NASA hé lộ điểm đặc biệt của robot tìm nước trên Mặt trăng

Thanh Hà |

NASA có kế hoạch gửi robot di động đầu tiên lên Mặt trăng vào cuối năm 2023 trong khuôn khổ chương trình Artemis.

Nhiệm vụ tìm kiếm nước trên Mặt trăng

Robot thăm dò Mặt trăng VIPER được NASA gửi đi để tìm kiếm băng và các tài nguyên khác trên và dưới bề mặt Mặt trăng. Dữ liệu từ VIPER sẽ giúp NASA lập bản đồ các nguồn tài nguyên tại Nam Cực của Mặt trăng. Những dữ liệu đó sau này có thể phục vụ cho hoạt động thám hiểm lâu dài của con người trên Mặt trăng.

Thiết kế của VIPER có thiết bị chiếu sáng phía trước nhằm hỗ trợ thám hiểm các vùng bóng tối vĩnh viễn của Mặt trăng. Những khu vực này không có ánh sáng mặt trời trong hàng tỉ năm và là một trong số những điểm lạnh nhất trong Hệ Mặt trời.

Robot thăm dò Mặt trăng VIPER chạy bằng năng lượng mặt trời do đó sẽ cần phải di chuyển nhanh giữa các khu vực sáng và tối ở cực nam Mặt trăng, theo NASA.

Robot thăm dò Mặt trăng VIPER có thiết bị chiếu sáng phía trước nhằm hỗ trợ thám hiểm ở vùng tối của Mặt trăng. Nguồn: NASA.

“Dữ liệu nhận được từ VIPER có khả năng hỗ trợ các nhà khoa học của chúng tôi xác định vị trí và nồng độ chính xác của băng trên Mặt trăng đồng thời giúp chúng tôi đánh giá môi trường và các nguồn tài nguyên tiềm năng ở cực nam Mặt trăng để chuẩn bị cho các phi hành gia Artemis" - Lori Glaze, giám đốc bộ phận Khoa học Hành tinh của NASA tại trụ sở chính của cơ quan này ở Washington, Mỹ, chia sẻ.

Nhà khoa học NASA nói thêm: “Đây là một ví dụ khác về cách các sứ mệnh khoa học robot và thám hiểm của con người song hành với nhau và tại sao cả hai đều cần thiết khi chúng ta chuẩn bị thiết lập sự hiện diện bền vững trên Mặt trăng”.

Khám phá các phần chưa từng thấy của Mặt trăng

NASA đã giao nhiệm vụ đưa robot thám hiểm VIPER lên Mặt trăng cho công ty tư nhân Astrobotic thực hiện.

Khi lên Mặt trăng, robot thám hiểm sẽ khám phá các miệng núi lửa bằng cách sử dụng một bộ bánh xe và hệ thống treo chuyên dụng để thích ứng với các dạng đất và độ nghiêng khác nhau.

Robot thám hiểm Mặt trăng VIPER sẽ mang theo bốn dụng cụ khoa học.

Thời gian nhiệm vụ thám hiểm Mặt trăng của VIPER được kéo dài đến 3 ngày Mặt trăng (100 ngày Trái đất). VIPER đã được phát triển để tăng khả năng khoa học, cho phép thu thập nhiều dữ liệu ở bề mặt Mặt trăng hơn.

Thử nghiệm nguyên mẫu robot thăm dò Mặt trăng VIPER. Nguồn: NASA.

Khoản đầu tư của NASA cho robot thám hiểm Mặt trăng cỡ trung bình này gồm chi phi phát triển và vận hành là 433,5 triệu USD. Giá trị hợp đồng giao hàng hiện tại để Astrobotic đưa VIPER lên Mặt trăng là khoảng 226,5 triệu USD.

“VIPER sẽ là robot có khả năng cao nhất của NASA từng được đưa lên bề mặt Mặt trăng và cho phép chúng tôi khám phá các phần chưa từng thấy của Mặt trăng” - Sarah Noble, nhà khoa học chương trình của VIPER tại trụ sở NASA, cho biết.

"Tàu thám hiểm sẽ cho chúng ta biết về nguồn gốc và sự phân phối nước trên Mặt trăng đồng thời chuẩn bị cho chúng ta trong việc thu hoạch các nguồn tài nguyên từ nơi cách Trái đất hơn 386 nghìn km. Những nguồn lực này có thể sử dụng để đưa các phi hành gia an toàn tới những nơi xa hơn trong vũ trụ, trong đó có sao Hỏa" - bà nói thêm.

Trong suốt chương trình Artemis với mục tiêu đưa con người quay trở lại Mặt trăng, NASA sẽ cử robot và các phi hành gia khám phá nhiều Mặt trăng hơn bao giờ hết. Khi các phi hành gia quay trở lại bề mặt Mặt trăng lần đầu tiên kể từ năm 1972, các phi hành gia sẽ đi theo dấu của VIPER và hạ cánh xuống Nam Cực của Mặt trăng. Sứ mệnh này cũng bao gồm đưa người phụ nữ đầu tiên lên Mặt trăng.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Tham vọng giăng mạng vệ tinh quanh Mặt trăng của cơ quan vũ trụ Châu Âu

Thanh Hà |

Cơ quan vũ trụ Châu Âu muốn lắp đặt mạng lưới vệ tinh xung quanh Mặt trăng để thực hiện các nhiệm vụ có người lái dễ dàng hơn.

Ảnh ảo diệu khi tàu thám hiểm của NASA leo lên sườn núi sao Hỏa

Hải Anh |

Hình ảnh toàn cảnh tàu thăm dò sao Hỏa Curiosity của NASA và các hoạt động mới nhất của tàu trên hành tinh đỏ vừa được công bố.

Tin xấu cho mục tiêu đưa con người trở lại Mặt trăng của NASA

Nguyễn Hạnh |

Sứ mệnh Artemis của NASA với mục đích đưa con người trở lại Mặt trăng vào năm 2024 có thể bị cản trở bởi thời tiết không gian khắc nghiệt, theo dự đoán của các nhà nghiên cứu.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Tham vọng giăng mạng vệ tinh quanh Mặt trăng của cơ quan vũ trụ Châu Âu

Thanh Hà |

Cơ quan vũ trụ Châu Âu muốn lắp đặt mạng lưới vệ tinh xung quanh Mặt trăng để thực hiện các nhiệm vụ có người lái dễ dàng hơn.

Ảnh ảo diệu khi tàu thám hiểm của NASA leo lên sườn núi sao Hỏa

Hải Anh |

Hình ảnh toàn cảnh tàu thăm dò sao Hỏa Curiosity của NASA và các hoạt động mới nhất của tàu trên hành tinh đỏ vừa được công bố.

Tin xấu cho mục tiêu đưa con người trở lại Mặt trăng của NASA

Nguyễn Hạnh |

Sứ mệnh Artemis của NASA với mục đích đưa con người trở lại Mặt trăng vào năm 2024 có thể bị cản trở bởi thời tiết không gian khắc nghiệt, theo dự đoán của các nhà nghiên cứu.