Nhìn lại các biện pháp phòng dịch COVID-19 của một số nước trên thế giới

Lê Thanh Hà |

Kể từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố COVID-19 là đại dịch, các nước trên thế giới đã triển khai nhiều biện pháp kiềm chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

Dưới đây là các biện pháp hạn chế xã hội đang được triển khai tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, theo Business Insider.

Anh - phong tỏa toàn quốc kể từ 23.3

Người dân Anh chỉ được phép rời khỏi nhà khi cần thực hiện những công việc thiết yếu như mua thực phẩm hoặc thuốc men. Các cuộc tụ họp hơn hai người ngoài phạm vi gia đình đều bị cấm. Thủ tướng Anh Boris Johnson hiện đã nhập viện điều trị COVID-19.

Singapore - đóng cửa các trường học và tất cả các doanh nghiệp không thiết yếu kể từ 7.4

Singapore đã nhận được không ít lời khen ngợi của quốc tế trong công tác chống dịch COVID-19, tuy nhiên, khi số ca mắc liên tục tăng nhanh trong thời gian gần đây, nước này buộc phải thực thi các biện pháp cứng rắn hơn.

Dubai - phong tỏa 2 tuần kể từ 4.4

Tại Dubai, chỉ duy nhất một thành viên trong gia đình được phép rời khỏi nhà để mua các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm hoặc thuốc. Các cá nhân bị phát hiện vi phạm các quy định này "sẽ phải đối mặt với hành động pháp lý".

Panama và Peru - thực hiện các biện pháp hạn chế theo giới tính

Tại Panama và Peru, đàn ông có thể đi siêu thị hoặc hiệu thuốc vào các ngày lẻ là thứ 3, thứ 5, thứ 7. Còn phụ nữ sẽ được phép ra ngoài vào các thứ 2, thứ 4 và thứ 6. Ngày chủ nhật, không ai được phép rời khỏi nhà. Biện pháp hạn chế này sẽ áp dụng trong vòng từ 1.4 đến 15.4 ở Panama và từ 2.4 đến 12.4 ở Peru.

Thái Lan - áp dụng giờ giới nghiêm kể từ tối 3.4

Giờ giới nghiêm tại Thái Lan được quy định từ 10 giờ tối đến 4 giờ sáng (giờ địa phương) kể từ tối 3.4 và sẽ kéo dài cho đến khi có thông báo mới. Những người vi phạm lệnh giới nghiêm sẽ phải đối mặt với án tù hai năm và/hoặc nộp phạt 1.200 USD.

Nga - tiếp tục cho người lao động ở nhà và được hưởng nguyên lương 1 tháng

Sau 1 tuần nghỉ nguyên lương từ 28.3 tới 5.4, người dân Nga tiếp tục được nghỉ làm tới hết tháng 4 và vẫn được nhận nguyên lương, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố hôm 2.4 và nhấn mạnh dịch bệnh tại nước này vẫn chưa đạt đỉnh.

Nam Phi - phong tỏa 21 ngày kể từ 26.3

Hôm 24.3, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã ban bố lệnh phong tỏa trên phạm vi toàn quốc kéo dài 21 ngày trong bối cảnh quốc gia này đang là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 tại Châu Phi. Tính đến chiều 7.4, Nam Phi đã có 1.686 ca mắc COVID-19 và 12 người chết.

New Zealand - phong tỏa 1 tháng kể từ 25.3

New Zealand đã quyết liệt phong tỏa toàn quốc trong 1 tháng kể từ 25.3 khi số ca mắc COVID-19 đột ngột tăng gấp đôi. Việc phong tỏa sẽ chỉ được nới lỏng một phần sau một tháng nếu dịch bệnh có xu hướng giảm tốc lây lan.

Colombia - cách ly xã hội diện rộng kể từ 24.3

Việc cách ly xã hội trên diện rộng tại Columbia sẽ kéo dài 19 ngày, tuy nhiên, Tổng thống Colombia Ivan Duque hôm 6.4 đã tuyên bố việc cách ly xã hội sẽ được gia hạn tới 27.4. Ngoài ra, những công dân trên 70 tuổi tại nước này được khuyến cáo chỉ ở trong nhà đến hết tháng 5.

Ấn Độ - phong tỏa toàn quốc kể từ 25.3

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc, có hiệu lực từ nửa đêm 25.3 và sẽ kéo dài 21 ngày.

Argentina - phong tỏa toàn quốc kể từ 21.3

Người dân chỉ được phép rời khỏi nhà để mua sắm các dịch vụ thiết yếu trong khi lực lượng quân đội liên tục giám sát trên đường phố, theo Buenos Aires Times. Việc phong tỏa dự kiến kết thúc vào 31.3 nhưng đã được Tổng thống Alberto Fernández tuyên bố gia hạn tới 13.4 và nhấn mạnh "sẽ áp dụng quy định nghiêm ngặt đối với việc thực hiện".

Israel - hạn chế đi lại từ 25.3, phong tỏa toàn quốc trong kỳ nghỉ Lễ Vượt qua

Hôm 25.3, chính quyền Israel đã chính thức áp dụng lệnh hạn chế đi lại trên toàn quốc nhằm đối phó với sự lây lan của dịch COVID-19. Lệnh hạn chế này đưa ra nhiều quy định nghiêm ngặt, trong đó có việc yêu cầu người dân không di chuyển xa nhà quá 100 mét. Mới đây, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 6.4 đã ban bố lệnh phong tỏa đất nước trong kỳ nghỉ lễ Passover (Lễ Vượt qua của người Do Thái) từ 7.4 đến 10.4.

Bỉ - phong tỏa toàn quốc kể từ 17.3

Chính phủ Bỉ yêu cầu công dân ở nhà và hạn chế tiếp xúc với người ngoài. Việc đi lại của người dân sẽ bị giới hạn chỉ trong trường hợp tới siêu thị, hiệu thuốc và ngân hàng hoặc các tình huống khẩn cấp khác. Thủ tướng Bỉ Sophie Wilmès tuyên bố lệnh phong tỏa sẽ được gia hạn đến 19.4. 

Philippines - phong tỏa thủ đô 1 tháng kể từ 15.3

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 7.4 đã quyết định gia hạn lệnh phong tỏa và các biện pháp cách ly tại nhà đối với toàn bộ đảo Luzon, bao gồm thủ đô Manila, nhằm nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại nước này. Philippines là một trong những quốc gia đầu tiên thực hiện các biện pháp cách ly xã hội nghiêm ngặt. Cho tới chiều 7.4, nước này đã ghi nhận 3.764 ca mắc COVID-19, trong đó có 177 ca tử vong.

Malaysia - thực thi "Lệnh Kiểm soát Di chuyển" kể từ 18.3

Theo Bangkok Post, "Lệnh Kiểm soát Di chuyển" tại Malaysia theo dự kiến kết thúc vào 31.3 đã được gia hạn tới 14.4. Công dân Malaysia bị cấm đi du lịch nước ngoài, hạn chế di chuyển không cần thiết và đóng cửa tất cả các doanh nghiệp ngoại trừ các cửa hàng bán thực phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày.

Pháp - phong tỏa toàn quốc kể từ 17.3

Tổng thống Emmanuel Macron ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc kể từ 17.3 đến 31.3 để hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19. Trước tình hình dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu được kiểm soát tại nước này, chính phủ Pháp gia hạn phong tỏa toàn quốc đến ngày 15.4.

Tây Ban Nha - phong tỏa toàn quốc kể từ 14.3

Tây Ban Nha là quốc gia Châu Âu thứ hai sau Italia áp dụng phong tỏa toàn quốc từ 14.3. Chính phủ nước này yêu cầu  khoảng 47 triệu cư dân ở nhà (trừ các trường hợp thiết yếu như mua nhu yếu phẩm, y tế) trong ít nhất 15 ngày. Mới đây, việc phong tỏa đã được chính phủ thông báo sẽ kéo dài đến 25.4. Tính đến chiều 7.4, Tây Ban Nha đã ghi nhận hơn 140.500 trường hợp mắc COVID-19 và hơn 13.700 người chết.

Italia - phong tỏa toàn quốc kể từ 9.3

Là 1 trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Châu Âu vì dịch COVID-19, Italia là quốc gia đầu tiên trên thế giới ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc, yêu cầu người dân ở nhà. Việc phong tỏa đất nước của Italia sẽ chính thức kéo dài đến ít nhất là ngày 13.4 nhưng dự kiến thời gian phong tỏa sẽ được gia hạn. Bộ trưởng Y tế Italia Roberto Speranza cho biết, còn quá sớm để nói khi nào lệnh phong tỏa có thể được dỡ bỏ. Italia đã có hơn 132.500 ca mắc COVID-19 và hơn 16.500 người chết tính đến chiều 7.4.

Lê Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Các âm thanh còn sót lại trong không gian phong tỏa lặng như tờ vì COVID-19

HỒNG HẠNH |

Tiếng máy bay không người lái, tiếng chim, tiếng cóc, tiếng nói chuyện về mối quan hệ của các bạn trẻ,... là những âm thanh còn sót lại trong không gian phong tỏa lặng như tờ vì COVID-19.

Dịch COVID-19: Anh phong tỏa nghiêm ngặt nhất kể từ Thế chiến 2

Khánh Minh |

Anh áp đặt phong tỏa nghiêm ngặt nhất kể từ sau Thế chiến 2 trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.

Gần 1 tỉ người trên thế giới chịu cảnh phong tỏa vì đại dịch COVID-19

HỒNG HẠNH |

Gần 1 tỉ người trên thế giới hạn chế ra khỏi nhà khi 35 quốc gia quyết định ban bố lệnh phong tỏa vì số người chết do COVID-19 lên tới 13.000 người - tính đến sáng 22.3.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Các âm thanh còn sót lại trong không gian phong tỏa lặng như tờ vì COVID-19

HỒNG HẠNH |

Tiếng máy bay không người lái, tiếng chim, tiếng cóc, tiếng nói chuyện về mối quan hệ của các bạn trẻ,... là những âm thanh còn sót lại trong không gian phong tỏa lặng như tờ vì COVID-19.

Dịch COVID-19: Anh phong tỏa nghiêm ngặt nhất kể từ Thế chiến 2

Khánh Minh |

Anh áp đặt phong tỏa nghiêm ngặt nhất kể từ sau Thế chiến 2 trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.

Gần 1 tỉ người trên thế giới chịu cảnh phong tỏa vì đại dịch COVID-19

HỒNG HẠNH |

Gần 1 tỉ người trên thế giới hạn chế ra khỏi nhà khi 35 quốc gia quyết định ban bố lệnh phong tỏa vì số người chết do COVID-19 lên tới 13.000 người - tính đến sáng 22.3.