Nhiều quốc gia ủng hộ lập trường của Mỹ về Biển Đông

Ngọc Vân thực hiện |

Nhiều quốc gia, học giả bày tỏ ủng hộ Tuyên bố lập trường của Mỹ đối với các yêu sách biển ở Biển Đông, ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra tuyên bố vào rạng sáng 14.7 theo giờ Việt Nam.

Ủng hộ tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông

Ngày 15.7, liên quan đến Tuyên bố lập trường của Mỹ đối với các yêu sách biển ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyện vọng và mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, khu vực và cộng đồng quốc tế. Việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu đó. Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm, như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng UNCLOS 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương”.

Ngày 16.7, tại cuộc họp báo thường kỳ tại thủ đô New Delhi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava cho biết: “Ấn Độ coi Biển Đông là một phần của không gian toàn cầu chung, và New Delhi có những lợi ích vĩnh viễn gắn với hòa bình và ổn định của khu vực. Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải và hàng không cùng các hoạt động thương mại hợp pháp, không bị cản trở tại các tuyến đường hàng hải quốc tế, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng cho hay, New Delhi tin rằng mọi khác biệt có thể được giải quyết một cách hòa bình bằng việc thượng tôn các tiến trình pháp lý và ngoại giao, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Thủ tướng Australia Scott Morrison trong cuộc họp báo ngày 15.7 khẳng định, Australia ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông. Trả lời câu hỏi đề nghị bình luận về Tuyên bố lập trường của Mỹ về các yêu sách biển ở Biển Đông, Reuters dẫn lời ông Morrison nói: “Australia đóng vai trò xây dựng trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông và chúng tôi tiếp tục ủng hộ tự do hàng hải tại các vùng biển trong khu vực này”. Ông Morrison cũng cho hay, Australia sẽ can dự chủ động, tích cực và theo cách của Australia, vì Biển Đông là vấn đề mà nước này rất quan tâm.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Philippines khẳng định “nhất trí cao” với Mỹ sau Tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo. Tờ Manila Bulletin dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết trong thông cáo ngày 14.7: “Chúng tôi nhất trí cao với lập trường của cộng đồng quốc tế rằng, cần phải có một trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông”. Ông Lorenzana đồng thời kêu gọi Trung Quốc tuân thủ UNCLOS 1982, tuân thủ các phán quyết của Toà trọng tài thường trực năm 2016, trong đó bác bỏ yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hoan nghênh lập trường rõ ràng của Mỹ

Liên quan đến Tuyên bố lập trường của Mỹ về các yêu sách biển ở Biển Đông, Lao Động đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia.

 Thưa Giáo sư, đâu là những điểm đáng chú ý trong Tuyên bố lập trường của Mỹ về các yêu sách biển ở Biển Đông?

- Điểm đáng chú ý là Mỹ đã chuyển hướng đường lối chính sách tiêu chuẩn của mình ở Biển Đông rằng “Mỹ không đứng về bên nào” liên quan đến các vấn đề tranh chấp chủ quyền. Mỹ đã thay đổi lập trường để ủng hộ hoàn toàn phán quyết của Toà Trọng tài thường trực trong vụ kiện của Philippines với Trung Quốc. Mỹ tuyên bố dứt khoát rằng “các yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở hầu khắp Biển Đông cũng như chiến dịch bắt nạt của họ để giành quyền kiểm soát là hoàn toàn phi pháp”. Ngoại trưởng Mike Pompeo sau đó nhấn mạnh, Mỹ bác bỏ toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng nước quanh Bãi Tư Chính (ngoài khơi Việt Nam), Bãi Luconia (ngoài khơi Malaysia), vùng nước thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Brunei, và Đảo Natuna Lớn (ngoài khơi Indonesia).

 Tại sao Mỹ chọn thời điểm này để đưa ra tuyên bố?

- Có hai lý do vì sao Mỹ thực hiện thay đổi chính sách vào thời điểm này. Đầu tiên, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang coi chính sách cứng rắn chống Trung Quốc một chủ đề chính trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11 năm nay. Mỹ trước đó đã chỉ trích chính sách thương mại của Trung Quốc, cáo buộc Trung Quốc xử lý sai lầm đại dịch COVID-19, và giờ là thẳng thừng lên án Trung Quốc bắt nạt và đe dọa các quốc gia duyên hải ở Biển Đông.

Lý do thứ hai là Mỹ đã quyết định tăng cường sự hiện diện của hải quân và không quân ở Biển Đông thông qua việc tăng cường thực thi tự do hàng hải, hàng không. Điều này được minh chứng bằng việc Mỹ phái hai tàu chiến đến vùng biển Malaysia để chống lại hoạt động của một tàu khảo sát Trung Quốc, và bằng các cuộc diễn tập chung hôm 4.7 của hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald và USS Nimitz. Ngày 17.7, hai nhóm tàu này tiếp tục lần thứ hai diễn tập trên Biển Đông. Tuyên bố ngày 13.7 của Ngoại trưởng Mike Pompeo được thiết kế để củng cố lý do hợp lý cho các hành động của Mỹ, và để liên kết chặt chẽ hơn giữa Mỹ với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Indonesia.

 Tuyên bố của Mỹ tác động tới khu vực như thế nào, thưa giáo sư?

- Một mặt, sự thay đổi trong chính sách của Mỹ nên được các quốc gia duyên hải ở Biển Đông hoan nghênh, vì các nước này - ngoại trừ Brunei im lặng - đã bày tỏ quan điểm tương tự trong các công hàm đệ trình về thềm lục địa mở rộng của họ tại Biển Đông lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc.

Mặt khác, các quốc gia duyên hải sẽ phải xác định mức độ mà họ sẽ hợp tác với Mỹ để đẩy lùi lực lượng hải cảnh, dân quân biển và đội tàu cá Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế tương ứng của các nước này. Một số nước có thể lo ngại rằng nếu đứng về phía Mỹ sẽ bị Trung Quốc gây áp lực.

Ngọc Vân thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Tuyên bố của Mỹ về Biển Đông có giá trị pháp lý rất cao

Thanh Hà (thực hiện) |

PGS-TS Vũ Thanh Ca - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo - nhận định, tuyên bố của Mỹ ngày 13.7 bác bỏ hầu hết các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông chủ yếu dựa trên phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA), Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 và các văn bản luật pháp quốc tế khác, nên có giá trị pháp lý rất cao.

Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ Ronald Reagan tập trận ở Biển Đông

Thanh Hà |

Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ Ronald Reagan tiếp tục các hoạt động ở Biển Đông nhằm hỗ trợ duy trì khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở hôm 17.7, thông tin từ website của Hải quân Mỹ.

Việt Nam lên tiếng sau khi Mỹ bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Hải Anh |

Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Tuyên bố của Mỹ về Biển Đông có giá trị pháp lý rất cao

Thanh Hà (thực hiện) |

PGS-TS Vũ Thanh Ca - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo - nhận định, tuyên bố của Mỹ ngày 13.7 bác bỏ hầu hết các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông chủ yếu dựa trên phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA), Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 và các văn bản luật pháp quốc tế khác, nên có giá trị pháp lý rất cao.

Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ Ronald Reagan tập trận ở Biển Đông

Thanh Hà |

Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ Ronald Reagan tiếp tục các hoạt động ở Biển Đông nhằm hỗ trợ duy trì khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở hôm 17.7, thông tin từ website của Hải quân Mỹ.

Việt Nam lên tiếng sau khi Mỹ bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Hải Anh |

Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.