Nga có thể dựa vào châu Á để duy trì lợi nhuận năng lượng trong bao lâu?

Thanh Hà |

Khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt dầu của Nga, mục tiêu là làm tê liệt doanh thu năng lượng của nước này và cắt giảm đáng kể xuất khẩu. Tuy nhiên, Nga đã xoay trục xuất khẩu năng lượng sang châu Á, với nhu cầu tăng cao trên khắp lục địa trong bối cảnh nắng nóng.

Trong khi Liên minh châu Âu đã cho thấy thành công đáng kể trong việc thoát khỏi sự phụ thuộc khí đốt Nga, các nước châu Á không đi theo con đường tương tự. Kết quả là nguồn năng lượng giá rẻ bất ngờ cho Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời giảm nhẹ đòn trừng phạt dự kiến với Nga.

Bất chấp những nỗ lực của phương Tây nhằm thúc đẩy cuộc tấn công phối hợp vào nền kinh tế năng lượng của Nga sau xung đột ở Ukraina nổ ra, một số nền kinh tế lớn nhất trên thế giới không đi chung xu hướng này.

Trên thực tế, những gã khổng lồ năng lượng gồm Trung Quốc và Ấn Độ tận dụng sự dư thừa đột ngột của nhiên liệu hóa thạch Nga, mua nhiều dầu thô đến mức trong tháng trước, Markets Insider thông tin, “Trung Quốc và Ấn Độ đang mua nhiều dầu của Nga đến mức Mátxcơva hiện bán nhiều dầu thô hơn so với trước xung đột Ukraina".

Và kể từ báo cáo đó, việc châu Á mua năng lượng Nga chỉ tăng lên. Do nắng nóng, các lưới điện trên khắp châu Á đang ở trong tình trạng cực kỳ căng thẳng và nhu cầu than, khí đốt và dầu nhiên liệu đã tăng mạnh. Theo số liệu từ Kpler, xuất khẩu than sang châu Á tăng 1/3 so với năm ngoái, xuất khẩu dầu nhiên liệu vừa có 2 tháng cao nhất trong lịch sử và xuất khẩu LNG cũng tăng tương đối lớn.

Tính đến thời điểm hiện tại, dầu của Nga chiếm gần 20% lượng dầu thô nhập khẩu hàng năm của Ấn Độ, so với chỉ 2% vào năm 2021, theo số liệu từ Ngân hàng Baroda do nhà nước Ấn Độ kiểm soát. Trung Quốc và Ấn Độ nổi lên như “những khách mua nhiệt tình nhất với dầu giảm giá của Nga”, và bây giờ là than, khí đốt và dầu nhiên liệu của Nga. Các quốc gia châu Á khác cũng đang hưởng lợi từ xu hướng này, trong đó có Hàn Quốc, Malaysia, Sri Lanka... Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria cũng đã tăng đáng kể nhập khẩu từ Nga. Dù là thành viên EU, Bulgaria được miễn trừ lệnh cấm dầu mỏ của Nga, qua đó nước này được phép tiếp tục nhập khẩu bằng đường biển.

Báo cáo của Bruegel đầu năm nay chỉ ra, gần 60% dân số toàn cầu cảm thấy trung lập về xung đột Nga - Ukraina. Kết quả là, như chúng ta có thể thấy rõ hiện nay ở châu Á, các biện pháp trừng phạt với năng lượng Nga về cơ bản là vô ích.

Tuy nhiên, Bruegel nhận định, những gì dường như là khả năng phục hồi với nền kinh tế Nga và việc hoán đổi các thị trường phương Tây để lấy các thị trường phương Đông không thể kéo dài.

“Có lẽ thay đổi quan trọng nhất là phơi bày sự phụ thuộc của EU vào nhiên liệu hóa thạch, động thái của Nga đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, và điều này không chỉ diễn ra ở EU. Mô hình kinh tế Nga hoàn toàn phụ thuộc vào một ngành công nghiệp sẽ bị triệt tiêu" - báo cáo vào tháng 2 năm nay nêu rõ.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cũng nhận định, xung đột Nga - Ukraina đã khiến quá trình chuyển đổi năng lượng sạch tăng tốc.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nga có động thái mới về vụ điều tra Nord Stream

Khánh Minh |

Nga triệu đại sứ Đức, Đan Mạch, Thụy Điển vì vụ điều tra Nord Stream bị đình trệ.

Nga ký thỏa thuận vũ khí hạt nhân với láng giềng

Thanh Hà |

Thỏa thuận quy định việc triển khai vũ khí hạt nhân phi chiến lược của Nga tới Belarus để đối phó với hoạt động gia tăng của NATO.

Các cảng hàng đầu EU giảm doanh thu vì lệnh trừng phạt Nga

Thanh Hà |

Doanh thu hàng hóa tại 3 cảng lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) giảm đáng kể trong quý 1 năm 2023.

3 khu nghỉ dưỡng đẹp gần Vườn quốc gia Nam Cát Tiên ở Đồng Nai

Mai Anh |

Nằm ngay gần Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, 3 khu nghỉ dưỡng này được nhiều du khách lựa chọn khi khám phá rừng nhiệt đới ở Đồng Nai.

Bán chênh nhà ở xã hội: Tăng sức ép, giảm niềm tin của người lao động

NHÓM PV |

Lợi dụng sự khan hiếm của nhà ở xã hội (NƠXH), tại một số dự án đang triển khai, nhiều đối tượng trung gian, cò mồi bán kiếm tiền chênh lệch từ người lao động. Điều này dẫn tới sự gia tăng áp lực về chi phí với người lao động, người thu nhập thấp đồng thời làm giảm sút niềm tin của họ vào chính sách nhân văn về NƠXH.

"Cần trưng cầu giám định lại tư pháp vụ án bà Lê Thị Dung"

QUANG ĐẠI |

Theo chuyên gia pháp lý Trần Hậu Định (Hà Tĩnh), tại văn bản của Sở GDĐT tỉnh Nghệ An, Trung tâm GDTX có thể vận dụng các văn bản khác có liên quan để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, do đó, cần trưng cầu giám định tư pháp lại về quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm GDTX huyện Hưng Nguyên để bảo đảm chính xác, khách quan.

Thời tiết, đường đi, vùng ảnh hưởng của siêu bão Mawar

Song Minh |

Siêu bão Mawar tiếp tục suy yếu trên biển Philippines vào tối 28.5, nhưng cơ quan thời tiết cảnh báo vùng ảnh hưởng của bão sẽ bao phủ khu vực rộng lớn hơn.

Hé lộ năng lực chủ dự án nhà ở xã hội gần 1.600 tỉ đồng tại Hải Phòng

Thanh Giang |

Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn - Hải Phòng (SHP) đã khởi công dự án nhà ở xã hội gần 1.600 tỉ đồng tại TP. Hải Phòng. Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản SHP đạt 6.791,04 tỉ đồng, tổng dư nợ gốc các tổ chức tín dụng còn 671,58 tỉ đồng.

Nga có động thái mới về vụ điều tra Nord Stream

Khánh Minh |

Nga triệu đại sứ Đức, Đan Mạch, Thụy Điển vì vụ điều tra Nord Stream bị đình trệ.

Nga ký thỏa thuận vũ khí hạt nhân với láng giềng

Thanh Hà |

Thỏa thuận quy định việc triển khai vũ khí hạt nhân phi chiến lược của Nga tới Belarus để đối phó với hoạt động gia tăng của NATO.

Các cảng hàng đầu EU giảm doanh thu vì lệnh trừng phạt Nga

Thanh Hà |

Doanh thu hàng hóa tại 3 cảng lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) giảm đáng kể trong quý 1 năm 2023.