NASA tìm sự sống ở mặt trăng của sao Mộc qua núi lửa dưới biển

Thanh Hà |

Mặt trăng Europa của sao Mộc có lớp vỏ băng giá bao phủ đại dương toàn cầu với lớp đá bên dưới có thể đủ nóng để tan chảy, dẫn đến hoạt động núi lửa dưới biển.

Môi trường thích hợp cho sự sống

NASA cho biết, nghiên cứu mới và mô hình máy tính chỉ ra, hoạt động núi lửa có thể đã xảy ra ở đáy biển của mặt trăng Europa của sao Mộc trong quá khứ và có thể vẫn đang diễn ra.

Theo NASA, các nhà khoa học có bằng chứng chắc chắn rằng mặt trăng Europa có một đại dương khổng lồ nằm giữa lớp vỏ băng giá và phần đá bên trong.

Nghiên cứu mới tìm ra cách mặt trăng của sao Mộc có thể có đủ nhiệt ở bên trong để khiến lớp đá này tan chảy một phần. Quá trình này đồng thời cũng hồi sinh các núi lửa dưới đáy đại dương.

Mô hình 3D gần đây về cách thức sản sinh và truyền nhiệt bên trong là sự kiểm tra chi tiết và kỹ lưỡng nhất về tác động của hệ thống nhiệt bên trong với mặt trăng.

Chìa khóa để lớp phủ đá của Europa đủ nóng để tan chảy nằm ở lực hấp dẫn cực lớn mà sao Mộc tác động lên các mặt trăng của hành tinh này.

Khi mặt trăng Europa quay quanh hành tinh khí khổng lồ, phần bên trong mặt trăng sẽ bị biến dạng. Lực uốn này truyền năng lượng vào bên trong mặt trăng, sau đó năng lượng này tỏa ra dưới dạng nhiệt. Phần bên trong của mặt trăng càng biến dạng thì nhiệt lượng được tạo ra càng nhiều.

Nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Geophysical Research Letters đã mô hình chi tiết cách phần đá của mặt trăng Europa có thể uốn cong và nóng lên khi chịu lực hút của sao Mộc. Mô hình cho thấy các vị trí nhiệt tản ra và cách nhiệt làm tan chảy lớp đá phủ, làm tăng khả năng hoạt động núi lửa dưới đáy biển.

Sứ mệnh của NASA sẽ điều tra xem mặt trăng Europa của sao Mộc và đại dương ở mặt trăng này có điều kiện thích hợp cho sự sống hay không. Ảnh: NASA.
Sứ mệnh của NASA sẽ điều tra xem mặt trăng Europa của sao Mộc và đại dương ở mặt trăng này có điều kiện thích hợp cho sự sống hay không. Ảnh: NASA

Hoạt động núi lửa ở mặt trăng Europa đã là chủ đề suy đoán trong nhiều thập kỷ. Cùng là vệ tinh của sao Mộc, mặt trăng Io rõ ràng có hoạt động núi lửa. Hàng trăm núi lửa của Io phun trào dung nham và đẩy bụi, khí núi lửa tới độ cao 400km do nhiệt bên trong nóng chảy vì lực hút của sao Mộc. Tuy nhiên, mặt trăng Europa xa sao Mộc hơn so với Io nên các nhà khoa học băn khoăn liệu có hiệu ứng tương tự bên dưới bề mặt băng giá của Europa không.

Nhóm nghiên cứu do nhà khoa học Marie Běhounková, Đại học Charles, Cộng hòa Czech, dẫn đầu, dự đoán rằng hoạt động núi lửa của Europa có khả năng xảy ra gần các cực của vệ tinh này, ở những vĩ độ mà nhiệt tạo ra nhiều nhất. Nhóm nghiên cứu cũng xem xét hoạt động núi lửa có thay đổi như thế nào theo thời gian. Nguồn năng lượng tồn tại lâu dài tạo cơ hội cho sự sống tiềm năng phát triển, theo các nhà nghiên cứu.

Những ngọn núi lửa dưới nước, nếu có, có thể cung cấp năng lượng cho các hệ thống thủy nhiệt như những hệ thống cung cấp năng lượng cho sự sống dưới đáy đại dương của Trái đất. Trên Trái đất, khi nước biển tiếp xúc với magma nóng sẽ tạo ra năng lượng hóa học. Chính năng lượng hóa học từ các hệ thống thủy nhiệt này, chứ không phải từ ánh sáng mặt trời, giúp hỗ trợ sự sống sâu trong đại dương của Trái đất. Hoạt động núi lửa ở đáy biển của Europa có thể là cách hỗ trợ một môi trường có thể sống được tiềm năng ở đại dương của mặt trăng này.

“Phát hiện của chúng tôi cung cấp thêm bằng chứng cho thấy đại dương dưới bề mặt của Europa có thể là một môi trường thích hợp cho sự xuất hiện của sự sống. Europa là một trong những thiên thể hành tinh hiếm hoi có thể đã duy trì hoạt động núi lửa trong hàng tỉ năm và có thể là thiên thể duy nhất ngoài Trái đất có các hồ chứa nước lớn và nguồn năng lượng tồn tại lâu dài" - tác giả nghiên cứu Běhounková nói.

Triển vọng xác nhận từ sứ mệnh của NASA

Sứ mệnh Europa Clipper sắp tới của NASA dự kiến phóng đi năm 2024, sẽ tiếp cận gần mặt trăng băng giá và tiến hành đo đạc để làm sáng tỏ những phát hiện gần đây.

Các nhà khoa học NASA sẽ có cơ hội thử nghiệm những dự đoán mới này khi sứ mệnh Europa Clipper đến nơi năm 2030. Tàu vũ trụ của NASA sẽ quay quanh sao Mộc và thực hiện hàng chục lần bay gần Europa để lập bản đồ mặt trăng và tìm hiểu thành phần của vệ tinh này. Tàu vũ trụ Europa Clipper sẽ khảo sát bề mặt chi tiết và lấy mẫu khí quyển mỏng của mặt trăng.

Quan sát bề mặt và bầu khí quyển giúp các nhà khoa học tìm hiểu thêm về đại dương bên trong mặt trăng xem liệu nước có thấm qua lớp vỏ băng giá. Các nhà khoa học tin rằng sự trao đổi vật chất giữa đại dương và lớp vỏ sẽ để lại dấu vết của nước biển trên bề mặt. Sự trao đổi này cũng có thể thải ra khí, luồng hơi nước với các hạt phóng ra có thể chứa vật chất từ đáy biển.

Khi tàu vũ trụ Europa Clipper đo trọng lực và từ trường của mặt trăng, những dị thường ở những khu vực này, đặc biệt là về phía các cực, có thể giúp xác nhận hoạt động núi lửa mà nghiên cứu mới dự đoán.

“Triển vọng về một vùng nội địa nhiều đá, nóng và núi lửa ở đáy biển Europa làm tăng khả năng đại dương của Europa có thể trở thành một môi trường sống được. Chúng tôi có thể kiểm tra điều này bằng các phép đo trọng lực và thành phần theo kế hoạch của Europa Clipper. Đây là một triển vọng thú vị" - nhà khoa học Robert Pappalardo thuộc Dự án Europa Clipper của Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA ở Nam California, Mỹ, nhận định.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện kinh ngạc khi tàu vũ trụ NASA trở lại sao Mộc

Hải Anh |

Tàu vũ trụ Juno của NASA ghi lại sự tiến hóa tại một điểm trong bầu khí quyển sao Mộc trong chuyến bay mới nhất.

Hé lộ cấu trúc bí ẩn của sao Mộc qua những bức ảnh mới

Thanh Hà |

Xem siêu bão sao Mộc biến mất trong hình ảnh hồng ngoại từ Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Thiên văn Hồng ngoại - Quang học quốc gia Mỹ (NOIRLab).

Hình ảnh mê hoặc về siêu bão trên sao Mộc do tàu vũ trụ NASA chụp

Anh Thư |

Tàu vũ trụ của NASA chụp được một số bức ảnh đáng kinh ngạc về các siêu bão của sao Mộc trên một chuyến bay gần đây.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Phát hiện kinh ngạc khi tàu vũ trụ NASA trở lại sao Mộc

Hải Anh |

Tàu vũ trụ Juno của NASA ghi lại sự tiến hóa tại một điểm trong bầu khí quyển sao Mộc trong chuyến bay mới nhất.

Hé lộ cấu trúc bí ẩn của sao Mộc qua những bức ảnh mới

Thanh Hà |

Xem siêu bão sao Mộc biến mất trong hình ảnh hồng ngoại từ Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Thiên văn Hồng ngoại - Quang học quốc gia Mỹ (NOIRLab).

Hình ảnh mê hoặc về siêu bão trên sao Mộc do tàu vũ trụ NASA chụp

Anh Thư |

Tàu vũ trụ của NASA chụp được một số bức ảnh đáng kinh ngạc về các siêu bão của sao Mộc trên một chuyến bay gần đây.