Mỹ: Từ đầu dịch số người chết vì COVID-19 lên trên 500.000 người

Bảo Trân (TH) |

Ngày Chủ nhật, 21.1.2021, Mỹ đối mặt với một cuộc kiểm đếm không thể tưởng tượng được: 500.000 người chết vì COVID-19 tính khi bùng phát. Tính tới thời điểm hiện tại, con số này đã lên đến 511.133.

Một năm sau đại dịch COVID-19, tổng số người tử vong ở nước này khoảng 498.000 người – gần bằng dân số của Thành phố Kansas, Missouri; và bằng với quy mô của Thành phố Atlanta (tiểu bang Georgia).

Con số do Đại học Johns Hopkins tổng hợp đã vượt qua tổng số người chết trong cả năm 2019 vì các bệnh mãn tính đường hô hấp, đột quỵ, Alzheimer (căn bệnh làm suy giảm trí nhớ), cúm và viêm phổi cộng lại.

Theo chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci “Kể từ đại dịch cúm năm 1918 đến nay, hơn 102 năm qua, chưa có một bệnh dịch nào kinh khủng đến thế”.

Những ca tử vong đầu tiên được ghi nhận do COVID-19 ở Mỹ xảy ra vào đầu tháng 2.2020, và đều ở Hạt Santa Clara, California. Phải mất đến 4 tháng để chạm đến ngưỡng 100.000 người chết đầu tiên. Con số này đã tăng gấp đôi vào tháng 9, và lên tới 300.000 vào tháng 12. Sau đó, chỉ mất hơn 1 tháng để đi từ 300.000 lên đến 400.000 và khoảng 2 tháng để tăng thêm 100.000 – đạt đến hơn 500.000 ca tử vong như hiện tại.

Khó khăn chồng chất khó khăn

Joyce Willis ở Las Vegas là một trong số vô số người Mỹ đã phải chịu nỗi đau mất đi người thân trong đại dịch. Chồng cô, Anthony Willis, qua đời vào ngày 28.12 và theo sau là mẹ chồng của cô vào đầu tháng 1.

Trước đó, cô đã vô cùng lo lắng nhưng chỉ có thể gặp chồng mình thông qua những cuộc gọi từ phòng ICU (phòng chăm sóc tích cực). Thậm chí cô cũng không thể nhìn chồng lần cuối trước khi anh qua đời vì chính cô cũng đã nhiễm virus và không thể đến thăm.

“Họ đã ra đi. Người thân không còn nữa nhưng tôi vẫn phải sống”, Willis nói, “Tôi phải thức dậy trong sự trống vắng vào mỗi buổi sáng, vẫn phải chăm sóc con cái và kiếm tiền. Tôi không còn cách nào khác. Bệnh dịch vẫn ở đây và tôi vẫn phải tiếp tục cuộc sống khó khăn này”.

Rất nhiều “thách thức” bủa vây lấy cô. Đây như một kịch bản ác mộng mà cô chưa từng nghĩ đến. Cô phải vừa chăm sóc bố chồng, giải quyết những chuyện đau buồn trong gia đình, lo liệu tang lễ, vừa phải nhận và chi trả các hóa đơn, giúp con cái trong việc tìm hiểu và tiếp cận với “trường học trực tuyến” và tìm mọi cách để có thể quay trở lại với công việc càng sớm càng tốt.

Bố chồng của cô, một bác sĩ thú y người Việt cũng nhiễm virus, trước đó, ông đã có các vấn đề về hô hấp và qua đời vào ngày 8.2. Tuy nhiên, gia đình không chắc cái chết của ông có đến từ COVID-19 hay không.

Thống kê toàn cầu liệu có chính xác?

Theo Johns Hopkins, số người tử vong vì COVID-19 trên toàn thế giới là 2,5 triệu người.

Mặc dù con số được thống kê dựa trên số liệu do các cơ quan chính chủ trên toàn thế giới cung cấp nhưng số người chết thực sự được cho là cao hơn đáng kể. Nguyên nhân một phần đến từ việc kiểm tra không đầy đủ, cùng với đó là nhiều trường hợp có bệnh nền và không xác định rõ được nguyên nhân tử vong một cách chính xác.

Bảo Trân (TH)
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam có kho siêu lạnh đầu tiên, đủ điều kiện nhập thêm vắc xin COVID-19

Thảo Anh |

Lần đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, 3 kho lạnh âm sâu tới -80 độ C với 30 tủ âm sâu của VNVC vừa được Bộ Y tế cấp phép, cho phép nhập số lượng lớn vắc xin COVID-19 cần lưu trữ nhiệt độ âm sâu.

Chuyên gia nhận định bất ngờ về thời điểm đại dịch COVID-19 biến mất ở Mỹ

Phương Linh |

Giáo sư Marty Makary đánh giá, nước Mỹ sẽ hết dịch vào tháng 4, cho phép người Mỹ quay trở lại cuộc sống bình thường.

“Năm COVID-19 thứ 2”, bóng đá Việt chủ động thích nghi

Đăng Huỳnh |

Trước những ảnh hưởng của dịch COVID-19, bóng đá Việt Nam có cách ứng xử và kế hoạch hành động với tinh thần chủ động để thích nghi, có thể duy trì các giải đấu trong nước và quốc tế.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Việt Nam có kho siêu lạnh đầu tiên, đủ điều kiện nhập thêm vắc xin COVID-19

Thảo Anh |

Lần đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, 3 kho lạnh âm sâu tới -80 độ C với 30 tủ âm sâu của VNVC vừa được Bộ Y tế cấp phép, cho phép nhập số lượng lớn vắc xin COVID-19 cần lưu trữ nhiệt độ âm sâu.

Chuyên gia nhận định bất ngờ về thời điểm đại dịch COVID-19 biến mất ở Mỹ

Phương Linh |

Giáo sư Marty Makary đánh giá, nước Mỹ sẽ hết dịch vào tháng 4, cho phép người Mỹ quay trở lại cuộc sống bình thường.

“Năm COVID-19 thứ 2”, bóng đá Việt chủ động thích nghi

Đăng Huỳnh |

Trước những ảnh hưởng của dịch COVID-19, bóng đá Việt Nam có cách ứng xử và kế hoạch hành động với tinh thần chủ động để thích nghi, có thể duy trì các giải đấu trong nước và quốc tế.