Những cách đón giao thừa "độc nhất vô nhị" khắp thế giới

Thanh Hà |

Đêm giao thừa thường gắn với pháo hoa, tiệc tùng chúc mừng năm mới sắp tới. Tuy nhiên, các quốc gia trên thế giới đón năm mới bằng những phong tục truyền thống văn hóa độc đáo.

Insider đã điểm một số nghi thức đêm giao thừa độc đáo nhất khắp thế giới. Trong đó, ở Stonehaven, Scotland, trong lễ hội Hogmanay vào đêm giao thừa sẽ có một cuộc diễu hành vung những quả cầu lửa qua đầu rồi ném xuống biển. Truyền thống này ở Stonehaven có từ hơn 100 năm trước và nhiều người tin rằng nó dựa trên một nghi lễ nhằm thanh tẩy và xua đuổi tà ma.

Ở vùng Siberia, Nga, những người thợ lặn dũng cảm sẽ lặn xuống những hồ nước đóng băng để trồng cây trong đêm giao thừa như một biểu tượng của sự bắt đầu lại. Thử thách này cũng chỉ là một phần trong các hoạt động lễ hội cuối năm.

Vào đêm giao thừa, nhiều người Brazil ném những bông hoa trắng xuống biển như lễ vật dâng lên nữ thần biển Iemanja vốn phù hộ cho các bà mẹ và trẻ em. Nếu biển đưa trả lại lễ vật có nghĩa là nữ thần đã không nhận chúng. Việc dâng hoa trắng và nến trong đêm giao thừa được cho là để xoa dịu nữ thần đồng thời cũng là để mang tới sự thịnh vượng cho năm mới.

Ở Đan Mạch, đập vỡ đĩa trong đêm giao thừa được xem là may mắn. Do đó, người dân địa phương đập vỡ đĩa không còn sử dụng sau đó thả ở trước cửa nhà người khác để mang lại may mắn cho họ trong năm mới. Đống đĩa vỡ trước cửa nhà bạn càng lớn thì bạn càng được nhiều người yêu mến.

Tại Colombia và Ecuador, người dân thường đốt hình nộm hoặc bù nhìn vào đêm giao thừa nhằm loại bỏ đi những điều xấu trong năm qua. Trong khi đó, ở vùng Talca của Chile, cả gia đình tập trung tại các nghĩa trang để đón năm mới với người thân của họ.

Mọi người ném đồ đạc ra ngoài cửa sổ vào đêm giao thừa ở Johannesburg, Nam Phi, để có một khởi đầu mới. Mọi người thường tích trữ tủ lạnh cũ, sofa... trong những tuần trước giao thừa. Vứt đồ đạc cũ ra khỏi cửa sổ là hành động tượng trưng cho việc loại bỏ những điều cũ cũ và khởi đầu lại.

Tại Hy Lạp, vào đêm giao thừa, treo một củ hành tây lên cửa trước để biểu thị sự tái sinh và sinh trưởng.

Ở Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, nghi lễ đêm giao thừa có liên quan tới quả lựu. Theo đó, bổ một quả lựu vào đêm giao thừa ở Thổ Nhĩ Kỳ mang ý nghĩa mang tới sự giàu có và thịnh vượng trong năm mới trong khi ở Armenia, quả lựu được ném xuống đất để cầu may.

Người Estonia ăn 7, 9 hoặc 12 lần vào đêm giao thừa với nguyện vọng sang năm mới có lượng thực phẩm dồi dào. Ở Estonia, các số 7, 9 và 12 được coi là may mắn. Ngày nay, cách giải thích hiện đại về truyền thống này cho phép mọi người thay vì ăn nhiều lần có thể thưởng thức những bữa tiệc có 7 món trong đêm giao thừa.

Đêm giao thừa, người dân Ecuador chạy quanh khu nhà với một chiếc vali rỗng để cầu may mắn cho việc đi lại của họ trong năm mới. Theo ấn phẩm của Ecuador, Gringo Tree, việc xách vali đi ra và đi vào cửa chính 12 lần cũng được chấp nhận tương tự nếu bạn không muốn chạy.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Dự đoán số tử vong COVID-19 cao tồi tệ ở Mỹ trong năm mới

Khánh Minh |

Đại dịch COVID-19 ở Mỹ có khả năng gây ra 4.000 ca tử vong mỗi ngày trong tháng đầu tiên của năm 2021.

Sự trở lại của áo dài ngũ thân: Hy vọng Việt Nam có quốc phục truyền thống

Lê Hồng Quang |

Trong các ngày 20 - 22.11.2020, Trung tâm giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội địa chỉ 50 Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã diễn ra hàng loạt các sự kiện nhân 15 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Nổi bật lên là Hội thảo trang phục áo dài truyền thống và thu hút đông công chúng đến xem nhất là trình diễn áo dài nam ngũ thân truyền thống của Việt Nam.

Hành trình 21 ngày "đánh giặc" SARS-CoV-2 ở Sơn Lôi: "Giao thừa" giữa tháng 3

eMagazine |

Ngày hôm ấy (4.3), chúng tôi như được đón “giao thừa” giữa tháng 3 với những người dân Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Dân, quân và hệ thống y tế đã chiến thắng bước đầu trong cuộc chiến “chống giặc” SARS-CoV-2 (COVID-19) sau hành trình 21 ngày tưởng ngắn mà dài đằng đẵng. Trong những ngày cả nước và xã Sơn Lôi “căng mình” chống dịch như thế, chúng tôi mới thấy được tình quân, tình dân, tình người. Họ khác nhau vị trí nhưng cùng mục tiêu chiến đấu với dịch và bảo vệ cộng đồng.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Dự đoán số tử vong COVID-19 cao tồi tệ ở Mỹ trong năm mới

Khánh Minh |

Đại dịch COVID-19 ở Mỹ có khả năng gây ra 4.000 ca tử vong mỗi ngày trong tháng đầu tiên của năm 2021.

Sự trở lại của áo dài ngũ thân: Hy vọng Việt Nam có quốc phục truyền thống

Lê Hồng Quang |

Trong các ngày 20 - 22.11.2020, Trung tâm giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội địa chỉ 50 Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã diễn ra hàng loạt các sự kiện nhân 15 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Nổi bật lên là Hội thảo trang phục áo dài truyền thống và thu hút đông công chúng đến xem nhất là trình diễn áo dài nam ngũ thân truyền thống của Việt Nam.

Hành trình 21 ngày "đánh giặc" SARS-CoV-2 ở Sơn Lôi: "Giao thừa" giữa tháng 3

eMagazine |

Ngày hôm ấy (4.3), chúng tôi như được đón “giao thừa” giữa tháng 3 với những người dân Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Dân, quân và hệ thống y tế đã chiến thắng bước đầu trong cuộc chiến “chống giặc” SARS-CoV-2 (COVID-19) sau hành trình 21 ngày tưởng ngắn mà dài đằng đẵng. Trong những ngày cả nước và xã Sơn Lôi “căng mình” chống dịch như thế, chúng tôi mới thấy được tình quân, tình dân, tình người. Họ khác nhau vị trí nhưng cùng mục tiêu chiến đấu với dịch và bảo vệ cộng đồng.