Nga dự tính mở rộng mọi hàng hóa xuất khẩu bằng đồng rúp

Ngọc Vân |

Chính phủ Nga dự tính toàn bộ năng lượng và các hàng hóa xuất khẩu của Nga có thể sớm được định giá bằng đồng rúp.

Mở rộng thanh toán bằng đồng rúp

RT đưa tin, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 30.3 chỉ ra rằng tất cả năng lượng và hàng hóa xuất khẩu của Nga có thể được định giá bằng đồng rúp. Nga là nhà cung cấp lớn dầu lửa, khí đốt, thực phẩm, kim loại, gỗ và các mặt hàng khác cho thị trường toàn cầu.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 23.3 đã yêu cầu các "quốc gia không thân thiện" mua khí đốt của Nga phải trả bằng đồng rúp. Trong một động thái được cho là mạnh mẽ nhất cho thấy Nga có thể đang chuẩn bị một sự đáp trả còn gay gắt hơn đối với các lệnh trừng phạt của phương Tây, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, ông Vyacheslav Volodin ngày 30.3 cho biết, gần như toàn bộ năng lượng và các mặt hàng xuất khẩu của Nga có thể được định giá bằng đồng rúp. Ông Volodin viết trong một bài đăng trên Telegram: “Nếu bạn muốn khí đốt, hãy tìm đồng rúp. Hơn nữa, sẽ là đúng đắn và có lợi cho đất nước chúng tôi khi mở rộng danh sách hàng hóa xuất khẩu được định giá bằng đồng rúp bao gồm phân bón, ngũ cốc, dầu thực phẩm, than đá, dầu thô, kim loại, gỗ...”.

Khi được hỏi về bình luận của Chủ tịch Duma Vyacheslav Volodin, phát ngôn viên Dmitry Peskov nói: “Đây là một ý tưởng chắc chắn nên được thực hiện". Theo ông Peskov, vai trò của đồng USD như một đồng tiền dự trữ toàn cầu đã bị ảnh hưởng và động thái định giá các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Nga bằng đồng rúp sẽ “vì lợi ích của chúng tôi và lợi ích của các đối tác của chúng tôi”.

Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin yêu cầu chính phủ phát triển các công cụ cần thiết để chuyển tất cả các khoản thanh toán khí đốt tự nhiên của Nga từ "các quốc gia không thân thiện" sang đồng rúp từ ngày 31.3. Biện pháp này liên quan đến các quốc gia áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga và đóng băng dự trữ ngoại hối của Mátxcơva. Tuy nhiên, phát ngôn viên Peskov cho biết, quá trình chuyển sang thanh toán tiền khí đốt bằng đồng rúp sẽ chưa bắt đầu ngay từ ngày 31.3 mà cần thêm thời gian. Ông Peskov nói với các phóng viên: "Thanh toán và cung cấp là quá trình cần thời gian. Điều này không có nghĩa là các giao dịch phải thanh toán luôn bằng đồng rúp ngay từ ngày 31.3. Xét từ quan điểm liên quan công nghệ, đây là quá trình dài".

Ngày 30.3, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có cuộc điện đàm về việc thanh toán khí đốt bằng đồng rúp. Theo phía Đức thông tin, ông Putin nói với ông Scholz rằng hiện tại các khoản thanh toán vẫn có thể được thực hiện bằng đồng euro hoặc USD cho ngân hàng Gazprombank của Nga - ngân hàng không bị EU trừng phạt. Gazprombank sau đó sẽ chuyển đổi các khoản thanh toán thành đồng rúp.

Đằng sau quyết định của Nga

Động thái chỉ chấp nhận thanh toán bằng đồng rúp đã được thực hiện để làm tăng nhu cầu về đồng rúp trên thị trường quốc tế, theo tờ the Indian Exrpess. Đồng rúp đã suy yếu so với đồng USD trong những tuần trước khi Nga tấn công Ukraina, từ khoảng 75 rúp/USD xuống 85 rúp/USD. Tuy nhiên, sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự, giá trị của đồng rúp giảm mạnh xuống gần 145 rúp/USD trong vòng hai tuần. Một trong những yếu tố quan trọng khiến đồng tiền Nga rớt giá là các biện pháp trừng phạt sâu rộng mà các nước phương Tây áp dụng đối với Nga.

Có hai khía cạnh quan trọng trong các biện pháp trừng phạt này. Thứ nhất, họ cấm hầu hết các mặt hàng xuất khẩu, từ hàng xa xỉ đến hàng quân sự, ra khỏi Nga. Các chuyến bay của Nga bị cấm trên không phận Mỹ, Anh, EU và Canada. Thứ hai, Nga bị áp đặt các lệnh trừng phạt tài chính. Các ngân hàng Nga bị cấm tham gia hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT. Một nửa dự trữ ngoại hối của Ngân hàng trung ương Nga, khoảng 310 tỉ USD bị đóng băng. Kết quả ròng của các lệnh trừng phạt này là sự sụp đổ của các cơ chế thương mại, dẫn đến sự sụp đổ của đồng rúp vì không ai muốn nắm giữ tiền tệ của một quốc gia mà họ không thể giao dịch. Với quyết định nói trên, Tổng thống Putin muốn đảo ngược tình thế và tạo ra nhu cầu về đồng rúp. Kể từ sau thông báo của ông Putin, đồng rúp đã phục hồi lên 85 rúp/USD vào ngày 29.3.

Quyết định của ông Putin có thể phản tác dụng đối với Nga?

Về tác động tức thời có liên quan, xét từ tỉ giá hối đoái giữa đồng rúp của đồng USD, động thái của ông Putin có thể được coi là bước đi thành công. Tuy nhiên, cũng có những hậu quả lâu dài bất lợi đối với Nga. Trước hết, các nước G7 và EU không đồng ý thanh toán bằng đồng rúp, coi động thái của Nga là vi phạm hợp đồng, bởi hầu hết các hợp đồng cung ứng đều quy định bằng đồng Euro hoặc USD. Bên cạnh đó, phương Tây, đặc biệt là Châu Âu, do phụ thuộc năng lượng vào Nga, nên sẽ phải tìm kiếm các giải pháp thay thế, kể cả các dạng năng lượng khác như than đá hoặc năng lượng tái tạo, hoặc tìm kiếm nhà cung cấp khác như Saudi Arabia.

Thực tế là, sự phụ thuộc hiện tại của Châu Âu vào năng lượng nhập khẩu từ Nga có lợi cho cả hai bên vì bán được năng lượng thì nền kinh tế Nga mới được đảm bảo. Nếu các nước láng giềng Châu Âu tìm ra các giải pháp thay thế, ngay cả khi điều đó không diễn ra vội vàng, thì cuối cùng điều đó cũng sẽ khiến Nga bị tổn thương.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Thế giới 24h: Tất cả hàng hoá xuất khẩu của Nga sẽ thanh toán bằng đồng rúp

DUNG HÀ |

Tất cả hàng hoá xuất khẩu của Nga sẽ thanh toán bằng đồng rúp; Áo tuyên bố tình trạng khẩn cấp về khí đốt; Thêm một nước cộng hòa ly khai muốn sáp nhập Nga... là những tin tức quốc tế đáng chú ý nhất trong bản tin Thế giới 24h.

Đức như "ngồi trên đống lửa" trước viễn cảnh tồi tệ không có dầu khí Nga

Ngọc Vân |

Công đoàn Đức mô tả viễn cảnh tồi tệ nếu nguồn cung dầu khí Nga bị cắt.

Khám xét văn phòng tập đoàn năng lượng Nga Gazprom ở Đức

Khánh Minh |

Cuộc điều tra tập đoàn năng lượng Nga Gazprom có liên quan đến giá khí đốt tăng.

Tại sao Nga yêu cầu mua khí đốt bằng đồng rúp?

Thanh Hà |

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp Nga với khí đốt của nước này bán cho các quốc gia "không thân thiện", với hạn chót là ngày 31.3.

Loay hoay tìm đất an táng vì nghĩa trang cả thập kỷ nằm trên… giấy

Nguyễn Tùng - Nguyễn Hoàn |

Thái Nguyên - Quy hoạch được gần 10 năm nay nhưng nghĩa trang Tân Thành (xã Tân Lợi, Đồng Hỷ) đến giờ vẫn nằm trên giấy. Việc này dẫn tới hệ luỵ người chết cũng phải đi tìm “nơi ở" nhờ.

Đoàn cứu nạn quốc tế Việt Nam xuyên đêm tìm người bị vùi lấp tại Thổ Nhĩ Kỳ

Thế Kỷ |

Khoảng 3h sáng 11.2 (giờ Thổ Nhĩ Kỳ) đoàn công tác Cứu nạn cứu hộ của Bộ Công an Việt Nam đã đến tòa nhà bị đổ sập ở đường 531, Adiyamam Merkez (Adiyamam, Thổ Nhĩ Kỳ ). Cơ quan Ứng phó Thảm họa và Tình huống khẩn cấp Thổ Nhĩ Kỳ thông báo tại địa điểm này có 15 người bị mắc kẹt trong đống nát của tòa nhà.

Hải Phòng: Nước sinh hoạt của 2 xã đục như nước ruộng vì sự cố đường ống

Thiên Hà |

Hải Phòng - Vừa qua, Báo Lao Động nhận được phản ánh của người dân xã Tự Cường và xã Tiên Cường (huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng) về việc nước sinh hoạt của hầu hết hộ dân có tình trạng đục ngầu, chuyển sang màu nâu trong ngày 8.2, khiến họ bất an.

Trung Quốc bất ngờ lên tiếng về vụ Nord Stream

Thanh Hà |

Bộ Ngoại giao Trung Quốc bất ngờ bình luận về vụ phá hoại đường ống dẫn khí đốt Nord Stream của Nga.

Thế giới 24h: Tất cả hàng hoá xuất khẩu của Nga sẽ thanh toán bằng đồng rúp

DUNG HÀ |

Tất cả hàng hoá xuất khẩu của Nga sẽ thanh toán bằng đồng rúp; Áo tuyên bố tình trạng khẩn cấp về khí đốt; Thêm một nước cộng hòa ly khai muốn sáp nhập Nga... là những tin tức quốc tế đáng chú ý nhất trong bản tin Thế giới 24h.

Đức như "ngồi trên đống lửa" trước viễn cảnh tồi tệ không có dầu khí Nga

Ngọc Vân |

Công đoàn Đức mô tả viễn cảnh tồi tệ nếu nguồn cung dầu khí Nga bị cắt.

Khám xét văn phòng tập đoàn năng lượng Nga Gazprom ở Đức

Khánh Minh |

Cuộc điều tra tập đoàn năng lượng Nga Gazprom có liên quan đến giá khí đốt tăng.

Tại sao Nga yêu cầu mua khí đốt bằng đồng rúp?

Thanh Hà |

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp Nga với khí đốt của nước này bán cho các quốc gia "không thân thiện", với hạn chót là ngày 31.3.