Nguyên nhân khiến các thềm băng khổng lồ ở Nam Cực sụp đổ

Nguyễn Hạnh |

Theo một nghiên cứu mới đây, việc mỏng đi một lớp "keo" dùng để giữ các tảng băng bị nứt vỡ lại với nhau có thể khiến thềm băng ở Nam Cực sụp đổ.

Live Science dẫn nghiên cứu mới cho biết, nhiều thềm băng ở Nam Cực đã bị nứt vỡ hoặc sụp đổ trong vài thập kỷ qua, nhưng chính xác điều gì đã làm gia tăng sự mất băng vẫn chưa rõ ràng. Để tìm ra điều này, một nhóm nhà khoa học phóng to các vết nứt trên thềm băng Larsen C của Nam Cực. Thềm băng này vào tháng 7.2017 từng tạo ra A68 - một tảng băng trôi có diện tích khoảng 5.800km2, bằng tiểu bang Delaware của Mỹ.

Việc tách A68 đã làm giảm 12% kích thước của Larsen C. Larsen C là thềm băng thứ ba trên bán đảo phía tây của Nam Cực trải qua sự mất băng lớn trong hai thập kỷ qua.

Theo đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư khoa học hệ thống Trái đất Eric Rignot từ Đại học California (Mỹ), giả thuyết phổ biến cho rằng những sự phân tách này xảy ra do một quá trình được gọi là hiện tượng đứt gãy thủy phân. Trong đó, các vũng băng tan chảy trên bề mặt các thềm băng thấm qua các vết nứt và làm rộng vết nứt khi chúng đóng băng trở lại.

"Nhưng giả thuyết đó không giải thích được bằng cách nào mà tảng băng A68 có thể vỡ ra khỏi thềm băng Larsen C vào mùa đông Nam Cực khi không có vũng băng tan chảy nào" - giáo sư Rignot nói.

Rignot và các đồng nghiệp của ông đã phân tích hàng trăm vết đứt gãy trong thềm băng Larsen C, dựa trên mô hình các tảng băng và sự thay đổi mực nước biển do NASA phát triển, cũng như dữ liệu từ vệ tinh và máy bay nghiên cứu. Họ đã phóng to 11 vết nứt và lập mô hình ba tình huống.

Hai trong số 3 tình huống tập trung vào vai trò của "melange" - một hỗn hợp của nước biển đóng băng, tuyết và các mảnh vỡ thềm băng tồn tại bên trong cũng như xung quanh các vết nứt và thường có tác dụng bịt kín các vết nứt.

Trong tình huống đầu tiên, các nhà khoa học mô hình hóa điều gì sẽ xảy ra nếu thềm băng mỏng đi do tan chảy. Trong tình huống hai, họ mô hình hóa điều gì sẽ xảy ra nếu lớp melange đi. Trong tình huống ba, họ lập mô hình điều gì sẽ xảy ra nếu cả thềm băng và melange mỏng đi. Mô phỏng của họ cho thấy sự mỏng đi của melange kiểm soát tốc độ vết nứt rộng ra.

Nếu thềm băng mỏng đi nhưng lớp melange vẫn dày, thì sự mở rộng của vết nứt sẽ chậm lại theo thời gian. Nói cách khác, melange hoạt động như một loại keo hàn gắn, kết dính các phần của vết nứt. Nếu cả thềm băng và melange mỏng đi, sự mở rộng cũng chậm lại nhưng không nhiều. Nếu thềm băng vẫn nguyên nhưng lớp melange mỏng đi, tốc độ mở rộng trung bình hàng năm tăng từ 76-112m.

Tác giả chính Eric Larour - một nhà khoa học làm việc tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA - cho biết, cũng giống như băng biển, melange dễ bị tổn thương do tác động của sự ấm lên của đại dương và nhiệt độ không khí tăng.

Các tác giả nghiên viết trong báo cáo nghiên cứu, lớp melange chỉ cần mỏng đi từ 10-20m là đủ để kích hoạt lại vết nứt và khiến các tảng băng tách ra, dẫn đến sự sụp đổ của các thềm băng ở Nam Cực.

Các phát hiện đã được công bố vào ngày 27.9 trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.

Nguyễn Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Lỗ thủng tầng ozone ở nam bán cầu hiện lớn hơn Nam Cực

Nguyễn Hạnh |

Lỗ thủng tầng ozone hình thành hàng năm ở cực nam của Trái đất hiện đã lớn hơn Châu Nam Cực, Dịch vụ Giám sát Khí quyển Copernicus của Liên minh Châu Âu (EU) thông tin ngày 16.9.

Liên Hợp Quốc xác nhận kỷ lục nhiệt độ mới của Nam Cực

Nguyễn Hạnh |

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) trực thuộc Liên Hợp Quốc, trạm nghiên cứu Esperanza của Argentina trên bán đảo Nam Cực đã đạt mức nhiệt kỷ lục 18,3 độ C vào tháng 2.2020.

Thềm băng bảo vệ sông băng ở Nam Cực đang vỡ nhanh hơn dự kiến

Thanh Hà |

Thềm băng bảo vệ sông băng ở Nam Cực đang vỡ ra nhanh hơn dự kiến, theo hình ảnh từ vệ tinh.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Lỗ thủng tầng ozone ở nam bán cầu hiện lớn hơn Nam Cực

Nguyễn Hạnh |

Lỗ thủng tầng ozone hình thành hàng năm ở cực nam của Trái đất hiện đã lớn hơn Châu Nam Cực, Dịch vụ Giám sát Khí quyển Copernicus của Liên minh Châu Âu (EU) thông tin ngày 16.9.

Liên Hợp Quốc xác nhận kỷ lục nhiệt độ mới của Nam Cực

Nguyễn Hạnh |

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) trực thuộc Liên Hợp Quốc, trạm nghiên cứu Esperanza của Argentina trên bán đảo Nam Cực đã đạt mức nhiệt kỷ lục 18,3 độ C vào tháng 2.2020.

Thềm băng bảo vệ sông băng ở Nam Cực đang vỡ nhanh hơn dự kiến

Thanh Hà |

Thềm băng bảo vệ sông băng ở Nam Cực đang vỡ ra nhanh hơn dự kiến, theo hình ảnh từ vệ tinh.