Nhiều học giả quốc tế lo ngại Dự luật Cảnh sát biển của Trung Quốc

Thanh Hà |

Tại hội thảo quốc tế về Biển Đông, một vấn đề nóng được đề cập đến trong chủ đề phòng tránh đụng độ trên biển là Dự luật Cảnh sát biển của Trung Quốc.

Hội thảo Biển Đông lần thứ 12 diễn ra ngày 16 và 17.11 lần đầu tiên được tổ chức theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến đã thảo luận các chủ đề cấp bách với sự tham gia sâu rộng hơn của giới hoạch định và thực thi chính sách.

Lo ngại về Dự luật Cảnh sát biển của Trung Quốc

Tại hội thảo, trao đổi về vấn đề phòng tránh nguy cơ đụng độ trên biển, trong thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều vụ đụng độ đáng tiếc giữa các lực lượng chấp pháp của các nước láng giềng, nhất là tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước ven biển.

Một số hoạt động nghiên cứu khoa học biển, khai thác tài nguyên của các nước trên vùng biển nước mình cũng thường bị quấy nhiễu. Nguy cơ xảy ra đụng độ trên biển thời gian tới ngày càng lớn do cạnh tranh giữa các nước lớn gia tăng.

Do vậy, các học giả đề xuất một số khuyến nghị cho các nước liên quan nhằm phòng tránh đụng độ, giảm thiểu rủi ro như nghiêm chỉnh tuân thủ Công ước Luật Biển UNCLOS 1982, các nước gia nhập các điều ước, thoả thuận quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro trên biển như COLREG, SUA and SOLAS.

Từ năm 2016, Trung Quốc và ASEAN đã ra tuyên bố chung về Quy tắc phòng tránh đụng độ trên biển (CUES). Tuy nhiên, đến nay CUES vẫn là bộ quy tắc tự nguyện và chỉ áp dụng cho các lực lượng hải quân. Do vậy, học giả Australia đề xuất mở rộng phạm vi áp dụng CUES cho cả các lực lượng cảnh sát biển, chấp pháp dân sự trên biển.

Một vấn đề nóng được đề cập đến trong chủ đề phòng tránh đụng độ trên biển là Dự luật Cảnh sát biển của Trung Quốc, trong đó có thể có quy định cho phép lực lượng chấp pháp biển Trung Quốc sử dụng vũ lực trong vùng biển nước này yêu sách.

Dự luật này đã gây ra lo ngại nghiêm trọng không chỉ đối với các nước khu vực mà còn đối với các nước cùng sử dụng Biển Đông, Biển Hoa Đông, do việc Trung Quốc thực hiện dự luật sẽ đe doạ tính mạng và tài sản của ngư dân các nước, gây cản trở tự do hàng hải qua khu vực Biển Đông.

Học giả Trung Quốc giải thích rằng, đây là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và Trung Quốc luôn theo đuổi chính sách hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng trong vấn đề Biển Đông.

Tuy nhiên, nhiều học giả Ấn Độ, Nhật Bản và Đông Nam Á tiếp tục bày tỏ sự lo ngại đối với dự luật, do Trung Quốc không làm rõ khu vực biển áp dụng dự luật cũng như những tiêu chí cho phép cảnh sát biển Trung Quốc sử dụng vũ lực.

Tuy một số nước ven biển cũng cho phép lực lượng cảnh sát biển sử dụng vũ khí trong một số tình huống nhất định nhưng dự luật của Trung Quốc gây lo ngại chính vì cách hành xử tuỳ tiện của nước này đối với ngư dân và tàu thuyền các nước thời gian qua.

Khó khăn trong thúc đẩy hợp tác biển

Trong các vấn đề đánh bắt cá, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, và phát triển kinh tế biển bền vững, các đại biểu tham dự cũng cho rằng đây là những lĩnh vực cần được các nước quan tâm chú ý do đây là các lĩnh vực hợp tác đầy tiềm năng, có hiệu quả thực tiễn, cho thấy thiện chí hợp tác của các nước nhằm làm giảm căng thẳng, đóng góp vào quá trình xây dựng lòng tin tại khu vực.

Đồng thời, hợp tác trong các lĩnh vực này cũng góp phần đáp ứng lợi ích chung của người dân các nước khu vực về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững…

Tuy nhiên, khi đi vào thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực nói trên, các đại biểu cho biết họ gặp phải nhiều khó khăn khi đề xuất các dự án trên thực địa, đồng thời xuất hiện nhiều yếu tố nhạy cảm trong tiến trình hợp tác như vị trí địa lý, cơ chế tổ chức, tài chính và nhân sự...

Ngoài ra, gần đây một số nước đối tác của ASEAN cũng đề xuất các ý tưởng, sáng kiến hợp tác “kinh tế biển xanh” với ASEAN, do đó khó tránh khỏi chồng chéo và phức tạp giữa các sáng kiến này. Các đại biểu đã đề xuất tìm kiếm các biện pháp để đồng bộ hoá các sáng kiến này, kể cả việc xây dựng các cơ chế hợp tác biển đa phương của ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối tác để thúc đẩy hợp tác biển.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam đã, đang và sẽ thúc đẩy Biển Đông thành vùng biển hòa bình

Thanh Hà |

Việt Nam đã, đang và sẽ luôn thúc đẩy để biến Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, ổn định và phồn thịnh, nơi gắn kết lợi ích của các quốc gia trong và ngoài khu vực, nơi các quốc gia thúc đẩy hợp tác và chung sống hòa bình trên cơ sở các chuẩn mực quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế.

Biển Đông: Phép thử với nhiều vấn đề quan trọng trong quan hệ quốc tế

Khánh Minh |

Trong bối cảnh COVID-19, Biển Đông là phép thử đối với nhiều vấn đề quan trọng trong quan hệ quốc tế như ứng xử của các nước lớn và tôn trọng các chuẩn mực ứng xử quốc tế.

ASEAN - Mỹ quan ngại Biển Đông vẫn tiềm ẩn các nguy cơ đe dọa hòa bình

Thanh Hà |

Các nhà lãnh đạo ASEAN và Mỹ bày tỏ quan ngại rằng tại Biển Đông vẫn tiềm ẩn các nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định và những hành động đi ngược lại luật pháp quốc tế, gây bất ổn, làm phức tạp tình hình và gây quan ngại cho các quốc gia trong khu vực.

10 cán bộ cấp huyện ở Cao Bằng bị khởi tố vì sai phạm đất đai

Tân Văn |

Cao Bằng - Nhiều cán bộ, công chức huyện Thạch An bị khởi tố, điều tra vì những sai phạm trong lĩnh vực đất đai.

Bụi đỏ sân dự án sân bay Long Thành bao trùm, học sinh lấm lem tới trường

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Trường tiểu học tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai nằm sát đại công trường thi công dự án sân bay Long Thành. Nơi đây, hàng trăm con em người dân vùng dự án đang miệt mài học tập. Tuy nhiên thời gian gần đây, ngôi trường đã bị bụi từ dự án sân bay bao trùm lên toàn bộ ngôi trường một màu đất đỏ.

Sạt lở ở TP. Sa Đéc: Ngày 3.4, đơn vị tư vấn thiết kế tiến hành khảo sát

HOÀNG LỘC |

Ngay sau sạt lở, chính quyền xã Tân Phú Đông huy động lực lượng dân quân địa phương di dời tài sản có giá trị của người dân, gia cố đoạn sạt lở dài hơn 70m ở tuyến đường kênh Đốc Phủ Hiền (ấp Tân Thuận, xã Tân Phú Đông, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).

Công ty của những người mắc chứng tự kỷ

Thùy Linh |

"Những khách hàng đến đây ngoài sử dụng dịch vụ của chúng tôi sẽ còn hiểu thêm về giá trị lao động của người tự kỷ", anh Nguyễn Đức Trung - người sáng lập Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ đầu tiên tại Việt Nam (VAPs) - chia sẻ.

Loạt ảnh hiếm chưa từng công bố về Trịnh Công Sơn và Hồng Nhung thời trẻ

Việt Phong |

Trong triển lãm "Giọt nước rơi trên kính", những hình ảnh của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca sĩ Hồng Nhung lần đầu được công bố qua ống kính của nhiếp ảnh gia Dương Minh Long.

Việt Nam đã, đang và sẽ thúc đẩy Biển Đông thành vùng biển hòa bình

Thanh Hà |

Việt Nam đã, đang và sẽ luôn thúc đẩy để biến Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, ổn định và phồn thịnh, nơi gắn kết lợi ích của các quốc gia trong và ngoài khu vực, nơi các quốc gia thúc đẩy hợp tác và chung sống hòa bình trên cơ sở các chuẩn mực quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế.

Biển Đông: Phép thử với nhiều vấn đề quan trọng trong quan hệ quốc tế

Khánh Minh |

Trong bối cảnh COVID-19, Biển Đông là phép thử đối với nhiều vấn đề quan trọng trong quan hệ quốc tế như ứng xử của các nước lớn và tôn trọng các chuẩn mực ứng xử quốc tế.

ASEAN - Mỹ quan ngại Biển Đông vẫn tiềm ẩn các nguy cơ đe dọa hòa bình

Thanh Hà |

Các nhà lãnh đạo ASEAN và Mỹ bày tỏ quan ngại rằng tại Biển Đông vẫn tiềm ẩn các nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định và những hành động đi ngược lại luật pháp quốc tế, gây bất ổn, làm phức tạp tình hình và gây quan ngại cho các quốc gia trong khu vực.