Những hành tinh giống Trái đất nhất từng được phát hiện

Anh Vũ |

Nhờ sự tiến bộ của công nghệ kính thiên văn mà ngày càng nhiều hành tinh giống với Trái đất được phát hiện.

Kể từ khi hành tinh giống Trái đất đầu tiên được tìm thấy vào năm 1995, các nhà khoa học đã tìm thấy thêm gần 2.000 hành tinh tương tự. Hơn một nửa trong số những khám phá này được thực hiện bởi kính viễn vọng không gian Kepler của NASA, được phóng vào năm 2009 với sứ mệnh xác định các hành tinh giống Trái đất trong dải thiên hà.

Để đủ điều kiện là có thể có sự sống, một hành tinh phải tương đối nhỏ, cấu tạo từ đá và quay quanh ngôi sao mẹ trong "vùng có thể sinh sống" - là vị trí mà nước có thể tồn tại ở dạng lỏng trên bề mặt hành tinh. Khi công nghệ kính thiên văn được cải thiện, các yếu tố khác cũng sẽ được xem xét, chẳng hạn như thành phần khí quyển của hành tinh và mức độ hoạt động của ngôi sao mẹ.

Dưới đây là 5 hành tinh giống với Trái đất và có khả năng hỗ trợ sự sống cao nhất từng được tìm thấy.

Gliese 667Cc

Hành tinh này nằm cách Trái đất chỉ 22 năm ánh sáng, nặng gấp ít nhất 4,5 lần Trái đất, và các nhà nghiên cứu không chắc liệu nó có cấu tạo từ đá hay không.

Hình ảnh so sánh giữa Gliese 667Cc và Trái đất. Ảnh chụp màn hình
Hình ảnh so sánh giữa Gliese 667Cc và Trái đất. Ảnh chụp màn hình

Gliese 667Cc hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao mẹ của nó chỉ trong vòng 28 ngày, nhưng do đó là một ngôi sao lùn đỏ mát hơn nhiều so với Mặt trời, hành tinh này vẫn được cho là nằm trong vùng có thể có sự sống. Tuy nhiên, quỹ đạo của hành tinh này lại ở gần ngôi sao mẹ đến mức nó có nguy cơ bị đốt cháy bất cứ lúc nào.

Kepler-69c

Kepler-69c nằm cách chúng ta khoảng 2.700 năm ánh sáng, lớn hơn Trái đất khoảng 70%. Vì vậy, các nhà nghiên cứu không chắc chắn về thành phần cấu tạo của nó là đá hay ở dạng khí.

Hành tinh Kepler-69c. Ảnh: NASA
Hành tinh Kepler-69c. Ảnh: NASA

Một vòng quỹ đạo của hành tinh này kéo dài 242 ngày, khiến vị trí trong hệ sao của nó giống với vị trí của sao Kim trong hệ Mặt trời của chúng ta. Tuy nhiên, ngôi sao mẹ của Kepler-69c chỉ phát sáng bằng khoảng 80% so với Mặt trời, vì vậy hành tinh này dường như vẫn nằm trong vùng có thể có sự sống.

Kepler-62f

Kepler-62f nằm cách Trái đất khoảng 1.200 năm ánh sáng. Hành tinh này lớn hơn Trái đất khoảng 40% và quay quanh một ngôi sao mát hơn nhiều so với Mặt trời của chúng ta. Tuy nhiên, quỹ đạo dài 267 ngày của nó đặt Kepler-62f nằm trong vùng có thể sinh sống được.

Hành tinh Kepler-62f. Ảnh: NASA
Hành tinh Kepler-62f. Ảnh: NASA

Kepler-186f

Hành tinh này lớn hơn Trái đất khoảng 10%, và nó dường như cũng nằm trong vùng có thể sinh sống được trong hệ sao của nó, dù nằm ở rìa ngoài cùng. Ngôi sao mẹ của Kepler-186f, một ngôi sao lùn đỏ, chỉ cung cấp cho nó khoảng một phần ba năng lượng mà Trái đất nhận được từ Mặt trời. Hành tinh này nằm cách Trái đất khoảng 500 năm ánh sáng.

Hình ảnh so sánh Kepler-186f và Trái đất. Ảnh: NASA
Hình ảnh so sánh Kepler-186f và Trái đất. Ảnh: NASA

Kepler-452b

Các quan chức NASA cho biết đây là hành tinh giống Trái đất nhất từng được tìm thấy cho đến nay. Hành tinh này quay xung quanh một ngôi sao rất giống với Mặt trời của chúng ta, ở một khoảng cách đủ để có thể hỗ trợ sự sống. Với kích thước gấp 1,6 lần Trái đất, Kepler-452b có cấu tạo từ đá, là "cơ hội lớn" để sự sống có thể tồn tại trên hành tinh này.

Hình minh họa hành tinh Kepler-452b của NASA. Ảnh: NASA
Hình minh họa hành tinh Kepler-452b của NASA. Ảnh: NASA
Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Sao chổi nghìn năm Leonard gây mưa sao băng ở hành tinh song sinh Trái đất

Thanh Hà |

Sao chổi Leonard dự kiến gây mưa sao băng tại sao Kim trong quá trình tiếp cận tương đối gần với hành tinh này.

Yếu tố quyết định mức độ tàn phá của thiên thạch khi va vào Trái đất

Nguyễn Hạnh |

Thành phần của đá mà một thiên thạch va phải khi nó đến Trái đất sẽ quyết định mức độ nguy hiểm của tác động chứ không chỉ kích thước của nó.

Người đầu tiên xuống đáy 4 rãnh đại dương sâu nhất Trái đất

Nguyễn Hạnh |

Cựu chỉ huy hải quân Mỹ Victor Vescovo đã trở thành người đầu tiên chạm đáy cả 4 rãnh đại dương sâu nhất thế giới.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Sao chổi nghìn năm Leonard gây mưa sao băng ở hành tinh song sinh Trái đất

Thanh Hà |

Sao chổi Leonard dự kiến gây mưa sao băng tại sao Kim trong quá trình tiếp cận tương đối gần với hành tinh này.

Yếu tố quyết định mức độ tàn phá của thiên thạch khi va vào Trái đất

Nguyễn Hạnh |

Thành phần của đá mà một thiên thạch va phải khi nó đến Trái đất sẽ quyết định mức độ nguy hiểm của tác động chứ không chỉ kích thước của nó.

Người đầu tiên xuống đáy 4 rãnh đại dương sâu nhất Trái đất

Nguyễn Hạnh |

Cựu chỉ huy hải quân Mỹ Victor Vescovo đã trở thành người đầu tiên chạm đáy cả 4 rãnh đại dương sâu nhất thế giới.