Nhật Bản dự tính chi 40 tỉ USD mua chiến đấu cơ để bảo vệ đảo

Song Minh |

Để bảo vệ đảo tranh chấp với Trung Quốc, Nhật Bản sẽ đẩy nhanh các cuộc thảo luận cùng đồng minh để phát triển “chiến đấu cơ tương lai” mới.

Chiến cơ mới dự kiến sẽ thay thế máy bay tiêm kích F-2 - được Mitsubishi Heavy Industries và Lockheed Martin chế tạo nhưng dựa nhiều vào F-16 Fighting Falcon của quân đội Mỹ. Tiêm kích cuối cùng trong số 98 chiếc F-2 sẽ nghỉ hưu vào khoảng năm 2035.

Nhật Bản cũng đã cam kết mua 147 máy bay F-35 Lightning của Lockheed Martin, nhưng khẳng định việc phát triển máy bay chiến đấu mới nhất phải được dẫn dắt bởi các công ty trong nước với sự hợp tác của các nhà sản xuất nước ngoài, có thể từ Mỹ hoặc Anh.

Các quan chức quốc phòng muốn có một nguyên mẫu để thử nghiệm ngay sau năm 2024, và sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 2031 - Đài Truyền hình quốc gia Nhật Bản NHK đưa tin. 

Một danh sách các yêu cầu về chiến đấu cơ - sẽ được hoàn thiện trong tháng này - dự kiến ​​sẽ bao gồm khả năng tàng hình tiên tiến. Theo thời gian biểu mới, một nhà sản xuất trong nước sẽ được công bố trong năm nay, và một đối tác quốc tế được chọn trong vòng 12 tháng tới.

Theo Garren Mulloy, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Daito Bunka, máy bay chiến đấu mới sẽ bổ sung cho F-35 - tiêm kích được chọn vì lý do chính trị nhưng cuối cùng không đáp ứng nhu cầu của Lực lượng Phòng vệ Không quân (ASDF).

“Vào tháng 10.2011, chính phủ đã công bố một lời giải thích dài và chi tiết về lý do tại sao họ chọn F-35 thay vì Typhoon, Rafael hay Super Hornet - tất cả đều đã hoạt động - trong khi F-35 vẫn còn ở giai đoạn đầu thử nghiệm” - ông Daito Bunka nói.

“Một trong những lý do chính đằng sau quyết định này là họ nghĩ rằng nó sẽ giúp phát triển ngành hàng không Nhật Bản, nhưng F-35 không phải là máy bay mà ASDF muốn. ASDF muốn có một máy bay tầm xa, hai động cơ, đặc biệt là có khả năng hoạt động trên mặt nước” - ông Bunka cho hay.

Các mối lo ngại của Nhật Bản tập trung vào không gian xung quanh các vùng lãnh thổ xa xôi, chủ yếu là các đảo ở tỉnh Okinawa mà Nhật Bản kiểm soát và gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư. “Nhật Bản muốn có máy bay chiến đấu để bảo vệ những hòn đảo này và họ cần một máy bay đa năng” - ông Mulloy cho hay.

Những yêu cầu cụ thể nhấn mạnh rằng, các doanh nghiệp trong nước phải đi đầu trong việc thiết kế và phát triển máy bay. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng muốn phát triển các ngành công nghiệp quốc phòng và sẽ hy vọng tìm được thị trường xuất khẩu.

Mitsubishi Heavy đang đàm phán với Lockheed Martin, Northrup Grumman và Boeing của Mỹ, cũng như Aerospace của Anh và ba công ty khác có trụ sở tại Anh.

Trong khi đó, các công ty Mỹ dự kiến ​​sẽ nhấn mạnh khả năng tương tác giữa các hệ thống phòng thủ của Nhật Bản và Mỹ, một chiến thuật giúp Tokyo hướng tới việc lựa chọn F-35 thay vì Typhoon của Anh.

Các yếu tố cốt lõi của máy bay - bao gồm cả động cơ và thân máy bay - sẽ được các công ty Nhật Bản chế tạo. Các công ty nước ngoài có thể cung cấp công nghệ tàng hình tiên tiến và khả năng tác chiến điện tử.

Hợp đồng phát triển "chiến đấu cơ tương lai" của Nhật Bản ước tính trị giá 40 tỉ USD. Mỗi chiếc máy bay có thể có giá 185 triệu USD.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Nhật Bản lâu kỷ lục

Khánh Minh |

Hai tàu hải cảnh Trung Quốc đã vào lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông và ở đó trong thời gian dài kỷ lục.

Ấn Độ - Nhật Bản diễn tập giữa căng thẳng biên giới Trung - Ấn

Khánh Minh |

Hải quân Ấn Độ và Nhật Bản thường xuyên diễn tập, đây là lần diễn tập thứ 15 trong 3 năm. Nội dung của cuộc diễn tập này là huấn luyện chiến thuật, huấn luyện truyền thông. Đáng lưu ý nó diễn ra trong bối cảnh Ấn Độ và Trung Quốc đang căng thẳng biên giới ở Ladakh, phía tây Himalaya.

Nhật Bản xác nhận huỷ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ

Phương Linh |

Chính phủ Nhật Bản ngày 25.6 xác nhận huỷ kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trị giá hàng tỉ USD của Mỹ, vài ngày sau khi cho biết chương trình đã bị đình chỉ.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Nhật Bản lâu kỷ lục

Khánh Minh |

Hai tàu hải cảnh Trung Quốc đã vào lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông và ở đó trong thời gian dài kỷ lục.

Ấn Độ - Nhật Bản diễn tập giữa căng thẳng biên giới Trung - Ấn

Khánh Minh |

Hải quân Ấn Độ và Nhật Bản thường xuyên diễn tập, đây là lần diễn tập thứ 15 trong 3 năm. Nội dung của cuộc diễn tập này là huấn luyện chiến thuật, huấn luyện truyền thông. Đáng lưu ý nó diễn ra trong bối cảnh Ấn Độ và Trung Quốc đang căng thẳng biên giới ở Ladakh, phía tây Himalaya.

Nhật Bản xác nhận huỷ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ

Phương Linh |

Chính phủ Nhật Bản ngày 25.6 xác nhận huỷ kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trị giá hàng tỉ USD của Mỹ, vài ngày sau khi cho biết chương trình đã bị đình chỉ.