Những kiểu thời tiết dị thường ở sao Hỏa và thế giới khác

Thanh Hà |

EarthSky liệt kê 4 kiểu thời tiết dị thường ở sao Hỏa và các thiên thể khác để thấy được sự khác biệt trong bầu khí quyển của những thế giới này.

Mưa sắt trên WASP-76b

WASP-76b là ngoại hành tinh khổng lồ, nóng bỏng được phát hiện năm 2013. Bề mặt của hành tinh "quái vật" này có nhiệt độ khoảng 2.200 độ C. Điều này có nghĩa là rất nhiều vật chất rắn trên Trái đất sẽ tan chảy và bốc hơi nếu có mặt trên hành tinh có kích thước gần gấp đôi sao Mộc - WASP-76b.

Theo mô tả trong nghiên cứu năm 2020, ở phía ban ngày của WASP-76b, phía hướng về phía ngôi sao của hành tinh này, sắt biến thành khí. Sắt bốc lên trong bầu khí quyển và chảy về phía ban đêm của WASP-76b, nơi có nhiệt độ lạnh hơn.

Phía ban đêm của ngoại hành tinh WASP-76b. Ảnh: Đài thiên văn phía Nam của Châu Âu.
Phía ban đêm của ngoại hành tinh WASP-76b. Ảnh: Đài thiên văn phía Nam của Châu Âu.

Khi sắt ở thể khí đi tới phía ban đêm của hành tinh thì ngưng tụ lại thành chất lỏng và rơi xuống bề mặt. Đây hiện là ví dụ duy nhất mà chúng ta có về một hành tinh có sự thay đổi nhiệt độ đủ để tạo mưa sắt vào ban đêm theo đúng nghĩa đen.

Các hồ mêtan trên mặt trăng Titan của sao Thổ

Titan là mặt trăng lớn nhất của sao Thổ. Titan đặc biệt thú vị vì có một bầu khí quyển đáng kể so với với một mặt trăng quay quanh một hành tinh.

Bề mặt mặt trăng Titan có chất lỏng chảy qua, giống như các dòng sông trên Trái đất. Khác với Trái đất, chất lỏng này không phải là nước mà là hỗn hợp của các hydrocarbon khác nhau. Trên Trái đất, chúng ta sẽ sử dụng những hóa chất này (etan và mêtan) làm nhiên liệu, nhưng trên Titan nhiệt độ đủ lạnh để các hóa chất ở thể lỏng và tạo thành hồ.

Bề mặt mặt trăng Titan có nhiều hồ mêtan. Ảnh: NASA.
Bề mặt mặt trăng Titan có nhiều hồ mêtan. Ảnh: NASA.

Các núi lửa phun băng của Titan thường bắn các hydrocarbon này vào khí quyển dưới dạng khí để tạo thành các đám mây, sau đó ngưng tụ và tạo thành mưa.

Lượng mưa này không giống như những trận mưa rào tiêu chuẩn xảy ra trên Trái đất. Mưa trên Titan chỉ bằng khoảng 0,1% thời gian và có giọt lớn hơn (ước tính khoảng 1cm) và rơi chậm hơn 5 lần, do giảm trọng lực và lực cản tăng.

Gió trên sao Hỏa

Sao Hỏa có hệ thống thời tiết hoàn toàn khác với Trái đất, chủ yếu là do hành tinh này khô và bầu khí quyển mỏng. Không có từ trường đáng kể nên bầu khí quyển của sao Hỏa mở cho từ trường của Mặt trời tách ra khỏi bầu khí quyển phía trên. Do đó, sao Hỏa có bầu khí quyển mỏng chủ yếu là carbon dioxide.

Chuyến bay đầu tiên trên sao Hỏa bằng trực thăng Ingenuity của NASA được đánh giá là tuyệt vời không chỉ bởi yếu tố thám hiểm mà còn vì các cánh quạt của trực thăng tạo ra lực nâng rất nhỏ trong bầu khí quyển mỏng, chỉ bằng 2% lực nâng trên bề mặt Trái đất. Cánh quạt trực thăng sao Hỏa của NASA đã quay với tốc độ khoảng 2.500 vòng/phút, gần tương đương với tốc độ roto của máy bay không người lái nhưng nhanh hơn nhiều so với trực thăng chở khách.

Sao Hỏa trước (trái) và trong (phải) một cơn bão bụi. Ảnh: NASA.
Sao Hỏa trước (trái) và trong (phải) một cơn bão bụi. Ảnh: NASA.

Bầu khí quyển trên sao Hỏa mỏng và không tĩnh lặng. Tốc độ gió trung bình 30km/h đủ để di chuyển vật liệu trên bề mặt. Các quan sát ban đầu từ tàu đổ bộ Viking đo được tốc độ gió trên sao Hỏa lên tới 110km/h.

Sao Hỏa cũng nổi tiếng với những cơn bão bụi quy mô lớn che khuất tầm nhìn ở bề mặt và có thời điểm có thể kéo dài hàng tuần.

Sét trên sao Mộc

Năm 1979, tàu vũ trụ Voyager 1 bay ngang qua sao Mộc và nhìn thấy những tia sét. Năm 2016, sứ mệnh Juno của NASA đã có quan sát sâu hơn về các cơn bão sét của hành tinh này.

Trên Trái Đất, hầu hết các tia sét đều tập trung ở gần đường xích đạo. Nhưng trên sao Mộc, sự ổn định của bầu khí quyển có nghĩa là hầu hết đối lưu và nhiễu loạn xảy ra gần các vùng cực nên sét đánh xảy ra chính ở đây.

Ảnh mô phỏng phân bố tia sét bán cầu bắc của sao Mộc từ ảnh thật do tàu vũ trụ Juno của NASA chụp cùng với sự can thiệp của nghệ sĩ. Ảnh: NASA.
Ảnh mô phỏng phân bố tia sét bán cầu bắc của sao Mộc từ ảnh thật do tàu vũ trụ Juno của NASA chụp cùng với sự can thiệp của nghệ sĩ. Ảnh: NASA.

Khác với phương pháp tạo sét của Trái đất - các giọt nước siêu lạnh va chạm với băng, trên sao Mộc, điện tích tích tụ trong các quả cầu tuyết amoniac. Amoniac này hoạt động như một chất chống đông cho nước, giữ cho nước ở trạng thái lỏng ở độ cao lớn hơn nhiều.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Tàu thăm dò của Trung Quốc hạ cánh xuống bề mặt sao Hoả

Thanh Hà |

Tàu thăm dò sao Hỏa của Trung Quốc, tàu Chúc Dung (Zhurong), đã di chuyển từ bệ hạ cánh xuống bề mặt sao Hỏa.

Ảnh ảo diệu khi tàu thám hiểm của NASA leo lên sườn núi sao Hỏa

Hải Anh |

Hình ảnh toàn cảnh tàu thăm dò sao Hỏa Curiosity của NASA và các hoạt động mới nhất của tàu trên hành tinh đỏ vừa được công bố.

Tìm ra nguồn gốc 2 vệ tinh khác thường của sao Hỏa

Thanh Hà |

Hai vệ tinh tự nhiên của sao Hỏa là Phobos và Deimos có nguồn gốc từ sự phân tách khoảng 1 đến 2,7 tỉ năm trước của một mặt trăng sao Hỏa lớn hơn nhiều.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tàu thăm dò của Trung Quốc hạ cánh xuống bề mặt sao Hoả

Thanh Hà |

Tàu thăm dò sao Hỏa của Trung Quốc, tàu Chúc Dung (Zhurong), đã di chuyển từ bệ hạ cánh xuống bề mặt sao Hỏa.

Ảnh ảo diệu khi tàu thám hiểm của NASA leo lên sườn núi sao Hỏa

Hải Anh |

Hình ảnh toàn cảnh tàu thăm dò sao Hỏa Curiosity của NASA và các hoạt động mới nhất của tàu trên hành tinh đỏ vừa được công bố.

Tìm ra nguồn gốc 2 vệ tinh khác thường của sao Hỏa

Thanh Hà |

Hai vệ tinh tự nhiên của sao Hỏa là Phobos và Deimos có nguồn gốc từ sự phân tách khoảng 1 đến 2,7 tỉ năm trước của một mặt trăng sao Hỏa lớn hơn nhiều.