Nhà nhập khẩu LNG hàng đầu báo động về nguồn cung toàn cầu

Thanh Hà |

Nhật Bản - nước nhập khẩu LNG hàng đầu thế giới - cảnh báo, cạnh tranh toàn cầu với mặt hàng này sẽ tăng trong vòng 3 năm tới do nguồn cung không được đầu tư.

Các hợp đồng LNG dài hạn bắt đầu trước năm 2026 đã được bán hết, theo khảo sát của Bộ Thương mại Nhật Bản công bố ngày 21.11.

Người mua rất cần những hợp đồng LNG dài hạn vì có giá cả ổn định và nguồn cung cấp đáng tin cậy trong nhiều năm.

Các quốc gia trên thế giới đang cạnh tranh để đảm bảo những lô LNG từ các nhà xuất khẩu lớn như Qatar và Mỹ, nhưng có rất ít nguồn cung mới cho thị trường trước năm 2026.

Trong khi đó, Châu Âu đang chạy đua mua LNG để thay thế khí đốt Nga vận chuyển qua đường ống, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nhiên liệu toàn cầu.

Vị trí xây dựng trạm LNG tại Jade Bight ở Wilhelmshaven, Đức. Ảnh: AFP
Vị trí xây dựng trạm LNG tại Jade Bight ở Wilhelmshaven, Đức. Ảnh: AFP

Điều này có nghĩa là các nhà nhập khẩu sẽ buộc phải phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường giao ngay đầy biến động và đắt đỏ. Thị trường LNG giao ngay hiện giao dịch ở mức cao gấp gần 3 lần so với các hợp đồng dài hạn. Năm ngoái, khoảng 30% tổng số LNG được giao qua thị trường giao ngay, theo Nhóm các nhà nhập khẩu LNG quốc tế.

Các quan chức Nhật Bản và giám đốc điều hành công ty năng lượng đã gặp nhau trong ngày 21.11 để thảo luận về kế hoạch mua LNG. Nhật Bản dự kiến trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới trong năm nay và nhiên liệu này là lựa chọn hàng đầu của nước này để sản xuất điện.

Văn bản của Bộ Thương mại Nhật Bản chỉ ra, việc thiếu đầu tư vào các dự án xuất khẩu LNG có nghĩa là nguồn cung sẽ rất khan hiếm trong nhiều năm.

Theo tài liệu này, nếu khí đốt của Nga qua đường ống đến Châu Âu bị cắt hoàn toàn, thế giới có thể thiếu 7,6 triệu tấn LNG vào tháng 1.2025, tương đương với một tháng nhập khẩu của Nhật Bản.

Nhật Bản đã và đang triển khai nhiều động thái để tăng cường an ninh năng lượng thông qua việc cho phép chính phủ mua LNG từ thị trường giao ngay trong trường hợp các công ty không thể thực hiện được.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Qatar ký thỏa thuận LNG dài hạn chưa từng có với Trung Quốc

Thanh Hà |

QatarEnergy ký thỏa thuận kéo dài 27 năm để cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho Sinopec của Trung Quốc.

Tiết lộ mức đội giá nhà ga LNG đầu tiên của Đức

Ngọc Vân |

Nhà ga khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên của Đức đội giá gấp đôi so với ước tính ban đầu.

Xác định nguyên nhân nổ nhà máy LNG hàng đầu thế giới ở Mỹ

Thanh Hà |

Việc tích tụ áp suất khiến khí lỏng nở ra và sôi lên, dẫn đến vỡ đường ống tại nhà máy Freeport LNG ở Mỹ.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Qatar ký thỏa thuận LNG dài hạn chưa từng có với Trung Quốc

Thanh Hà |

QatarEnergy ký thỏa thuận kéo dài 27 năm để cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho Sinopec của Trung Quốc.

Tiết lộ mức đội giá nhà ga LNG đầu tiên của Đức

Ngọc Vân |

Nhà ga khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên của Đức đội giá gấp đôi so với ước tính ban đầu.

Xác định nguyên nhân nổ nhà máy LNG hàng đầu thế giới ở Mỹ

Thanh Hà |

Việc tích tụ áp suất khiến khí lỏng nở ra và sôi lên, dẫn đến vỡ đường ống tại nhà máy Freeport LNG ở Mỹ.