Mỹ vẫn chi hàng tỉ USD mua nhiên liệu hạt nhân của Nga

Ngọc Vân |

Mỹ có thể mất hơn 1 thập kỷ để thay thế nhiên liệu hạt nhân của Nga bằng một giải pháp trong nước.

Tờ New York Times đưa tin ngày 14.6, bất chấp lệnh phong tỏa kinh tế gần như hoàn toàn của Washington đối với Mátxcơva, các công ty Mỹ vẫn mua uranium của Nga trị giá khoảng 1 tỉ USD mỗi năm. Những nỗ lực để giảm sự phụ thuộc này cho đến nay đã thất bại.

Nhiên liệu hạt nhân rõ ràng đã vắng mặt trong hàng chục gói trừng phạt do Mỹ và EU công bố kể từ khi chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina bắt đầu vào năm ngoái. Washington và Brussels đã trừng phạt dầu mỏ, khí đốt và than đá của Nga, nhưng vẫn tiếp tục cho phép mua uranium làm giàu từ Rosatom - tập đoàn năng lượng hạt nhân nhà nước Nga.

Đối với Mỹ, việc tiếp tục phụ thuộc vào Nga là điều cần thiết. Các nhà máy làm giàu uranium của Mỹ đã bị đóng cửa sau Chiến tranh Lạnh, vì các nhà nhập khẩu Mỹ mua uranium của Nga rẻ hơn đáng kể. Giờ đây, chỉ có hai cơ sở của Mỹ - một ở Ohio và một ở New Mexico - được cấp phép sản xuất nhiên liệu hạt nhân cấp cao.

Mặc dù Tổng thống Joe Biden đã phân bổ 700 triệu USD để thúc đẩy sản xuất tại các nhà máy này, cơ sở ở Ohio vẫn chưa hoàn thành và cơ sở ở New Mexico đang hoạt động với một nửa công suất - theo báo cáo của công ty tư vấn năng lượng sạch GHS Climate.

Công ty điều hành nhà máy Ohio nói với New York Times rằng có thể mất hơn 1 thập kỷ để bắt kịp sản lượng của Rosatom.

Do đó, tờ báo ước tính, khoảng 1/3 lượng uranium làm giàu sử dụng ở Mỹ được nhập khẩu từ Nga, trong khi GHS Climate tuyên bố cứ 20 ngôi nhà và doanh nghiệp của Mỹ thì có một ngôi nhà được cung cấp năng lượng từ uranium của Nga vào năm ngoái. Gần một nửa lượng uranium làm giàu trên thế giới được sản xuất tại Nga.

Vào tháng 4, Mỹ, Anh, Canada, Nhật Bản và Pháp công bố sẽ phát triển chuỗi cung ứng nhiên liệu hạt nhân để không phụ thuộc vào Nga. Tuy nhiên, điều này đã được chứng minh là nói dễ hơn làm.

Những nỗ lực của Mỹ nhằm khởi động lò phản ứng module nhỏ (SMR) thế hệ tiếp theo bị đình trệ, do Rosatom là công ty duy nhất trên thế giới sản xuất uranium có độ làm giàu thấp (HALEU) mà các lò phản ứng này yêu cầu.

Rosatom là công ty duy nhất trên thế giới sản xuất uranium có độ làm giàu thấp. Ảnh: Rosatom
Rosatom là công ty duy nhất trên thế giới sản xuất uranium có độ làm giàu thấp. Ảnh: Rosatom

Trong khi đó, Pháp đã tăng gấp 3 lần nhập khẩu uranium từ Nga vào năm ngoái và tháng trước tuyên bố sẽ tiếp tục mua nhiên liệu hạt nhân của Mátxcơva trong thời gian tới.

Với việc Mỹ cho đến nay vẫn chưa thể đẩy mạnh hoạt động làm giàu uranium của mình, Nga vẫn là nhà cung cấp được ưu tiên cho phần lớn thế giới.

Rosatom cung cấp cho 20 trong số 53 lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng vào giữa năm 2022, trong đó có 17 lò ở nước ngoài.

Tập đoàn năng lượng hạt nhân Nga gần đây đã hoàn thành việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ ở Akkuyu.

Nga cũng đang cung cấp nhiên liệu cho một số lò phản ứng ở Ấn Độ và Trung Quốc, mở rộng nhà máy điện hạt nhân ở Hungary và xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Bangladesh.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Lộ diện kho báu tối quan trọng với kinh tế Nga nhiều thế hệ

Khánh Minh |

Để phát triển nền kinh tế Nga trong tương lai, Bắc Cực và Viễn Đông được xem là kho báu tối quan trọng.

Mỹ thừa nhận tác hại của trừng phạt với vị thế đồng USD

Song Minh |

Công cụ thanh toán thay thế đồng USD đang được nhiều nước lựa chọn vì sợ các biện pháp trừng phạt của Mỹ.

Tập đoàn hạt nhân Nga thay thế các thiết bị của phương Tây

Khánh Minh |

Tập đoàn hạt nhân Nga Rosatom mở rộng sản xuất sang lĩnh vực thiết bị y tế công nghệ cao, thay thế thiết bị của phương Tây.

Báo chí góp phần khẳng định, tôn vinh vị thế, sức mạnh và uy tín Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định báo chí là lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong công tác tư tưởng, là phương tiện, vũ khí sắc bén để tuyên truyền, cổ vũ, động viên, tập hợp, tổ chức và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Luật sư nói về khả năng giám đốc thẩm vụ án bà Lê Thị Dung

QUANG ĐẠI |

Theo luật sư, trường hợp bà Lê Thị Dung không đồng tình với bản án phúc thẩm, có quyền kiến nghị cấp có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Ông Putin xác nhận vũ khí hạt nhân đã triển khai ở Belarus

Thanh Hà |

Nga đã bố trí lô vũ khí hạt nhân chiến thuật đầu tiên ở Belarus, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói.

Hà Hương: Tôi không so sánh mình và Kiều Anh "Phía trước là bầu trời"

Nhóm PV |

Nữ diễn viên Hà Hương cho biết cô không so sánh bản thân mình với diễn viên Kiều Anh hay Thúy Nga khi cả 3 cùng đóng chung phim "Phía trước là bầu trời". Bởi theo nữ diễn viên, mọi sự so sánh đều là khập khiễng.

Thanh toán bằng mã QR Code tăng trưởng ngoạn mục trên 100%

Gia Miêu |

Chiều 16.6, phát biểu tại Hội thảo Kết nối dữ liệu, thanh toán thông minh thúc đẩy phát triển xã hội, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh - cho biết, đến nay các cơ quan y tế, giáo dục, bảo hiểm, giao thông... đã tiến hành thanh toán không tiền mặt. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tại TPHCM đã đạt 30%.

Lộ diện kho báu tối quan trọng với kinh tế Nga nhiều thế hệ

Khánh Minh |

Để phát triển nền kinh tế Nga trong tương lai, Bắc Cực và Viễn Đông được xem là kho báu tối quan trọng.

Mỹ thừa nhận tác hại của trừng phạt với vị thế đồng USD

Song Minh |

Công cụ thanh toán thay thế đồng USD đang được nhiều nước lựa chọn vì sợ các biện pháp trừng phạt của Mỹ.

Tập đoàn hạt nhân Nga thay thế các thiết bị của phương Tây

Khánh Minh |

Tập đoàn hạt nhân Nga Rosatom mở rộng sản xuất sang lĩnh vực thiết bị y tế công nghệ cao, thay thế thiết bị của phương Tây.