn.

2. François Pinault

François Pinault, chủ sở hữu của Christie’s. Ảnh: AFP
François Pinault, chủ sở hữu của Christie’s. Ảnh: AFP

François Pinault là nhà sáng lập người Pháp của tập đoàn Kering và công ty đầu tư Artémis và cũng là một nhà sưu tập nghệ thuật đương đại lớn. Năm 2019, bộ sưu tập cá nhân của ông có khoảng 5.000 tác phẩm. Ông là một trong những người điều hành tập đoàn PPR, tập đoàn sở hữu các thương hiệu lớn như Gucci, Yves Saint Laurent, Balenciaga và Alexander McQueen. Hơn nữa, ông cũng là chủ sở hữu của Christie’s và là một nhà sưu tập nhiệt tình khi đem các tác phẩm của mình trưng bày trong hai viện bảo tàng ở Venice.

Pinault có giá trị tài sản ròng lên tới 42,3 tỉ USD.

1. Bernard Arnault

 
Bernard Arnault. Ảnh: AFP

Bernard Jean Étienne Arnault là CEO 72 tuổi của tập đoàn LVMH. Tập đoàn này bao gồm các thương hiệu cao cấp như Louis Vuitton, nhà sản xuất rượu Moët & Chandon, Hennessy và công ty sản xuất đồng hồ nổi tiếng Hublot, một trong những đối thủ của Rolex. Arnault là người giàu nhất Châu Âu và là người giàu thứ 4 trên thế giới.

Bên cạnh việc là một doanh nhân cực kỳ thành đạt, Arnault còn là một nhà sưu tập cổ vật và nghệ thuật nổi tiếng. Bộ sưu tập của ông bao gồm các tác phẩm của những nghệ sĩ nổi tiếng như Picasso, Yves Klein, Henry Moore và Andy Warhol.

Arnault có giá trị tài sản ròng đáng kinh ngạc là 150,4 tỉ USD.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Những cổ vật triều Nguyễn đang lưu lạc trên khắp thế giới

Anh Vũ |

Chiếc mũ quan triều Nguyễn được đấu giá tại Tây Ban Nha đang là tâm điểm của những người yêu thích lịch sử và sưu tầm cổ vật nước nhà. Đồng thời, nó cũng làm dấy lên một câu hỏi: “Còn bao nhiêu cổ vật của Việt Nam đang chịu cảnh lưu lạc ở nơi đất khách quê người?”.

Sưu tầm tranh Việt tại Mỹ: Tiến sĩ Tuấn Phạm và nghệ thuật quê hương

Anh Vũ |

Là một trong những người có bộ sưu tập tranh Việt được đấu giá tại phòng đấu giá Christie’s Hongkong, tiến sĩ Tuấn Phạm chia sẻ về con đường kết nối lại với quê hương thông qua nghệ thuật của mình.

Những bức tranh Việt triệu đô được đấu giá trong năm 2021

Xuân Vũ |

Đại dịch COVID-19 kéo theo sự đi xuống của nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động nghệ thuật. Tuy nhiên, trong khi các hoạt động biểu diễn, show ca nhạc hay phòng trưng bày đang phải lao đao vì khó khăn, hoạt động sưu tầm tranh, đặc biệt là tranh Việt Nam, lại có những tín hiệu đầy khởi sắc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Những cổ vật triều Nguyễn đang lưu lạc trên khắp thế giới

Anh Vũ |

Chiếc mũ quan triều Nguyễn được đấu giá tại Tây Ban Nha đang là tâm điểm của những người yêu thích lịch sử và sưu tầm cổ vật nước nhà. Đồng thời, nó cũng làm dấy lên một câu hỏi: “Còn bao nhiêu cổ vật của Việt Nam đang chịu cảnh lưu lạc ở nơi đất khách quê người?”.

Sưu tầm tranh Việt tại Mỹ: Tiến sĩ Tuấn Phạm và nghệ thuật quê hương

Anh Vũ |

Là một trong những người có bộ sưu tập tranh Việt được đấu giá tại phòng đấu giá Christie’s Hongkong, tiến sĩ Tuấn Phạm chia sẻ về con đường kết nối lại với quê hương thông qua nghệ thuật của mình.

Những bức tranh Việt triệu đô được đấu giá trong năm 2021

Xuân Vũ |

Đại dịch COVID-19 kéo theo sự đi xuống của nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động nghệ thuật. Tuy nhiên, trong khi các hoạt động biểu diễn, show ca nhạc hay phòng trưng bày đang phải lao đao vì khó khăn, hoạt động sưu tầm tranh, đặc biệt là tranh Việt Nam, lại có những tín hiệu đầy khởi sắc.