Nga, Mỹ hướng đến Vùng Vịnh giữa căng thẳng dầu mỏ

Khánh Minh |

Cả Nga và Mỹ đang tìm kiếm hợp tác với các nước Vùng Vịnh - khu vực địa chiến lược được xem là "mỏ dầu của thế giới" - trong bối cảnh cuộc khủng hoảng dầu mỏ leo thang.

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Nga

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bắt đầu chuyến công du Vùng Vịnh với điểm dừng chân ở Bahrain hôm 30.5. Ngày 1.6, ông Lavrov tới thủ đô Riyadh bắt đầu chuyến thăm chính thức Saudi Arabia và gặp ngoại trưởng các nước Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh GCC (gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất UAE). Phát biểu tại Riyadh, Ngoại trưởng Lavrov khẳng định các thành viên GCC sẽ không tham gia các lệnh trừng phạt toàn cầu chống Nga. "Các nước GCC hiểu bản chất của cuộc xung đột giữa chúng tôi và phương Tây” - tờ National dẫn lời ông Lavrov cho hay.

Về phần mình, Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng thân Faisal bin Farhan nói rằng Vùng Vịnh có lập trường thống nhất về cuộc xung đột ở Ukraina. “Lập trường của Saudi Arabia dựa trên nền tảng của luật pháp quốc tế và ủng hộ các nỗ lực nhằm đạt được một giải pháp chính trị chấm dứt cuộc khủng hoảng, đạt được an ninh và ổn định” - hãng thông tấn SPA dẫn lời Ngoại trưởng Faisal bin Farhan tuyên bố.

Cùng ngày, ngoại trưởng các nước Vùng Vịnh cũng thảo luận trực tuyến với Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba. Trọng tâm chính của các cuộc thảo luận là vấn đề dầu mỏ, đặc biệt là trước áp lực của phương Tây và Mỹ nhằm tăng cường bơm dầu, cũng như cuộc khủng hoảng Nga - Ukraina. Saudi Arabia và các nước thành viên Tổ chức Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) khác cho đến nay vẫn chống lại áp lực của Mỹ nhằm tăng sản lượng dầu thô nhiều hơn để hạ nhiệt giá dầu, vốn đã tăng một phần do cuộc xung đột Ukraina. Saudi Arabia cho biết giá dầu cao là do tình hình địa chính trị, năng lực lọc dầu và thuế cao hơn ở phương Tây chứ không phải do lo ngại về nguồn cung.

Trong khi đó, các nhà ngoại giao Nga và Vùng Vịnh ca ngợi mức độ hợp tác trong OPEC+. “Các bên ghi nhận mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Nga và Saudi Arabia về hydrocarbon trong lĩnh vực dầu mỏ quan trọng chiến lược của thế giới" - thông cáo đăng trên website Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ.

Bên cạnh dầu mỏ, an ninh lương thực cũng là một trọng tâm của chuyến thăm Vùng Vịnh lần này của Ngoại trưởng Nga, với vai trò là quốc gia duy trì sự cân bằng và ổn định tại khu vực địa chiến lược quan trọng và là mỏ dầu của thế giới này. Cuộc xung đột tại Ukraina đã đẩy giá lương thực lên cao chưa từng có, khiến thế giới đối mặt nguy cơ khủng hoảng lương thực.

Đánh giá về chuyến thăm Vùng Vịnh của Ngoại trưởng Nga, chuyên gia Boris Dolgov thuộc Viện nghiên cứu phương Đông cho rằng, chuyến thăm không chỉ phản ánh ưu tiên đối ngoại của Nga đối với khu vực Trung Cận Đông, mà còn là một phần nỗ lực của Mátxcơva nhằm nâng cao vị thế cân bằng mà các nước thành viên GCC vẫn cho thấy tới nay trong cuộc xung đột tại Ukraina.

Tổng thống Mỹ cân nhắc thăm Vùng Vịnh

Các nguồn tin của AP cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cân nhắc thăm Saudi Arabia, dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo GCC. Thông tin được đưa ra trong bối cảnh các lợi ích chiến lược về dầu mỏ và an ninh đã thúc đẩy chính quyền Washington xem xét lại lập trường mua bán vũ khí mà ông Biden đã cam kết thực hiện với Saudi Arabia khi còn là ứng cử viên cho Nhà Trắng. Bất kỳ cuộc gặp tiềm năng nào giữa Tổng thống Biden và nhà lãnh đạo thực tế của Saudi Arabia là Thái tử Mohammed bin Salman trong chuyến thăm của ông Biden tới Trung Đông có thể mang lại hy vọng phần nào với người tiêu dùng Mỹ, vốn đang điêu đứng khi nguồn cung dầu toàn cầu eo hẹp đang giảm sút khiến giá xăng dầu tăng lên.

Tổng thống Biden dự kiến ​​sẽ gặp Thái tử Mohammed bin Salman nếu chuyến thăm Saudi Arabia diễn ra, theo một nguồn thạo tin của AP. Một cuộc gặp như vậy cũng có thể xoa dịu một trong những giai đoạn khó khăn và không chắc chắn nhất trong quan hệ đối tác giữa Saudi Arabia - nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới và Mỹ - cường quốc kinh tế và quân sự hàng đầu thế giới, trong hơn 3/4 thế kỷ qua. Quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng sau vụ nhà báo Saudi Arabia Jamal Khashoggi bị sát hại ở Thổ Nhĩ Kỳ, mà Mỹ đổ lỗi cho Thái tử Mohammed bin Salman.

Ông Biden dự kiến ​​sẽ đến Châu Âu vào cuối tháng 6. Chuyến thăm Saudi Arabia, nếu được thực hiện, sẽ diễn ra sau chuyến công du Châu Âu. Tuần trước, Nhà Trắng xác nhận rằng điều phối viên Trung Đông của Hội đồng An ninh quốc gia, Brett McGurk và Amos Hochstein, cố vấn cấp cao về an ninh năng lượng tại Bộ Ngoại giao Mỹ, gần đây đã có mặt trong khu vực. Ông McGurk và Hochstein đã nhiều lần đến thăm Saudi Arabia để đàm phán với giới chức nước này về nguồn cung năng lượng. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng đã có cuộc điện đàm hôm 31.5 với người đồng cấp Saudi Arabia.

Các nhà lập pháp Mỹ đặc biệt chú ý đến việc Saudi Arabia từ chối tăng sản lượng dầu bất chấp lời kêu gọi của phương Tây trong nhiều tháng qua. Giới hạn sản lượng dầu đang làm tăng thêm sự thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt là sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina và bị phương Tây trừng phạt nhắm vào lĩnh vực dầu khí.

Trong khi đó, các chuyến thăm thường xuyên giữa các quan chức Saudi Arabia, Nga và Trung Quốc trong thời gian Washington và Riyadh căng thẳng đã làm dấy lên lo ngại rằng Saudi Arabia đang phá vỡ các lợi ích chiến lược của phương Tây.

Mỹ đang tìm kiếm “những đảm bảo thực sự rằng Saudi Arabia sẽ liên kết vững chắc với Mỹ trên bình diện quốc tế và không cố gắng có các mối quan hệ tương tự với Nga và Trung Quốc" - AP dẫn lời ông Dan Shapiro - cựu Đại sứ Mỹ tại Israel - cho hay.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

OPEC ra tay giúp Nga giảm sức ép dầu mỏ

Hải Anh |

OPEC có thể loại Nga khỏi hạn ngạch sản lượng dầu mỏ. Động thái này sẽ giúp giảm sức ép cho Mátxcơva trong bối cảnh chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Lệnh cấm vận dầu mỏ Nga của EU khó tác động đến quyết định chiến sự

Thanh Hà |

Quyết định cấm vận dầu mỏ Nga của EU nhằm trừng phạt kinh tế của Mátxcơva nhưng hiệu quả của biện pháp này có thể không thực sự như EU mong muốn vì giá dầu tăng cao, các nước Châu Á sẵn sàng mua dầu mỏ Nga. Giống như các vòng trừng phạt trước đây, lệnh cấm vận dầu mỏ khó có thể tác động nhiều tới các quyết định của Nga về chiến sự.

Ukraina tịch thu tài sản của gã khổng lồ dầu mỏ Nga

Song Minh |

Ukraina tịch thu tài sản của Rosneft, tập đoàn dầu mỏ khổng lồ của Nga.

Lãnh đạo công ty dầu mỏ Nga cảnh báo EU: Dầu thô Nga là không thể thay thế

Thanh Hà |

Cựu lãnh đạo công ty dầu mỏ tư nhân lớn nhất Nga cảnh báo EU rằng dầu thô Nga là không thể thay thế.

EU công bố gói 221 tỉ USD để "cởi trói" khỏi dầu mỏ và khí đốt Nga

Thanh Hà |

Ủy ban Châu Âu cho biết sẽ cắt giảm tiêu thụ khí đốt Nga trên toàn EU xuống 66% vào cuối năm nay và thoát khỏi hoàn toàn phụ thuộc vào khí đốt Nga trước năm 2027 bằng cách tiết kiệm năng lượng, tìm các nguồn thay thế và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.

Khởi tố vụ án vi phạm đấu thầu mua sắm thiết bị giáo dục ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Liên quan đến những vi phạm trong mua sắm trang thiết bị giáo dục ở tỉnh Hà Tĩnh mà UBND tỉnh này đã có kết luận thanh tra số 320, Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

Nga tuyên bố thắng lợi trên chiến trường Ukraina

Ngọc Vân |

Nga tuyên bố chọc thủng hai tuyến phòng thủ kiên cố của Ukraina ở phía đông, trong khi Kiev thừa nhận các cuộc tấn công không ngừng của Nga gây khó khăn.

Văn Quyết và những cầu thủ bùng nổ tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Nhiều cầu thủ tại mùa giải năm nay đang chơi bùng nổ và một trong số đó là tiền đạo Nguyễn Văn Quyết.

OPEC ra tay giúp Nga giảm sức ép dầu mỏ

Hải Anh |

OPEC có thể loại Nga khỏi hạn ngạch sản lượng dầu mỏ. Động thái này sẽ giúp giảm sức ép cho Mátxcơva trong bối cảnh chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Lệnh cấm vận dầu mỏ Nga của EU khó tác động đến quyết định chiến sự

Thanh Hà |

Quyết định cấm vận dầu mỏ Nga của EU nhằm trừng phạt kinh tế của Mátxcơva nhưng hiệu quả của biện pháp này có thể không thực sự như EU mong muốn vì giá dầu tăng cao, các nước Châu Á sẵn sàng mua dầu mỏ Nga. Giống như các vòng trừng phạt trước đây, lệnh cấm vận dầu mỏ khó có thể tác động nhiều tới các quyết định của Nga về chiến sự.

Ukraina tịch thu tài sản của gã khổng lồ dầu mỏ Nga

Song Minh |

Ukraina tịch thu tài sản của Rosneft, tập đoàn dầu mỏ khổng lồ của Nga.

Lãnh đạo công ty dầu mỏ Nga cảnh báo EU: Dầu thô Nga là không thể thay thế

Thanh Hà |

Cựu lãnh đạo công ty dầu mỏ tư nhân lớn nhất Nga cảnh báo EU rằng dầu thô Nga là không thể thay thế.

EU công bố gói 221 tỉ USD để "cởi trói" khỏi dầu mỏ và khí đốt Nga

Thanh Hà |

Ủy ban Châu Âu cho biết sẽ cắt giảm tiêu thụ khí đốt Nga trên toàn EU xuống 66% vào cuối năm nay và thoát khỏi hoàn toàn phụ thuộc vào khí đốt Nga trước năm 2027 bằng cách tiết kiệm năng lượng, tìm các nguồn thay thế và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.