Những món cổ vật đắt nhất thế giới từng được đem đấu giá

Xuân Vũ |

Thú chơi cổ vật dường như đã được gắn mác là dành cho giới nhà giàu. Nhiều vị tỉ phú trên thế giới đã xây dựng bộ sưu tập trị giá hàng triệu USD để thỏa mãn niềm yêu thích đồ cổ của mình.

Sưu tầm là một thú chơi cầu kỳ và tốn kém. Trên thế giới hiện nay có vô số những bộ sưu tầm giá trị từ tem, đá quý tới xe cộ, máy bay khiến bao người mơ ước một lần được nhìn chúng tận mắt. Trong số các thú sưu tầm, đồ cổ có lẽ là thú chơi tốn kém và đắt giá nhất.

Không chỉ bỏ hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu USD để mua một món đồ cổ, những nhà sưu tầm còn phải bỏ rất nhiều công sức để tìm hiểu, phân loại và đấu giá. Trong bài viết này, cùng điểm qua những món đồ cổ giá trị nhất từng được đem đấu giá để thấy sự đầu tư và tốn kém của thú chơi này.

10. Thanh kiếm của Napoléon: 6,4 triệu USD

Đây là thanh kiếm đã theo Napoléon Bonaparte trong chiến dịch xâm lược Ai Cập. Sau đó, nó đã được trao lại cho anh trai của Napoléon trong đám cưới của ông. Thanh kiếm đã được bán trong một cuộc đấu giá vào tháng 6.2017 tại Osenat, Pháp với mức giá 6,4 triệu USD.

Kiếm của Napoléon. Ảnh chụp màn hình.
Kiếm của Napoléon. Ảnh chụp màn hình

9. Liễn bạc hoàng gia Pháp: 9,7 triệu USD

Chiếc liễn được nhà kim hoàn Thomas Germain đúc dành riêng cho vua Louis XV. Từ năm 1723, Germain chỉ phục vụ hoàng tộc vì được ưu ái nhờ phong cách Rococo thời thượng lúc bấy giờ. Trên nắp đậy là hình những món ăn từ rau quả, chim muông, tay nắm có hình đầu lợn rừng. Là một trong rất ít liễn bạc từ thế kỷ 18 còn sót lại nên cổ vật này có giá trị vô cùng cao. Nó đã được bán trong một cuộc đấu giá vào tháng 11 năm 1996 với giá hơn 9,7 triệu USD.

Liễn bạc hoàng gia Pháp. Ảnh: Sothebys.
Liễn bạc hoàng gia Pháp. Ảnh: Sotheby's

8. Bàn ghi chép cổ của Gia đình Goddard & Townsend: 11,4 triệu USD

Đây là một món đồ nội thất của Mỹ có từ thế kỷ 18. Nó được Christie's mua trong một cuộc đấu giá ở New York vào năm 1989 với giá hơn 11,4 triệu USD.

Tủ thư ký cổ của Gia đình Goddard & Townsend. Ảnh: Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan.
Tủ thư ký cổ của Gia đình Goddard & Townsend. Ảnh: Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan

7. Vương miện ngọc lục bảo của công nương Katherine Henckel: 12,1 triệu USD

Vương miện này nạm 11 viên ngọc lục bảo quý hiếm từ Colombia với độ trong hoàn hảo, tổng trọng lượng lên tới 500 carat. Hoàng tử Đức Guido Henckel đã yêu cầu đúc món trang sức này cho vợ là công nương Katherine Henckel. Sau đó, nó thuộc về vợ của Hoàng đế Pháp Napoléon III. Món cổ vật này đã được bán trong một cuộc đấu giá vào tháng 5 năm 2011 với giá 12,1 triệu USD.

Vương miện ngọc lục bảo của công nương Katherine Henckel. Ảnh: Sothebys.
Vương miện ngọc lục bảo của công nương Katherine Henckel. Ảnh: Sotheby's

6. Âu vàng ba chân thời nhà Minh: 14,2 triệu USD

Hiện trên thế giới chỉ còn 8 chiếc âu cùng loại. Cổ vật này được chạm khắc hình rồng, có ba chân và được khảm bằng ngọc trai. Nó đã được bán vào tháng 4.2008 trong một cuộc đấu giá với giá 14,2 triệu USD.

Âu vàng ba chân thời nhà Minh. Ảnh chụp màn hình.
Âu vàng ba chân thời nhà Minh. Ảnh chụp màn hình

5. Bình sứ tráng men triều Thanh: 15,1 triệu USD

Chiếc bình được làm tại Trung Quốc vào thế kỷ 18. Hiện tại, bảo tàng nghệ thuật Matsuoka Nhật Bản có một chiếc bình giống hệt chiếc này. Cổ vật này được làm từ sứ với sắc xanh hồng hòa quyện cực kỳ bắt mắt. Nó được bán lần cuối tại Hong Kong (Trung Quốc) trong một cuộc đấu giá vào năm 2010 với giá 15,1 triệu USD.

Bình sứ tráng men triều Thanh. Ảnh: Christie.
Bình sứ tráng men triều Thanh. Ảnh: Christie's

4. Tù và Olyphant: 16,1 triệu USD

Chiếc tù và được làm từ ngà voi vào khoảng thế kỷ 11, trên thế giới chỉ còn chiếc 6 tù và tương tự. Cổ vật này được làm để phục vụ nhu cầu của giới quý tộc khi đi săn bắn hoặc trong chiến tranh. Theo ước tính, giá trị của nó vào khoảng 16,1 triệu USD.

Tù và Olyphant. Ảnh chụp màn hình.
Tù và Olyphant. Ảnh chụp màn hình

3. Tủ Badminton: 28,8 triệu USD

Món cổ vật này được chế tác tại Florence bởi 30 thợ thủ công trong vòng sáu năm. Trước đây, nó từng được bán cho Hoàng tử của Liechtenstein, nhưng hiện tại nó đang được đặt trong Bảo tàng Liechtenstein để phục vụ du khách tham quan. Giá trị ước tính của món đồ này là khoảng 28,8 triệu USD.

Tủ Badminton. Ảnh: Liechtenstein collections
Tủ Badminton. Ảnh: Liechtenstein Collection

2. Cổ bản Leicester của Leonardo da Vinci: 30,8 triệu USD

Đây là cuốn sổ bao gồm các nội dung về sáng chế được DaVinci viết ngược suốt 72 trang, cùng nhiều bản nháp và phác họa, lý thuyết về địa chất, hóa thạch và thiên văn. Nó đã được bán cho Bá tước của Leicester vào năm 1717 và do đó được gọi là Cổ bản Leicester.

 
Cổ bản Leicester của Leonardo da Vinci. Ảnh: Bảo tàng Italia

Năm 1994, tỉ phú Bill Gates đã thắng phiên đấu giá và sở hữu Cổ bản Leicester. Thay vì giữ cho riêng mình, ông scan từng trang một để công bố trên mạng và thường đưa cuốn sổ đi triển lãm vòng quanh thế giới.

1. Bình gốm từ triều đại nhà Thanh: 80,2 triệu USD

Là món đồ cổ được bán đắt nhất trên toàn thế giới, chiếc bình này được chế tác vào thế kỷ 18, những năm 1740. Các hoa văn tinh xảo, rõ nét và hài hòa của nó được ca ngợi là đỉnh cao của nghệ thuật làm gốm. Dấu ấn triện của hoàng gia thể hiện nó ra đời vào đời vua Càn Long.

Một nhà thám hiểm đã mua nó khi tới Trung Quốc, đem về Anh, sau đó bán lại. Ban đầu, nó chỉ có giá 1.000 USD vì bị nghi là đồ giả, nhưng sau khi xác thực là hàng "chuẩn", giá trị lập tức vọt lên 1 triệu USD. Chiếc bình tuyệt đẹp của Trung Quốc này cuối cùng đã được bán trong một cuộc đấu giá với giá 80,2 triệu USD.

Bình gốm từ triều đại nhà Thanh. Ảnh chụp màn hình.
Bình gốm từ triều đại nhà Thanh. Ảnh chụp màn hình
Xuân Vũ
TIN LIÊN QUAN

Những nhà sưu tầm cổ vật giàu nhất thế giới

Anh Vũ |

Sưu tầm cổ vật là một thú chơi tốn công sức và đầy tốn kém. Để sở hữu những tác phẩm nghệ thuật và tạo tác lâu đời, nhiều người phải bỏ ra cả một gia tài.

Những cổ vật triều Nguyễn đang lưu lạc trên khắp thế giới

Anh Vũ |

Chiếc mũ quan triều Nguyễn được đấu giá tại Tây Ban Nha đang là tâm điểm của những người yêu thích lịch sử và sưu tầm cổ vật nước nhà. Đồng thời, nó cũng làm dấy lên một câu hỏi: “Còn bao nhiêu cổ vật của Việt Nam đang chịu cảnh lưu lạc ở nơi đất khách quê người?”.

Đấu giá mũ quan triều Nguyễn: Cần có chính sách “hồi hương” cổ vật

Tường Minh |

Chuyện Huế không tham gia vụ đấu giá mũ quan triều Nguyễn ở Tây Ban Nha vì giá cao và nhiều vụ thất bại trước đó cho thấy, chúng ta chưa có các chính sách phù hợp để “hồi hương” cổ vật đang lưu lạc ở nước ngoài.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Những nhà sưu tầm cổ vật giàu nhất thế giới

Anh Vũ |

Sưu tầm cổ vật là một thú chơi tốn công sức và đầy tốn kém. Để sở hữu những tác phẩm nghệ thuật và tạo tác lâu đời, nhiều người phải bỏ ra cả một gia tài.

Những cổ vật triều Nguyễn đang lưu lạc trên khắp thế giới

Anh Vũ |

Chiếc mũ quan triều Nguyễn được đấu giá tại Tây Ban Nha đang là tâm điểm của những người yêu thích lịch sử và sưu tầm cổ vật nước nhà. Đồng thời, nó cũng làm dấy lên một câu hỏi: “Còn bao nhiêu cổ vật của Việt Nam đang chịu cảnh lưu lạc ở nơi đất khách quê người?”.

Đấu giá mũ quan triều Nguyễn: Cần có chính sách “hồi hương” cổ vật

Tường Minh |

Chuyện Huế không tham gia vụ đấu giá mũ quan triều Nguyễn ở Tây Ban Nha vì giá cao và nhiều vụ thất bại trước đó cho thấy, chúng ta chưa có các chính sách phù hợp để “hồi hương” cổ vật đang lưu lạc ở nước ngoài.