Nga dừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria

Khánh Minh |

Từ ngày 27.4, Nga dừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria do hai nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp. Động thái này làm gia tăng căng thẳng giữa Nga và Liên minh Châu Âu (EU).

Dừng ngay lập tức

Quyết định của tập đoàn năng lượng Nga Gazprom dừng cung cấp khí đốt cho hai quốc gia đều là thành viên NATO và EU đánh dấu lần đầu tiên Mátxcơva nhắm mục tiêu trực tiếp và công khai vào Châu Âu bằng vũ khí năng lượng. Các quốc gia Châu Âu đã từng bị gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt của Nga trong quá khứ, nhưng phần lớn là kết quả của các cuộc tranh cãi giữa Nga và Ukraina về những gì Gazprom tuyên bố là các hóa đơn chưa thanh toán hoặc hành vi trộm cắp ở đường ống đi qua lãnh thổ Ukraina. Tuy nhiên, tập đoàn năng lượng nhà nước PGNiG của Ba Lan xác nhận rằng, Gazprom sẽ ngừng cung cấp khí đốt theo hợp đồng qua đường ống Yamal-Châu Âu kể từ ngày 27.4. Trước đó, ngày 26.4, một phát ngôn viên của Gazprom thông báo: “Hôm nay, Ba Lan có nghĩa vụ thanh toán tiền mua khí đốt theo quy trình thanh toán mới”, đề cập đến yêu cầu của Nga rằng “các quốc gia không thân thiện” phải mua khí đốt bằng đồng rúp. Tuy nhiên, Ba Lan từ chối làm theo thủ tục này và hôm 26.4 đã trừng phạt Gazprom, công ty sở hữu 48% cổ phần trong công ty Ba Lan đồng sở hữu đường ống dẫn khí Yamal-Châu Âu. Đường ống dài 4.000km này vận chuyển khí đốt từ bán đảo Yamal và tây Siberia đến Đức và Ba Lan qua Belarus.

Các báo cáo truyền thông ngay sau đó cho thấy, nguồn cung cấp cho Ba Lan bị ngừng và chính phủ Warsaw đã triệu tập một cuộc họp về khủng hoảng. PGNiG nhấn mạnh rằng, nguồn cung cấp cho người tiêu dùng sẽ không bị gián đoạn nhờ nguồn dự trữ khí đốt và mua từ các nhà cung cấp khác.

Trong khi một số quốc gia phụ thuộc vào khí đốt như Đức đã cảnh báo EU về hậu quả của việc ngừng nhập khẩu khí đốt Nga và những nước khác như Hungary cho hay sẽ tiếp tục mua nhiên liệu của Mátxcơva, thì Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tuyên bố sẽ cấm nhập khẩu tất cả than, dầu và khí đốt của Nga vào cuối năm nay, mặc dù nước này mua tới 45% khí đốt của Mátxcơva.

Trong diễn biến liên quan, Bộ Năng lượng Bulgaria cũng thông báo về việc Gazprom ngừng cung cấp khí đốt cho Bulgaria vào ngày 27.4. Nguyên nhân cũng là do Bulgaria từ chối thanh toán bằng đồng rúp. Bộ Năng lượng trấn an rằng người tiêu dùng nước này sẽ không cần phải chia khẩu phần khí đốt. Bulgaria nhập của Nga khoảng 90% lượng khí đốt, phần còn lại đến từ Azerbaijan. Tháng trước, một phát ngôn viên của tập đoàn năng lượng nhà nước Bulgargaz nói với các phóng viên rằng, kể từ mùa hè này, Azerbaijan sẽ cung cấp toàn bộ nguồn cung khí đốt cho Bulgaria, mặc dù với giá cao hơn. Trong tương lai, chính phủ Bulgaria có kế hoạch kết nối đất nước với một nhà ga khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) chưa hoàn thành ở Hy Lạp, nơi khí đốt sẽ được nhập khẩu bằng tàu, có thể là từ Mỹ. Hợp đồng 10 năm hiện tại của Bulgaria với Gazprom dự kiến ​​sẽ hết hạn vào cuối năm nay, nhưng tuyên bố của bộ cho biết, Bulgargaz sẽ không kết thúc hợp đồng nếu phải thanh toán bằng đồng rúp, đồng thời nêu rõ việc này “gây ra rủi ro đáng kể cho Bulgaria”.

Gia tăng căng thẳng

Quyết định của Nga đánh dấu sự gia tăng đáng kể căng thẳng với EU, vốn đã căng thẳng kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina. EU và Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế ngày càng khắc nghiệt, gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga. Cả Ba Lan và Bulgaria, cùng với các quốc gia Châu Âu khác ngoại trừ Hungary, đã từ chối yêu cầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng việc mua năng lượng phải được thanh toán bằng đồng rúp, mặc dù các hợp đồng mua bán nước ngoài thường yêu cầu thanh toán bằng USD.

Ba Lan là một trong những nước ủng hộ kiên quyết các lệnh trừng phạt Nga do Mỹ và EU áp đặt, đồng thời cho phép vận chuyển vũ khí của phương Tây qua nước này vào lãnh thổ Ukraina. Bulgaria theo truyền thống thân Nga hơn hầu hết các quốc gia Châu Âu khác, nhưng vẫn ủng hộ các lệnh trừng phạt của EU với Nga, trong khi chính phủ liên minh mới của Bulgaria đang tranh cãi về việc có nên gửi vũ khí cho Ukraina hay không.

Nga đã tuyên bố rõ ràng trong nhiều tháng rằng sẽ ủng hộ các quốc gia thân thiện bằng nguồn cung cấp năng lượng đáng tin cậy. Khi Thủ tướng Hungary Viktor Orban thăm Mátxcơva ngay trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina, Tổng thống Putin đã đưa ra lời đảm bảo rằng Hungary, không giống như các nước Châu Âu khác, không phải lo lắng về việc thiếu khí đốt tự nhiên.

EU cho biết, sẽ cắt giảm lượng lớn dầu mỏ và than nhập khẩu của Nga trong thời gian tới và tìm kiếm các sản phẩm thay thế bất chấp mức giá cao hơn. Tuy nhiên, nhiều nước Châu Âu phụ thuộc lớn vào khí đốt của Nga và việc chấm dứt nhập khẩu sẽ gây thiệt hại nhiều hơn về mặt kinh tế. Các bộ trưởng EU tuyên bố sẽ giảm nhập khẩu khí đốt Nga, nhưng sẽ không cắt đột ngột cho đến năm 2030.

Trong khi đó, một số khách hàng mua khí đốt Nga đã báo hiệu có thể đồng ý với các yêu cầu của Mátxcơva thanh toán bằng đồng rúp. Hôm 25.4, Uniper, nhà nhập khẩu lớn khí đốt Nga của Đức, cho biết, có thể thanh toán cho các nguồn cung cấp trong tương lai mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của phương Tây. Đức cũng nhận được một phần khí đốt qua đường ống Yamal nhưng hầu hết khí đốt Đức mua của Nga đều chảy qua Nord Stream, một đường ống riêng biệt dưới Biển Baltic và dường như vẫn hoạt động bình thường vào ngày 26.4.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Thế giới 24h: Nguyên nhân Nga cắt cung cấp khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria

DUNG HÀ |

Nguyên nhân Nga cắt cung cấp khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria; Đức đảo chiều chính sách, cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraina; Dịch COVID-19 bùng phát phức tạp ở Trung Quốc... là những tin tức quốc tế đáng chú ý nhất trong bản tin Thế giới 24h.

Lửa nhấn chìm kho đạn của Nga gần Ukraina

Ngọc Vân |

Lửa nhấn chìm kho đạn của Nga ở vùng Belgorod, giáp biên giới Ukraina vào sáng sớm 27.4.

Nga thông báo mới nhất về thanh toán khí đốt bằng đồng rúp

Song Minh |

Nga cho biết cơ chế thanh toán khí đốt bằng đồng rúp sắp có hiệu lực.

Những món ăn đặc sắc của người Hoa ở Chợ Lớn, TPHCM

Phạm Công Luận |

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách…

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Thế giới 24h: Nguyên nhân Nga cắt cung cấp khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria

DUNG HÀ |

Nguyên nhân Nga cắt cung cấp khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria; Đức đảo chiều chính sách, cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraina; Dịch COVID-19 bùng phát phức tạp ở Trung Quốc... là những tin tức quốc tế đáng chú ý nhất trong bản tin Thế giới 24h.

Lửa nhấn chìm kho đạn của Nga gần Ukraina

Ngọc Vân |

Lửa nhấn chìm kho đạn của Nga ở vùng Belgorod, giáp biên giới Ukraina vào sáng sớm 27.4.

Nga thông báo mới nhất về thanh toán khí đốt bằng đồng rúp

Song Minh |

Nga cho biết cơ chế thanh toán khí đốt bằng đồng rúp sắp có hiệu lực.