NASA có thêm khám phá kinh ngạc về dấu vết sự sống trên sao Hỏa

Khánh Minh |

Tàu thám hiểm Curiosity của NASA tìm ra các bằng chứng mới tiết lộ manh mối sự sống trên sao Hỏa.

Ngày nay, sao Hỏa là một hành tinh của các thái cực - cực lạnh, bức xạ cực cao và cực khô. Nhưng hàng tỉ năm trước, sao Hỏa có thể là nơi có các hệ thống hồ để duy trì sự sống của vi sinh vật. Khi khí hậu của hành tinh thay đổi, một hồ nước như vậy - trong miệng núi lửa Gale - ​​từ từ khô cạn. Các nhà khoa học có bằng chứng mới cho thấy nước siêu mặn, hay nước muối, thấm sâu qua các vết nứt, giữa các hạt đất dưới đáy hồ khô cằn và làm thay đổi các lớp đất sét giàu khoáng chất bên dưới.

Những phát hiện này được công bố trên tạp chí Khoa học số ra ngày 9.7. Tác giả là nhóm phụ trách thiết bị hóa học và khoáng học (CheMin) trên tàu thám hiểm sao Hỏa Curiosity của NASA.

Tom Bristow, trưởng nhóm và điều tra viên chính của CheMin cho biết: “Chúng tôi từng nghĩ rằng một khi những lớp khoáng sét hình thành dưới đáy hồ ở miệng núi lửa Gale, chúng sẽ tồn tại như vậy hàng tỉ năm. Nhưng sau đó nước muối đã phá vỡ những khoáng chất đất sét này ở một số nơi”.

Các vết nứt trên phiến đá sao Hỏa này có thể đã hình thành từ sự khô đi của một lớp bùn cách đây hơn 3 tỉ năm. Ảnh: NASA
Các vết nứt trên phiến đá sao Hỏa này có thể đã hình thành từ sự khô đi của một lớp bùn cách đây hơn 3 tỉ năm. Ảnh: NASA

Sao Hỏa có một kho tàng đá và khoáng chất vô cùng cổ xưa so với Trái đất. Với các lớp đá không bị xáo trộn của miệng núi lửa Gale, các nhà khoa học biết rằng đây sẽ là một địa điểm tuyệt vời để tìm kiếm bằng chứng về lịch sử của hành tinh và sự sống trên hành tinh đỏ.

Sử dụng CheMin, các nhà khoa học đã so sánh các mẫu lấy từ hai khu vực cách nhau khoảng 400m với một lớp đá bùn lắng đọng hàng tỉ năm trước ở đáy hồ của miệng núi lửa Gale. Đáng ngạc nhiên là tại một khu vực, khoảng một nửa số khoáng sét mà họ mong đợi tìm thấy đã bị mất tích. Thay vào đó, họ tìm thấy đá bùn giàu oxit sắt - khoáng chất tạo nên màu đỏ đặc trưng của sao Hỏa.

Các nhà khoa học biết rằng các loại đá bùn được lấy mẫu có cùng độ tuổi và chứa đầy đất sét ở cả hai khu vực được nghiên cứu. Vậy tại sao sau đó, khi Curiosity khám phá các mỏ đất sét trầm tích dọc theo miệng núi lửa Gale, các mảng khoáng chất đất sét - và bằng chứng mà chúng bảo tồn - lại "biến mất"?

Tảng đá phân lớp đều nhau được Curiosity chụp được cho thấy mô hình điển hình của lớp trầm tích đáy hồ, không xa nơi nước chảy vào hồ. Ảnh: NASA
Tảng đá phân lớp đều nhau được Curiosity chụp cho thấy mô hình điển hình của lớp trầm tích đáy hồ, không xa nơi nước chảy vào hồ. Ảnh: NASA

Khoáng chất giống như một phép đo thời gian, cho biết thông tin về môi trường tại thời điểm chúng hình thành. Các khoáng chất đất sét có nước trong cấu trúc của chúng và là bằng chứng cho thấy đất và đá chứa khoáng chất đã tiếp xúc với nước vào một thời điểm nào đó.

“Vì các khoáng chất mà chúng tôi tìm thấy trên sao Hỏa cũng hình thành ở một số địa điểm trên Trái đất, chúng tôi có thể sử dụng những gì chúng tôi biết về cách chúng hình thành trên Trái đất để tìm hiểu về độ mặn hoặc axit của nước trên sao Hỏa cổ đại” - Liz Rampe, đồng tác giả nghiên cứu tại Trung tâm Không gian Johnson của NASA ở Houston, nói.

Nghiên cứu trước đây cho thấy, mặc dù các hồ ở miệng núi lửa Gale vẫn còn tồn tại và thậm chí sau khi chúng khô cạn, nước ngầm vẫn di chuyển xuống dưới bề mặt, hòa tan và vận chuyển các chất hóa học. Sau khi chúng được lắng đọng và chôn vùi, một số túi đá bùn đã trải qua các điều kiện và quá trình khác nhau do sự tương tác với các vùng nước này làm thay đổi thành phần khoáng vật học. Quá trình hình thành đá trầm tích (diagenesis) này thường làm phức tạp hoặc xóa lịch sử trước đây của đất và viết một lịch sử mới.

Ảnh: NASA
Máy ảnh trên tàu thám hiểm sao Hỏa Curiosity của NASA chụp được bức ảnh khảm này khi khám phá khu vực đất sét vào ngày 3.2.2019. Ảnh: NASA

John Grotzinger, đồng tác giả của CheMin tại Viện Công nghệ California, cho biết: “Đây là những nơi tuyệt vời để tìm kiếm bằng chứng về cuộc sống cổ đại và đánh giá khả năng sinh sống. Mặc dù quá trình tạo đá có thể xóa dấu hiệu của sự sống trong hồ nguyên thủy, nhưng nó tạo ra các thành phần hóa học cần thiết để hỗ trợ sự sống dưới bề mặt, vì vậy chúng tôi thực sự vui mừng khi phát hiện ra điều này”.

Các nhà khoa học tin rằng những kết quả nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng về tác động của biến đổi khí hậu trên sao Hỏa hàng tỉ năm trước. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng có thể hướng dẫn chi tiết hơn tàu Curiosity khám phá lịch sử hành tinh đỏ. Thông tin này cũng sẽ được nhóm thám hiểm Sao Hỏa 2020 của tàu Perseverance NASA sử dụng để đánh giá và chọn các mẫu đá mang về Trái đất.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Hiện tượng thiên văn kỳ thú: Sao Hỏa "hôn" sao Kim trước khi chia tay

Khánh Minh |

Vào ngày 12.7, sao Hỏa sẽ tiến sát sạt đến sao Kim trước khi tách ra.

Bước nhảy vọt của NASA trong khám phá sao Hỏa

Ngọc Vân |

NASA đã có những bước nhảy vọt trong khám phá sao Hỏa kể từ khi tàu thám hiểm đầu tiên đến hành tinh đỏ 24 năm trước.

Thông tin giật mình về hồ nước trên sao Hỏa

Ngọc Vân |

Các hồ nước trên sao Hỏa mà tàu thám hiểm của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu phát hiện có thể không phải là thật.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hiện tượng thiên văn kỳ thú: Sao Hỏa "hôn" sao Kim trước khi chia tay

Khánh Minh |

Vào ngày 12.7, sao Hỏa sẽ tiến sát sạt đến sao Kim trước khi tách ra.

Bước nhảy vọt của NASA trong khám phá sao Hỏa

Ngọc Vân |

NASA đã có những bước nhảy vọt trong khám phá sao Hỏa kể từ khi tàu thám hiểm đầu tiên đến hành tinh đỏ 24 năm trước.

Thông tin giật mình về hồ nước trên sao Hỏa

Ngọc Vân |

Các hồ nước trên sao Hỏa mà tàu thám hiểm của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu phát hiện có thể không phải là thật.