Mỹ cắt tài trợ, WHO bị ảnh hưởng thế nào?

Ngọc Vân |

Quyết định của Tổng thống Mỹ dừng tài trợ cho WHO có thể ảnh hưởng sâu rộng đến nỗ lực chống lại bệnh tật trên toàn cầu.

Nhiệm vụ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là gì?

WHO được thành lập vào năm 1948, tự mô tả là "cơ quan chỉ đạo và điều phối về y tế quốc tế trong hệ thống Liên Hợp Quốc". Tổ chức này phối hợp các hoạt động và cung cấp hướng dẫn cho 194 quốc gia thành viên cùng hai thành viên liên kết (Puerto Rico và Tokelau).

Các hoạt động của WHO bao gồm từ việc thúc đẩy vaccine bại liệt, hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ em đến đóng vai trò lãnh đạo trong các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe.

WHO có hơn 7.000 nhân viên làm việc tại 150 văn phòng ở quốc gia trên khắp thế giới, 6 văn phòng khu vực và có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ.

WHO hiện đang dẫn đầu cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 thông qua việc cung cấp khuyến nghị cho các quốc gia, phối hợp nghiên cứu toàn cầu về các loại thuốc điều trị, vaccine tiềm năng.

Ngân sách của WHO lớn đến mức nào?

Theo NRP, WHO hoạt động theo chu kỳ ngân sách hai năm. Trong năm 2020 và 2021, ngân sách để thực hiện các chương trình của WHO là 4,8 tỉ USD, tương đương 2,4 tỉ USD mỗi năm.

Lawrence Gostin, giáo sư luật tại Đại học Georgetown, Giám đốc Trung tâm hợp tác về Luật y tế quốc gia và toàn cầu của WHO, cho biết: "WHO có ngân sách bằng khoảng quy mô của một bệnh viện lớn ở Mỹ”.

2,4 tỉ USD một năm là để WHO thực hiện tất cả các hoạt động với tư cách là cơ quan y tế toàn cầu và là trọng tài của các hướng dẫn y tế toàn cầu.

Thêm 1 tỉ USD cho chu kỳ ngân sách hiện tại đã được đưa vào dự toán ngân sách của WHO vào tháng 5 năm 2019 dưới dạng phân bổ cho các trường hợp khẩn cấp.

Nguồn tiền đến từ đâu?

Khoản đóng góp hàng năm từ các quốc gia thành viên chiếm 51% ngân sách của WHO, theo báo cáo từ chu kỳ ngân sách 2018-2019.

Những đóng góp này thuộc hai loại: đóng góp cố định (tức là phí thành viên) và đóng góp tự nguyện.

Mỗi quốc gia thành viên đóng góp dựa trên quy mô dân số và mức sống của từng nước.

Các quốc gia cũng đóng góp tự nguyện bổ sung, chiếm khoảng 80% ngân quỹ của các nước thành viên. Các nhà tài trợ thường dành những khoản tiền này cho những mục đích cụ thể. Chẳng hạn khoản phân bổ lớn nhất từ ​​các khoản đóng góp tự nguyện dành cho bệnh bại liệt, có ngân sách 863 triệu USD trong giai đoạn 2020-2021.

"Điều đó có nghĩa là tổ chức này chịu rất nhiều ảnh hưởng của các nhà tài trợ về cách thức ngân sách có thể hoạt động" - Jennifer Kates, Giám đốc Chính sách y tế toàn cầu và HIV của Quỹ Gia đình Kaiser nói.

Theo thời gian, Kates nói, đóng góp tự nguyện cho WHO càng tăng. Trong ngân sách năm 2020-2021 có 957 triệu USD là đóng góp cố định và 4,9 tỉ USD là đóng góp tự nguyện.

Chính phủ Mỹ đóng góp bao nhiêu?

Mỹ là nhà tài trợ chính phủ lớn nhất trên thế giới, vì vậy ngân sách của WHO phụ thuộc rất nhiều vào đóng góp của Mỹ.

Trong chu kỳ hai năm 2018-2019, đóng góp của Mỹ chiếm khoảng 20% ​​tổng ngân sách của WHO.

Đóng góp của Mỹ có 2 loại: cố định và tự nguyện. Đóng góp cố định là 237 triệu USD, chiếm 22% tổng ngân quỹ cố định, lớn nhất trong các nước. Để so sánh, Trung Quốc đóng góp 12% trong nhóm tiền này và một số nước thu nhập thấp phải đóng 0,1%.

Ngoài ra, Mỹ đã cam kết hơn 656 triệu USD cho các chương trình cụ thể, theo cổng thông tin ngân sách chương trình của WHO. Những đóng góp tự nguyện này được dành cho các chương trình bao gồm thanh toán bệnh bại liệt, dịch vụ y tế và dinh dưỡng, các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine, bệnh lao, HIV - và ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh.

Trong thời gian gần đây, Mỹ cũng đã góp nhiều nhất vào các khoản đóng tự nguyện.

Mỹ ngừng tài trợ cho WHO có ảnh hưởng gì?

Không có câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi này. Tại cuộc họp báo, Tổng thống Donald Trump nói rằng việc xem xét sẽ mất 60 đến 90 ngày và một "cuộc điều tra rất kỹ lưỡng" đang được tiến hành. Nhưng không có chi tiết nào được đưa ra về cách thức đình chỉ tài trợ sẽ được thực hiện.

Và không rõ liệu tổng thống có thẩm quyền đơn phương dừng tài trợ cho một tổ chức quốc tế như WHO hay không.

"Nếu tiền đã được cam kết và đã được đưa ra, có lẽ ông ấy không thể lấy đi" - Gostin nói, nhưng tổng thống có thể giữ lại các khoản lớn hoặc hướng dẫn các cơ quan như Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ thu hẹp quy mô hợp tác với WHO.

"Rất nhiều tiền tự nguyện được cung cấp ở cấp cơ quan, vì vậy tổng thống có thể yêu cầu CDC, Bộ Ngoại giao ngừng cung cấp tiền cho WHO thực hiện các dự án” - Kates nói

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

WHO: Mỹ và Châu Âu có thể bị tới 4 làn sóng COVID-19 tấn công

Song Minh |

Mỹ và Châu Âu có thể bị tới 4 làn sóng COVID-19 tấn công nếu dịch bệnh này tàn phá Châu Phi - quan chức cao cấp WHO cảnh báo.

COVID-19 thế giới ngày 16.4: Hơn 2 triệu ca mắc, WHO phản ứng Mỹ cắt tài trợ

Khánh Minh |

Tổng số ca mắc COVID-19 toàn cầu vượt 2 triệu. Thế giới chỉ trích Mỹ dừng tài trợ WHO. Gần 700 thuỷ thủ tàu sân bay Pháp nhiễm virus... là những tin đáng chú ý trong sáng 16.4.

Tổng thống Donald Trump dừng khoản tài trợ hàng trăm triệu USD cho WHO

Khánh Minh |

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ tạm dừng tài trợ cho WHO trong khi Nhà Trắng tiếp tục đánh giá tình hình.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về ba bài học chính sách tiền tệ

Hương Nguyễn |

Năm mới 2023 với những mục tiêu, thách thức mới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Gánh nặng vô hình của lì xì

ANH HUY |

Mỗi khi Tết đến, có lẽ không ít người cảm thấy lo lắng và đau đầu, phải tính toán liệu lương, thưởng có đủ trang trải cho lì xì. Từ đó, lì xì trở thành một gánh nặng vô hình tùy vào thu nhập từng người.

Trực Tết tại bệnh viện: Niềm hạnh phúc không phải nghề nào cũng có

Thuỳ Linh - Đức Mạnh |

Với những y sĩ phải trực Tết, gia đình họ sẽ phải chịu thiệt thòi vì tình thương và trách nhiệm giờ đây phải sẻ nửa cho những bệnh nhân và xã hội ngoài kia.

Tàu lặn Trung Quốc làm nên kỳ tích đầu tiên trong lịch sử nhân loại

Khánh Minh |

Tàu lặn Trung Quốc đã lặn đến điểm sâu nhất của rãnh Diamantina, lập kỳ tích đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Cây mai vàng 60 năm tuổi, tán rộng hơn 5 mét ở Đồng Nai hút khách tham quan

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Theo ghi nhận của PV báo Lao Động vào ngày 23.1, tức mùng 2 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, rất đông người dân tại Đồng Nai cũng như các tỉnh lân cận đã tập trung đến chơi Tết, chiêm ngưỡng và chụp ảnh chung với cây mai vàng đã gần 60 năm tuổi nổi tiếng khắp cả nước tại đường Ngô Quyền, thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc.

WHO: Mỹ và Châu Âu có thể bị tới 4 làn sóng COVID-19 tấn công

Song Minh |

Mỹ và Châu Âu có thể bị tới 4 làn sóng COVID-19 tấn công nếu dịch bệnh này tàn phá Châu Phi - quan chức cao cấp WHO cảnh báo.

COVID-19 thế giới ngày 16.4: Hơn 2 triệu ca mắc, WHO phản ứng Mỹ cắt tài trợ

Khánh Minh |

Tổng số ca mắc COVID-19 toàn cầu vượt 2 triệu. Thế giới chỉ trích Mỹ dừng tài trợ WHO. Gần 700 thuỷ thủ tàu sân bay Pháp nhiễm virus... là những tin đáng chú ý trong sáng 16.4.

Tổng thống Donald Trump dừng khoản tài trợ hàng trăm triệu USD cho WHO

Khánh Minh |

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ tạm dừng tài trợ cho WHO trong khi Nhà Trắng tiếp tục đánh giá tình hình.