Những bài học của Trung - Nhật - Hàn trong cuộc chiến chống COVID-19

Ngọc Vân |

Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc có nhiều bài học trong phòng chống COVID-19 mà các nước có thể tham khảo.

Có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy các nước Đông Á đang phục hồi. Các ca nhiễm mới hàng ngày ở Hàn Quốc đã giảm xuống dưới 100 từ gần 1.000 chỉ vài tuần trước.

Ở tỉnh Hồ Bắc - từng là tâm của đại dịch, việc hạn chế đi lại đang dần được dỡ bỏ, các hoạt động kinh doanh đang hoạt động trở lại và cư dân đang trở lại cuộc sống bình thường.

“Những hành động mạnh mẽ của chính phủ chắc chắn đóng vai trò quan trọng“, bà Chen Chengcheng, giảng viên tại Đại học Khoa học và Công nghệ Thông tin Bắc Kinh, người nghiên cứu các hệ thống phúc lợi xã hội ở Đông Á, nói với đài truyền hình Trung Quốc CGTN.

Trong số các biện pháp được chính phủ thực hiện, tích cực xét nghiệm, kiểm dịch cách ly nghiêm ngặt, giãn cách xã hội là những chiến lược được coi là quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Hành khách tại nhà ga Hồ Bắc đeo khẩu trang phòng ngừa COVID-19. Ảnh: Reuters
Hành khách tại nhà ga Hồ Bắc đeo khẩu trang phòng ngừa COVID-19. Ảnh: Reuters

Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về xét nghiệm sớm, cho phép nước này nhanh chóng cách ly và điều trị bệnh nhân. Hàn Quốc đã đi tiên phong trong các xét nghiệm nhanh tại chỗ trong xe ô tô (drive-through) phục vụ hàng nghìn người mỗi ngày và chỉ mất vài giờ để có kết quả. Đến ngày 26.3, Hàn Quốc đã xét nghiệm gần 358.000 trong tổng số 51 triệu người, tỉ lệ xét nghiệm tính trên đầu người cao hơn 5 lần so với Mỹ.

Cả Trung Quốc và Hàn Quốc đều được hưởng lợi từ hệ thống phê duyệt quy định nhanh chóng đối với các bộ kit thử. Hàn Quốc bắt đầu phát triển bộ kit thử vào cuối tháng 1 khi nước này báo cáo có ít hơn 10 ca nhiễm bệnh.

Ở Trung Quốc, cùng thời gian đó, các bộ kit thử của 7 công ty đã bước vào quy trình phê duyệt nhanh và thời gian cần thiết để phê duyệt theo quy định đã giảm xuống chỉ còn 4 ngày trong một số trường hợp.

Không chỉ chính sách y tế công cộng, mà việc thực thi các chính sách đó ở các nước Đông Á cũng mạnh mẽ hơn nhiều - theo CGTN.

Giữ khoảng cách xã hội được thực hiện nghiêm ngặt ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Ông Chen cho biết, kỷ luật của người Hàn Quốc sau các khuyến cáo của các cơ quan y tế là một yếu tố. "Chính phủ có thẩm quyền và sự tin tưởng mạnh mẽ từ người dân" - ông Chen nói.

Thứ trưởng Y tế Hàn Quốc Kim Ganglip cho biết trong một cuộc phỏng vấn với báo giới rằng hai giá trị cốt lõi là rất quan trọng đối với cuộc chiến chống COVID-19 của đất nước: Một là sự tham gia của công chúng phải được bảo đảm thông qua sự cởi mở và minh bạch; hai là tôn trọng tư duy sáng tạo và sử dụng công nghệ tiên tiến.

Hàn Quốc đã gửi cảnh báo kịp thời về việc đi lại của những người đã xét nghiệm dương tính dựa trên dữ liệu GPS trên điện thoại. Đối với những người đang tự cách ly, họ cũng phải đăng ký một ứng dụng cho phép các cơ quan y tế kiểm tra nơi ở của họ để đảm bảo tuân thủ.

Các biện pháp tương tự được thực hiện ở Trung Quốc nơi mọi người được gắn một mã sức khỏe gồm một trong ba màu dựa trên lịch sử đi lại và hồ sơ sức khỏe gần đây của họ. Những người được đánh dấu màu xanh lá cây được cấp mã QR để đi lại miễn phí bằng các phương tiện giao thông công cộng, trong khi những người được đánh dấu màu vàng hoặc đỏ sẽ bắt buộc phải tự cách ly.

Khi tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế đi lại, cư dân rời khỏi tỉnh cũng được yêu cầu xuất trình mã sức khỏe xanh để chứng nhận tình trạng sức khỏe của họ. Một hệ thống mã y tế tương tự để học sinh trở lại trường cũng đã được đưa ra.

Một người chạy bộ ở Rome trong thời gian Italia phong toả toàn quốc. Ảnh: Reuters
Một người chạy bộ ở Rome trong thời gian Italia phong toả toàn quốc. Ảnh: Reuters

Trường hợp gây tò mò là Nhật Bản. Ngoài giai đoạn ban đầu xử lý các ca nhiễm trên tàu du lịch Diamond Princess, quốc gia này đã không gặp phải sự đột biến nào về số ca nhiễm mới chỉ sau một đêm. So với Trung Quốc và Hàn Quốc, xét nghiệm sớm và duy trì khoảng cách xã hội ở Nhật Bản đã được thực hiện ở quy mô nhỏ hơn nhiều.

Tiến sĩ Tomoya Saito, giám đốc khoa quản lý khủng hoảng y tế tại Viện Y tế công cộng quốc gia Nhật Bản cho biết, một phần của khả năng chống lây nhiễm của Nhật Bản là nhờ các biện pháp phổ biến trong văn hóa. Người dân Nhật Bản thường xuyên đeo khẩu trang ở nơi công cộng, thường xuyên rửa tay và cúi đầu chào nhau thay vì bắt tay, ông giải thích.

"Ý thức mạnh mẽ về tập thể ở các nước Đông Á đã phát huy lợi thế của họ trong cuộc chiến chống COVID-19" - bà Chen Chengcheng, Đại học Khoa học và Công nghệ Thông tin Bắc Kinh cho hay. Một truyền thống nhà nước mạnh mẽ cũng cho phép các chính phủ phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn ở giai đoạn đầu của đợt bùng phát khi nguồn lực y tế bị căng thẳng, bà nói thêm.

Một số quốc gia ở phương Tây đang theo mô hình do các nước Đông Á thiết lập. Các quốc gia với sự bùng phát ngày càng tăng, từ Italia, Tây Ban Nha, đến Mỹ đều áp dụng các biện pháp kiểm dịch tương tự và kêu gọi mọi người thực hiện cách ly xã hội, tuy nhiên một bộ phận đáng kể dân chúng ít sẵn sàng chấp nhận những hạn chế này.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Nghiên cứu của Mỹ, Anh có thể “giải oan” nguồn gốc COVID-19 ở Vũ Hán

Ngọc Vân |

Virus nguồn gốc COVID-19 có thể đã lây từ động vật sang người từ lâu trước khi ca mắc đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán.

Lý do khiến Mỹ có số ca mắc COVID-19 nhiều nhất thế giới

Ngọc Vân |

Các chuyên gia y tế công cộng cho rằng Mỹ hiện vẫn chưa đạt đỉnh dịch, và có một số lý do khiến Mỹ đứng đầu thế giới về số ca COVID-19.

Nhà khoa học Trung Quốc khuyên Mỹ, Châu Âu trong phòng dịch COVID-19

Song Minh |

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc chỉ ra sai lầm của Mỹ và Châu Âu trong phòng dịch COVID-19.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Nghiên cứu của Mỹ, Anh có thể “giải oan” nguồn gốc COVID-19 ở Vũ Hán

Ngọc Vân |

Virus nguồn gốc COVID-19 có thể đã lây từ động vật sang người từ lâu trước khi ca mắc đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán.

Lý do khiến Mỹ có số ca mắc COVID-19 nhiều nhất thế giới

Ngọc Vân |

Các chuyên gia y tế công cộng cho rằng Mỹ hiện vẫn chưa đạt đỉnh dịch, và có một số lý do khiến Mỹ đứng đầu thế giới về số ca COVID-19.

Nhà khoa học Trung Quốc khuyên Mỹ, Châu Âu trong phòng dịch COVID-19

Song Minh |

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc chỉ ra sai lầm của Mỹ và Châu Âu trong phòng dịch COVID-19.