Những cuộc gặp cấp cao ở nước thứ ba

NGẠC NGƯ |

Ngày 16.7 tới này, thế giới sẽ có thêm sự kiện lịch sử mới là cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Nga ở thời ông Donald Trump làm tổng thống Mỹ. Sự kiện này diễn ra ở thủ đô Helsinki của Phần Lan.

Nước thứ ba

Trong quá khứ lịch sử, đã nhiều lần diễn ra cuộc gặp cấp cao giữa tổng thống Mỹ và các nhà lãnh đạo của Liên Xô trước đây cũng như của nước Nga ngày nay. Khác với những cuộc thăm cấp cao chính thức song phương, các cuộc gặp cấp cao ở nước thứ 3 không bị ràng buộc vào nghi thức lễ tân rườm rà và rất dễ gây phức tạp, khó xử về đối nội lẫn đối ngoại cho nước chủ nhà, không phải chịu áp lực lớn về phải thành công mà đồng thời còn tạo bầu không khí và mọi điều kiện thuận lợi để cuộc gặp dễ dàng có thể thành công.

Năm 1919, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đến thủ đô Paris của Pháp để tham dự hội nghị quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ nhất (Hội nghị Versailles). Ông Wilson cũng là tổng thống Mỹ đầu tiên công du Châu Âu, không phải để thực hiện cuộc gặp gỡ song phương mà tham dự hội nghị đa phương. Tại hội nghị này, Mỹ bị Pháp và Anh liên thủ lấn lướt, đặc biệt trong vấn đề đòi nước Đức thua trận phải bồi thường chiến tranh.

Tháng 2.1945, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt sang Yalta (Liên Xô) để dự hội nghị với nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin và Thủ tướng Anh Winston Churchill. Chủ đề của hội nghị là thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2. Mục đích của hội nghị là xây dựng trật tự chính trị an ninh thế giới cho thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Ông Roosevelt khi đó đã rất yếu về sức khoẻ - mấy tháng sau thì qua đời. Kết quả của sự kiện này là Chiến tranh Lạnh bùng phát, phủ bóng đen xuống cả thế giới trong suốt nhiều thập kỷ.

Đầu tháng 6.1961, Tổng thống Mỹ John F.Kennedy - mới nhậm chức được mấy tháng - và nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev gặp nhau ở thủ đô Vienna của Áo. Trước đó, Mỹ đã bị thất bại với chiến dịch đổ bộ lên Cuba ở Vịnh Con lợn. Cuộc gặp này thất bại trên mọi phương diện. Ông Khrushchev và ông Kennedy không tìm được tiếng nói chung trong tất cả mọi vấn đề nội dung trên chương trình nghị sự. Chỉ không đầy 2 tháng sau, CHDC Đức cho xây dựng bức tường ở Berlin và năm sau đó xảy ra cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba, xô đẩy Mỹ và Liên Xô đến bên bờ vực của cuộc chiến tranh hạt nhân.

Một trong những cuộc cấp cao đáng chú nhất giữa Mỹ và Liên Xô trước đây là cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev tại Reykjavik, thủ đô của Iceland. Khi ấy cũng còn là một trong những thời điểm đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh và chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô. Cuộc gặp này thất bại vì ông Reagan kiên quyết không chịu từ bỏ chủ định về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” (SDI, cũng còn được gọi là tăng cường vũ trang trong không gian vũ trụ và chiến tranh giữa các vì sao). Ông Gorbachev không tin ông Reagan thật lòng với những nhượng bộ thay thế. Mãi hơn 1 năm sau, 2 bên mới đạt được thoả thuận về giải trừ toàn bộ tên lửa hạt nhân tầm trung.

Dấu ấn Helsinki

Helsinki là nơi cho tới nay được phía Mỹ và Liên Xô (nước Nga sau này) sử dụng nhiều lần nhất làm địa điểm cho các cuộc gặp cấp cao song phương nhưng diễn ra ở nước thứ 3. Năm 1975, Tổng thống Mỹ Gerald Ford và nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev đã gặp nhau ở nơi này. Tiếp đến có cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ George H. Bush (Bush Cha) với ông Gorbachev vào năm 1990. Rồi năm 1997 giữa Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Tổng thống Nga Boris Yeltsin. Sắp tới có cuộc gặp giữa ông Donald Trump và ông Vladimir Putin tại nơi đây.

Tháng 6.2001, Tổng thống Mỹ George W. Bush (Bush Con) gặp ông Putin ở lâu đài Brdo tại Slovenia. Ông Bush khi ấy mới lên cầm quyền được không đầy nửa năm và tỏ ra có ấn tượng rất tốt đẹp và tích cực về ông Putin. Trong số tất cả các cuộc gặp cấp cao giữa tổng thống Mỹ và lãnh đạo Liên Xô/Nga thì cuộc gặp này đạt kết quả tích cực hơn cả, hứa hẹn sự khởi đầu mới thật sự và tốt đẹp cho mối quan hệ giữa 2 nước. Nhưng rồi Mỹ phát động cuộc chiến tranh Iraq, bùng dậy làn sóng “cách mạng màu” ở một số quốc gia xung quanh nước Nga. Hai bên bất đồng quan điểm, xung khắc lợi ích chiến lược và quan hệ song phương vì thế không phát triển. Sau khi ông Barack Obama kế nhiệm ông Bush, quan hệ của Mỹ với Nga trở nên còn tồi tệ hơn.

Cũng vì thế mà cuộc gặp cấp cao tới giữa Mỹ và Nga ở Helsinki có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với mối quan hệ song phương này. Cái dớp cũ là mọi cuộc cấp cao song phương giữa 2 bên từ trước tới nay đều không đưa lại bước chuyển mang tính cơ bản và không phải là dấu mốc lịch sử đối với 2 bên. Không biết lần này “cái dớp” ấy tiếp tục phát tác hay sẽ được khắc phục?

NGẠC NGƯ
TIN LIÊN QUAN

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Ghe chở hoa xuân rực rỡ, tấp nập về chợ hoa trên sông lớn nhất TPHCM

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Từ chiều nay 25 tháng Chạp (ngày 16.1), ghe hoa từ các tỉnh miền Tây đã tấp nập cập bến Bình Đông (quận 8, TPHCM), chợ hoa “Trên bến dưới thuyền” cũng chính thức khai mạc. Tết này, hoa về bến Bình Đông đa dạng về chủng loại, rực rỡ sắc màu, giá cả không tăng so với những Tết trước.