Mỹ giành lại “vương vị” nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới sau 1 thập kỷ

Hải Anh |

Nền kinh tế Mỹ xếp hạng nhất trong cuộc khảo sát cạnh tranh toàn cầu hàng năm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Đây là lần đầu tiên Mỹ giành vị trí này kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009.

Trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu hàng năm công bố ngày 16.10, WEF cho biết, Mỹ là quốc gia gần nhất tới biên độ của tính cạnh tranh - chỉ số xếp hạng sức cạnh tranh bằng cách sử dụng thang điểm từ 0 đến 100.

Với điểm số 85,6/100, Mỹ đánh bại Singapore, Đức, Thụy Sĩ và Nhật Bản - bốn thị trường hàng đầu khác để dẫn đầu trong bảng xếp hạng năm nay. Theo báo cáo của WEF, vị thế này của Mỹ là nhờ văn hóa kinh doanh “sôi động” và thị trường lao động và hệ thống tài chính "mạnh mẽ".

Theo Wall Street Journal, Mỹ giành vị trí số 1 trong bảng xếp hạn 140 quốc gia. Điểm số của tất cả 5 quốc gia trong top đầu (Mỹ, Singapore, Đức, Thụy Sĩ và Nhật Bản) đều tăng so với năm 2017, trong đó Mỹ ghi nhận mức tăng lớn thứ hai sau Nhật Bản.

Theo Reuters, năm nay, WEF đã có sự thay đổi trong phương pháp luận để tính toán tốt hơn về sự sẵn sàng cho cạnh tranh trong tương lai. Ví dụ như việc tạo ra ý tưởng, văn hóa kinh doanh và số lượng các doanh nghiệp làm gián đoạn thị trường hiện tại.

Lần gần đây nhất Mỹ đứng đầu danh sách này là năm 2008.

WEF cho biết, còn quá sớm để xem xét các chính sách thương mại gần đây của chính quyền ông Donald Trump sẽ ảnh hưởng như thế nào đến xếp hạng của Mỹ.

"Còn quá sớm để tổng hợp được dữ liệu này cho vào trong báo cáo năm nay. Chúng tôi dự báo căng thẳng thương mại với Trung Quốc và các đối tác thương mại khác sẽ có tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của Mỹ trong tương lai. Các nền kinh tế mở cạnh tranh hơn" – Reuters dẫn lời Saadia Zahidi - giám đốc quản lý tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Theo WSJ, công bố của WEF cho biết "quá trình hồi phục kinh tế đang diễn ra, nền kinh tế toàn cầu dự báo tăng gần 4% vào năm 2018 và 2019". Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo, sự phục hồi vẫn dễ bị tác động với một loạt các rủi ro và những cú sốc tiềm tàng. Trong đó, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc có thể là một trở ngại với tăng trưởng, tác động tới quá trình phục hồi và ngăn cản đầu tư.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Trừng phạt của Mỹ có thể gây thảm họa kinh tế rung chuyển toàn cầu

Khánh Minh |

Trừng phạt của Mỹ nhằm vào Saudi Arabia có thể châm ngòi cho một thảm họa kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh phương Tây và Trung Đông căng thẳng về vụ nhà báo Jamal Khashoggi mất tích.

Củng cố nền tảng vĩ mô, khơi thông các động lực tăng trưởng, duy trì đà phát triển của nền kinh tế

VƯƠNG ĐÌNH HUỆ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ |

Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết: "Củng cố nền tảng vĩ mô, khơi thông các động lực tăng trưởng, duy trì đà phát triển của nền kinh tế” của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ.

Việt Nam liệu có rơi vào khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ 10 năm?

lan hương |

Mới đây, các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu BIDV vừa ra một báo cáo khẳng định, Việt Nam khó có khả năng xảy ra khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2018 - 2019 theo chu kỳ 10 năm của đợt khủng hoảng trước.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

“Người vận chuyển” những chuyến xe miễn phí đón công nhân về quê ăn Tết

Trần Tuấn |

Để việc đón công nhân về quê ăn Tết diễn ra thuận tiện nhất, lái xe của các doanh nghiệp vận tải đã đưa xe đến khu công nghiệp Thăng Long từ tối hôm trước và ngủ qua đêm chờ công nhân tới.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Trừng phạt của Mỹ có thể gây thảm họa kinh tế rung chuyển toàn cầu

Khánh Minh |

Trừng phạt của Mỹ nhằm vào Saudi Arabia có thể châm ngòi cho một thảm họa kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh phương Tây và Trung Đông căng thẳng về vụ nhà báo Jamal Khashoggi mất tích.

Củng cố nền tảng vĩ mô, khơi thông các động lực tăng trưởng, duy trì đà phát triển của nền kinh tế

VƯƠNG ĐÌNH HUỆ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ |

Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết: "Củng cố nền tảng vĩ mô, khơi thông các động lực tăng trưởng, duy trì đà phát triển của nền kinh tế” của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ.

Việt Nam liệu có rơi vào khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ 10 năm?

lan hương |

Mới đây, các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu BIDV vừa ra một báo cáo khẳng định, Việt Nam khó có khả năng xảy ra khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2018 - 2019 theo chu kỳ 10 năm của đợt khủng hoảng trước.