Mỹ - Trung - Ấn chi tiêu quân sự "khủng" nhất thế giới năm 2019

Thanh Hà |

Chi tiêu quân sự toàn cầu đã tăng mạnh nhất trong một thập kỷ vào năm 2019, đánh dấu năm đầu tiên 2 nước Châu Á - Trung Quốc và Ấn Độ, nằm trong top 3 nước chi hàng đầu cho quân sự.

Hãng tin AFP cho hay, theo báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), các quốc gia trên thế giới đã chi 1,9 nghìn tỉ USD cho quân đội trong năm 2019.

So với năm 2018, mức tăng trưởng hàng năm là 3,6%, mức tăng chi tiêu lớn nhất kể từ năm 2010.

"Chi tiêu quân sự đã đạt đỉnh cao nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh" Nan Tian, nhà nghiên cứu tại SIPRI cho hay.

Các nhân tố góp phần thúc đẩy sự gia tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất là Mỹ, chi 732 tỉ USD trong năm 2019, tăng 5,3%. Riêng Mỹ chiếm 39% chi tiêu quốc phòng toàn cầu trong năm 2019. Năm 2019 đánh dấu năm tăng trưởng thứ 2 trong chi tiêu cho quân sự của Mỹ sau 7 năm giảm.

Đáng chú ý, lần đầu tiên, 2 quốc gia Châu Á có mặt trong top 3 chi tiêu quân sự, với Trung Quốc, Ấn Độ chi tiêu ước tính lần lượt là 261 tỉ USD (tăng 5,1%) và 71,1 tỉ USD (tăng 6,8%).

Việc tăng ngân sách cho quân sự của Trung Quốc tỷ lệ thuận với tăng trưởng kinh tế trong suốt 25 năm qua phản ánh tham vọng về "quân đội đẳng cấp thế giới", theo AFP nhận định. "Trung Quốc đã công khai tuyên bố muốn cạnh tranh cơ bản với Mỹ như một siêu cường quân sự" - ông Tian nói.

Theo AFP, việc Trung Quốc tăng chi tiêu cho quân sự cũng phần nào giải thích việc tăng chi tiêu của Ấn Độ.

"Căng thẳng và cạnh tranh với cả Pakistan và Trung Quốc là một trong những động lực chính cho việc tăng chi tiêu quân sự của nước này" - nhà nghiên cứu SIPRI Siemon Wezeman cho hay.

Năm quốc gia chi tiêu quân sự hàng đầu thế giới cũng có sự góp mặt của Nga và Saudi Arabia. Năm nước này chiếm khoảng hơn 60% tổng chi tiêu quân sự toàn cầu.

Theo SIPRI, những diễn biến đáng chú ý khác bao gồm Đức đã tăng chi tiêu 10% trong năm 2019 lên 49,3 tỉ USD, mức tăng theo phần trăm lớn nhất trong số 15 nước chi tiêu hàng đầu. Theo các tác giả báo cáo, việc tăng chi tiêu của Đức có thể lý giải từ việc tăng mối lo ngại từ Nga.

Dù vậy, chuyên gia Tian lưu ý, "tăng chi tiêu quân sự đã tăng tốc trong những năm gần đây" nhưng xu hướng này có thể bị đảo ngược bởi hậu quả của đại dịch COVID-19 cũng như suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra.

Khi thế giới đứng trước một cuộc suy thoái toàn cầu tiềm tàng, theo ông, chính phủ các nước sẽ phải cân nhắc về chi tiêu quân sự so với các lĩnh vực khác như y tế và giáo dục. "Khả năng cao điều này sẽ thực sự tác động tới chi tiêu quân sự" - ông nói.

Nhìn vào dữ liệu lịch sử từ khủng hoảng tài chính năm 2008, việc giảm chi tiêu sẽ có thể không kéo dài. Theo đó, chi tiêu quân sự có thể giảm từ 1 đến 3 năm sau đó tăng trở lại. 

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc lồng chủ quyền biển Đông vào bài hát gây phẫn nộ tại Philippines

Ngọc Vân |

Người dân Philippines phẫn nộ khi Trung Quốc lồng chủ quyền Biển Đông vào một bài hát ngoại giao thời COVID-19.

Australia: Trung Quốc lợi dụng COVID-19 để gây hấn ở Biển Đông

Ngọc Vân |

Australia chỉ trích Trung Quốc lợi dụng đại dịch COVID-19 để bành trướng và gây hấn ở Biển Đông.

Mỹ lo ngại Trung Quốc "khiêu khích" các hoạt động dầu khí ở Biển Đông

Song Minh |

Mỹ lo ngại trước các báo cáo về “những hành động khiêu khích” của Trung Quốc nhắm vào các hoạt động dầu khí ở Biển Đông.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Trung Quốc lồng chủ quyền biển Đông vào bài hát gây phẫn nộ tại Philippines

Ngọc Vân |

Người dân Philippines phẫn nộ khi Trung Quốc lồng chủ quyền Biển Đông vào một bài hát ngoại giao thời COVID-19.

Australia: Trung Quốc lợi dụng COVID-19 để gây hấn ở Biển Đông

Ngọc Vân |

Australia chỉ trích Trung Quốc lợi dụng đại dịch COVID-19 để bành trướng và gây hấn ở Biển Đông.

Mỹ lo ngại Trung Quốc "khiêu khích" các hoạt động dầu khí ở Biển Đông

Song Minh |

Mỹ lo ngại trước các báo cáo về “những hành động khiêu khích” của Trung Quốc nhắm vào các hoạt động dầu khí ở Biển Đông.