"Những bóng ma nhảy múa" trong khám phá mới về vũ trụ

Hải Anh |

Phát hiện những đám mây electron kỳ lạ bao quanh các thiên hà sâu trong vũ trụ.

Những đám mây kỳ lạ này cách Trái đất khoảng một tỉ năm ánh sáng và chưa từng được nhìn thấy trước đây trông giống như 2 bóng ma đang nhảy múa vừa được các nhà nghiên cứu Đại học Western Sydney và CSIRO, cơ quan khoa học quốc gia Australia phát hiện.

"Những bóng ma nhảy múa" được phát hiện trong cuộc tìm kiếm bầu trời sâu đầu tiên qua kính viễn vọng vô tuyến ASKAP của CSIRO.

Đại học Western Sydney
Đám mây quanh 2 thiên hà cách Trái đất khoảng một tỉ năm ánh sáng. Ảnh: Đại học Western Sydney

Khám phá vũ trụ mới này được nêu trong bài viết đăng trên tạp chí Publications of the Astronomical Society of Australia (PASA).

"Khi bạn mạnh dạn đến những nơi chưa có kính thiên văn nào tới trước đây, bạn có khả năng có được những khám phá mới" - trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Ray Norris từ Đại học Western Sydney và CSIRO, chia sẻ.

"Lần đầu tiên nhìn thấy "những bóng ma nhảy múa", chúng tôi không biết chúng là gì. Sau nhiều tuần làm việc, chúng tôi phát hiện ra đang quan sát được 2 thiên hà "chủ" cách chúng ta khoảng một tỉ năm ánh sáng. Ở trung tâm của chúng là 2 hố đen siêu khối lượng phun ra các tia electron và những tia này bị gió liên thiên hà uốn cong thành những hình thù kỳ dị" - trưởng nhóm nghiên cứu thông tin.

Theo Giáo sư Norris, khám phá mới này cũng đặt ra thêm nhiều câu hỏi khác cần tìm lời giải đáp như gió liên thiên hà đến từ đâu, điều gì gây ra các luồng phát xạ vô tuyến...

Dự án của  Đại học Western Sydney và CSIRO cũng có nhiều khám phá quan trọng khác, trong đó có “vòng tròn vô tuyến kỳ lạ” trong bức ảnh này. Ảnh:  Đại học Western Sydney
Dự án của Đại học Western Sydney và CSIRO cũng có nhiều khám phá quan trọng khác, trong đó có “vòng tròn vô tuyến kỳ lạ” trong bức ảnh này. Ảnh: Đại học Western Sydney

Kính thiên văn ASKAP do CSIRO điều hành là một phần của Cơ sở Quốc gia về Kính viễn vọng Australia. Kính thiên văn này sử dụng công nghệ mới để đạt được tốc độ khảo sát cực cao, đưa ASKAP trở thành một trong những công cụ tốt nhất thế giới để lập bản đồ bầu trời ở bước sóng vô tuyến.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Giải mã bí ẩn siêu tân tinh mất tích

Thanh Hà |

Siêu tân tinh có thể quan sát được trong vũ trụ ít hơn nhiều so với dự đoán của các nhà vật lý thiên văn.

Choáng ngợp với hình ảnh hố đen vũ trụ "nuốt chửng con mồi"

Nguyễn Hạnh |

Các nhà khoa học đã chụp được hình ảnh ngoạn mục về cảnh một hố đen vũ trụ đang "nuốt chửng" vật chất xung quanh nó.

Đưa nấm nhầy lên Trạm Vũ trụ Quốc tế

Hải Anh |

Loại nấm nhầy màu vàng đơn bào được gọi là Blob sắp được đưa đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Kỳ vọng về những thay đổi trong chính sách bán lẻ xăng dầu

Anh Tuấn |

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dự báo 2023 sẽ là năm tiếp tục khó khăn với thị trường xăng dầu nên chúng ta cần có giải pháp ứng phó mang tính dài hạn và bền vững để tránh những cú sốc cho nền kinh tế. Trong đó, mấu chốt là cần phải thay đổi những chính sách bán lẻ xăng dầu.

Đề xuất sửa đổi một số thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip

Việt Dũng |

Trong dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đã đề xuất thay đổi một số thông tin trên mặt trước và mặt sau của thẻ căn cước.

Loạt cửa hàng ăn uống tại TPHCM phục vụ xuyên Tết

NGỌC LÊ |

TPHCM - Thời điểm này, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ tại TPHCM đã bắt đầu nghỉ bán. Tuy nhiên, một số quán cà phê, quán kinh doanh đồ ăn thức uống ở thành phố vẫn mở bán xuyên Tết để phục vụ khách du xuân.

Chuyên gia thời trang tiết lộ bí quyết phối áo dài cực đẹp mặc vào dịp Tết

Minh Hà - Linh Trang |

Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhiều bạn trẻ lựa chọn trang phục áo dài để chào đón năm mới. Diện áo dài phù hợp sẽ giúp các bạn trẻ trở nên tự tin và thu hút hơn.

Nghệ An: Nhất chi mai ế ẩm, chủ vườn lo âm vốn

Quỳnh Trang |

Nhất chi mai là một loài mai thuộc top “thập đại danh hoa” nổi tiếng đẹp bậc nhất. Tính đến thời điểm hiện tại (29 tết) thị trường hoa Tết ở Nghệ An loài hoa này chưa đủ cạnh tranh với các loài hoa khác nên rất ít người quan tâm.

Giải mã bí ẩn siêu tân tinh mất tích

Thanh Hà |

Siêu tân tinh có thể quan sát được trong vũ trụ ít hơn nhiều so với dự đoán của các nhà vật lý thiên văn.

Choáng ngợp với hình ảnh hố đen vũ trụ "nuốt chửng con mồi"

Nguyễn Hạnh |

Các nhà khoa học đã chụp được hình ảnh ngoạn mục về cảnh một hố đen vũ trụ đang "nuốt chửng" vật chất xung quanh nó.

Đưa nấm nhầy lên Trạm Vũ trụ Quốc tế

Hải Anh |

Loại nấm nhầy màu vàng đơn bào được gọi là Blob sắp được đưa đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).