Nhân loại Trái đất đổ xô tìm sự sống ở "hành tinh địa ngục" 450 độ C

Khánh Minh |

Mỹ, Châu Âu, Ấn Độ, Nga đang lên kế hoạch gửi tàu vũ trụ đến sao Kim - hành tinh "địa ngục" nóng rực nằm gần Trái đất nhất trong hệ Mặt trời - để tìm kiếm sự sống.

Mặc dù sao Kim nằm trong “khu vực có thể tồn tại sự sống”, nhưng từ lâu các nhà khoa học rất nhanh chóng phát hiện ra rằng, bề mặt sao Kim là địa ngục nóng rực. Nhiệt độ trên bề mặt vượt quá 450 độ C, áp suất bề mặt cao gấp 92 lần so với của Trái đất, bầu trời được bao phủ bởi những đám mây dày đặc axit sunfuric. Những đám mây này phản xạ và tán xạ khoảng 90% ánh sáng Mặt trời.

Tuy nhiên, một vài năm trước, các nhà khoa học đã phát hiện dấu hiệu của sự sống trong khí quyển sao Kim một loại khí được gọi là "phosphine", cho thấy các vi sinh vật có thể tồn tại trên hành tinh này và là một dấu hiệu về khả năng có sự sống bên ngoài Trái đất.

Do vậy, tất cả sứ mệnh khoa học mới đều đặt ra nhiệm vụ tìm kiếm dấu hiệu sự sống trên sao Kim.

Minh hoạ núi lửa trên sao Kim. Ảnh: NASA
Minh hoạ núi lửa trên sao Kim. Ảnh: NASA

Tàu quỹ đạo của Ấn Độ

Theo Sputnik, dự án đầu tiên thực hiện nhiệm vụ sao Kim là tàu quỹ đạo Shukrayaan-1 của Ấn Độ dự kiến được phóng vào tháng 12.2024 hoặc vào giữa năm 2026, tùy thuộc vào thời điểm hoàn thành dự án.

Những mục tiêu chính của sứ mệnh là lập bản đồ bề mặt và nghiên cứu các đặc điểm địa chất của sao Kim, nghiên cứu thành phần hóa học của khí quyển và sự tương tác của nó với gió Mặt trời.

Trên tàu quỹ đạo sẽ có các thiết bị đo bức xạ terahertz, hồng ngoại và tia cực tím để phân tích bầu khí quyển của sao Kim. Vì vậy, sứ mệnh của Ấn Độ có mọi cơ hội phát hiện ra phosphine, nếu nó có ở đó.

Lựa chọn của NASA

Vào tháng 2, NASA đã phê duyệt 4 dự án cho chương trình khám phá hệ mặt trời Discovery, trong đó có 2 dự án liên quan đến sao Kim. NASA phân bổ 500 triệu USD cho mỗi dự án này.

NASA có 2 dự án thăm dò sao Kim. Ảnh: NASA
NASA có 2 dự án thăm dò sao Kim. Ảnh: NASA

DAVINCI + là một tàu thăm dò khí quyển sao Kim của NASA. Tàu thăm dò sẽ phân tích thành phần khí quyển từ các lớp trên cùng đến bề mặt, đặc biệt chú ý đến khí trơ và các hợp chất khác có thể làm rõ bản chất của hiệu ứng nhà kính trên hành tinh này.

Trong sứ mệnh thứ hai là VERITAS, NASA sẽ gửi một tàu vũ trụ với các thiết bị radar mạnh vào quỹ đạo sao Kim để quan sát qua bầu khí quyển dày đặc, lập bản đồ bề mặt hành tinh, làm sáng tỏ lịch sử địa chất của nó và tìm kiếm dấu hiệu của các quá trình kiến ​​tạo mảng và núi lửa.

Các thiết bị hồng ngoại trên tàu vũ trụ sẽ xác định thành phần đất đá trên bề mặt. Điều này sẽ giúp các nhà khoa học xây dựng bản đồ địa chất đầu tiên của hành tinh, để hiểu lịch sử của sao Kim và sự khác biệt của nó với Trái đất.

Tàu vũ trụ Venera-D của Nga

Nga lên kế hoạch phóng trạm tự động liên hành tinh Venera-D vào năm 2029. Trạm Venera-D bao gồm một tàu quỹ đạo và một tàu đổ bộ lên sao Kim để nghiên cứu toàn diện về bầu khí quyển, bề mặt, cấu trúc bên trong của hành tinh và plasma không gian xung quanh.

Ảnh:
Nga lên kế hoạch sẽ phóng trạm tự động liên hành tinh Venera-D vào năm 2029. Ảnh: Venera-D

Theo tính toán của các nhà phát triển, tàu đổ bộ sẽ tồn tại trên bề mặt hành tinh không quá 2 hoặc 3 giờ, nhưng nó sẽ cung cấp trạm LLISSE (Long-Lived In-Situ Solar System Explorer) do các chuyên gia NASA phát triển. Trạm này có thể hoạt động trong ít nhất 60 ngày.

Dự án Châu Âu

Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đang xem xét khả năng phóng sứ mệnh EnVision lên sao Kim vào năm 2030. Cũng như VERITAS, sứ mệnh của ESA sẽ phóng tàu vũ trụ lên quỹ đạo sao Kim, nhưng EnVision sẽ lập bản đồ các khu vực riêng lẻ của hành tinh với độ phân giải lên đến 1 mét (VERITAS có 15-30m).

Ngoài ra, một quang phổ kế đặc biệt sẽ phân tích ánh sáng có bước sóng cụ thể đi qua đám mây carbon dioxide. Các nhà khoa học hy vọng rằng, điều này sẽ giúp tìm hiểu thành phần đất đá trên hành tinh.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện kỳ lạ về tiểu hành tinh và sao chổi

Ngọc Vân |

Tiểu hành tinh và sao chổi có thể giống nhau hơn chúng ta nghĩ, theo nghiên cứu mới của giới thiên văn học.

Tin vũ trụ nóng nhất tuần: Phát hiện bất ngờ ở tiểu hành tinh gần Trái đất

Ngọc Vân |

Phát hiện bất ngờ ở tiểu hành tinh gần Trái đất; Nhật thực vòng lửa; Nga doạ rút khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế; Tàu NASA bắt đầu thám hiểm sao Hỏa... là những tin vũ trụ thiên văn nóng nhất tuần qua.

Nhờ va chạm tiểu hành tinh, Nga có mỏ tài nguyên quý lớn nhất thế giới

Song Minh |

Vụ va chạm tiểu hành tinh 36 triệu năm trước giúp Nga sở hữu mỏ kim cương lớn bậc nhất thế giới, ước tính chứa hàng nghìn tỉ carat.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Phát hiện kỳ lạ về tiểu hành tinh và sao chổi

Ngọc Vân |

Tiểu hành tinh và sao chổi có thể giống nhau hơn chúng ta nghĩ, theo nghiên cứu mới của giới thiên văn học.

Tin vũ trụ nóng nhất tuần: Phát hiện bất ngờ ở tiểu hành tinh gần Trái đất

Ngọc Vân |

Phát hiện bất ngờ ở tiểu hành tinh gần Trái đất; Nhật thực vòng lửa; Nga doạ rút khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế; Tàu NASA bắt đầu thám hiểm sao Hỏa... là những tin vũ trụ thiên văn nóng nhất tuần qua.

Nhờ va chạm tiểu hành tinh, Nga có mỏ tài nguyên quý lớn nhất thế giới

Song Minh |

Vụ va chạm tiểu hành tinh 36 triệu năm trước giúp Nga sở hữu mỏ kim cương lớn bậc nhất thế giới, ước tính chứa hàng nghìn tỉ carat.