Mỹ cảnh báo Ấn Độ về dầu của Nga

Thanh Hà |

Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có cuộc trò chuyện trực tuyến ngày 11.4 trong bối cảnh ông Biden đang hối thúc các nhà lãnh đạo thế giới hành động mạnh hơn trước chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraina.

Dầu từ Nga vẫn chảy về Ấn Độ

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho hay, Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trao đổi về những hậu quả từ chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina và "giảm thiểu tác động gây tổn thất của chiến sự với nguồn cung thực phẩm và các thị trường hàng hóa toàn cầu".

Ấn Độ tiếp tục mua năng lượng của Nga dù có sức ép từ các nước phương Tây về việc tránh mua dầu và khí đốt của Nga. Mỹ cũng đã xem xét các biện pháp trừng phạt với Ấn Độ vì gần đây nước này đã mua các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga.

AP lưu ý, tháng trước, riêng tập đoàn dầu mỏ Ấn Độ Indian Oil Corp do nhà nước điều hành đã mua 3 triệu thùng dầu thô từ Nga để đảm bảo nhu cầu trong nước dù phương Tây yêu cầu tránh mua những sản phẩm này.  Trong khi đó, Reuters chỉ ra, Ấn Độ đã mua ít nhất 13 triệu thùng dầu thô của Nga kể từ khi nước này phát động chiến dịch quân sự ở Ukraina ngày 24.2 do giá dầu Nga giảm mạnh sau các lệnh trừng phạt của phương Tây với các thực thể của Nga. Dữ liệu trước đó cho thấy, cả năm 2021, Ấn Độ nhập khoảng 16 triệu thùng dầu thô của Nga.

Tuy nhiên, Ấn Độ không đơn độc trong việc mua năng lượng của Nga. Một số đồng minh Châu Âu như Đức cũng tiếp tục nhập khẩu năng lượng từ Nga dù chịu sức ép dư luận trong việc chấm dứt các hợp đồng đó.

Báo chí Ấn Độ thông tin, Nga đang giảm giá mua dầu xuống thấp hơn 20% so với giá chuẩn toàn cầu. Iraq là nhà cung cấp hàng đầu của Ấn Độ, với 27% thị phần. Saudi Arabia đứng thứ hai với khoảng 17%, tiếp theo là Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) với 13% và Mỹ với 9%, hãng tin Press Trust of India cho hay.

Bà Psaki thông tin thêm, trong cuộc trao đổi ngày 11.4, ông Biden và ông Modi cũng đề cập tới hợp tác trong một loạt các vấn đề bao gồm chấm dứt đại dịch COVID-19, chống khủng hoảng khí hậu, củng cố nền kinh tế toàn cầu và duy trì một trật tự quốc tế tự do, rộng mở, dựa trên luật lệ để tăng cường an ninh, dân chủ và thịnh vượng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Cuộc trao đổi của lãnh đạo Mỹ - Ấn Độ diễn ra trước cuộc họp cấp Bộ trưởng theo khuôn khổ 2+2 Mỹ - Ấn giữa Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh, Nhà Trắng thông tin thêm.

Lần gần đây nhất, ông Biden và ông Modi trao đổi là vào tháng 3. Ông Biden gần đây cũng nói rằng trong nhóm Bộ Tứ (gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ) chỉ có Ấn Độ "phần nào chưa vững chắc" trong việc chống lại chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina.

Reuters chỉ ra, quốc gia Nam Á này đã nỗ lực cân bằng mối quan hệ với Nga và phương Tây, không áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga như các thành viên Bộ Tứ còn lại. AP nhận định, lập trường trung lập của New Delhi với chiến sự Ukraina đã tạo nên phản ứng trái ngược từ Washington và Mátxcơva. Đầu tháng này, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ca ngợi Ấn Độ bởi đã đánh giá "toàn diện tình hình chứ không chỉ theo cách một chiều". Ấn Độ đã bỏ phiếu trắng khi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu ngày 7.4 để đình chỉ Nga tại Hội đồng Nhân quyền gồm 47 thành viên. Cuộc bỏ phiếu này có 93 phiếu ủng hộ, 24 phiếu chống và 58 phiếu trắng.

Không có lằn ranh đỏ

Ông Daleep Singh, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ về Kinh tế Quốc tế, người đã đến thăm Ấn Độ gần đây, cho hay, Mỹ không đặt ra bất kỳ "lằn ranh đỏ" nào với Ấn Độ về nhập khẩu năng lượng từ Nga nhưng không muốn thấy sự "tăng tốc nhanh chóng" trong việc mua hàng.

"Bạn bè không đặt lằn ranh đỏ" - ông nói. Tuy nhiên, ông chỉ ra, các đối tác của Mỹ ở Châu Á và Châu Âu đã được khuyến khích cắt giảm sự phụ thuộc vào "một nhà cung cấp năng lượng không đáng tin cậy".

Ông Daleep Singh cho biết, Mỹ sẵn sàng giúp nhà nhập khẩu và tiêu thụ dầu lớn thứ 3 thế giới đa dạng hóa nguồn cung năng lượng và quốc phòng. "Những gì chúng tôi không muốn thấy là việc Ấn Độ tăng nhập khẩu từ Nga về năng lượng hoặc bất kỳ mặt hàng xuất khẩu nào khác đang bị chúng tôi cấm hoặc liên quan tới các khía cạnh khác của chế độ trừng phạt quốc tế" - ông nói.

Một quan chức chính phủ Mỹ trước đó nói với Reuters rằng Washington không phản đối việc New Delhi mua dầu của Nga, với điều kiện việc mua được thực hiện ở mức giá rẻ hơn thị trường.

Ông Singh cũng nói rằng, Mỹ không muốn các đồng minh của nước này giúp phục hồi đồng rúp của Nga. Đồng rúp vốn đã giảm ngay sau khi chiến sự bùng phát nhưng tăng trở lại trong những ngày gần đây. “Chúng tôi không muốn thấy các cơ chế được thiết kế để nâng đỡ đồng rúp hoặc phá hoại hệ thống tài chính dựa trên đồng USD, hoặc để lách các biện pháp trừng phạt tài chính của chúng tôi" - ông nói. Ấn Độ và Nga đang xây dựng một cơ chế thanh toán bằng đồng rupee-rúp để duy trì thương mại giữa hai nước.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nga - Ukraina lên tiếng về đàm phán trực tiếp giữa ông Putin - Zelensky

Thanh Hà |

Trưởng đoàn đàm phán Nga cho biết, các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraina chưa sẵn sàng cho cuộc gặp cấp tổng thống giữa ông Vladimir Putin và ông Volodymyr Zelensky.

"Quả ngọt" từ đàm phán Nga - Ukraina

Song Minh |

Cuộc đàm phán Nga-Ukraina ngày 29.3 đạt được những kết quả tích cực, với việc Nga tuyên bố giảm quy mô chiến dịch quân sự ở một số khu vực của Ukraina.

Kinh tế thế giới thay đổi thế nào sau 1 tháng chiến sự Nga - Ukraina

Đức Mạnh |

Tròn 1 tháng kể từ khi chiến sự Nga - Ukraina nổ ra vào ngày 24.2. Trên chiến trường, giao tranh vẫn diễn ra ác liệt. Còn trên mặt trận kinh tế, tổn thất tính bằng hàng loạt lệnh trừng phạt có tác động như hiệu ứng Domino, lan toả chưa thấy điểm dừng.

Căng thẳng Nga - Ukraina tác động đến xuất khẩu hàng hóa, nông sản Việt Nam

Phong Nguyễn |

Xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Nga đang bị tác động bởi xung đột chính trị giữa Nga và Ukraina. Trong đó, Nga nằm trong số 10 thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng năm 2022.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Nga - Ukraina lên tiếng về đàm phán trực tiếp giữa ông Putin - Zelensky

Thanh Hà |

Trưởng đoàn đàm phán Nga cho biết, các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraina chưa sẵn sàng cho cuộc gặp cấp tổng thống giữa ông Vladimir Putin và ông Volodymyr Zelensky.

"Quả ngọt" từ đàm phán Nga - Ukraina

Song Minh |

Cuộc đàm phán Nga-Ukraina ngày 29.3 đạt được những kết quả tích cực, với việc Nga tuyên bố giảm quy mô chiến dịch quân sự ở một số khu vực của Ukraina.

Kinh tế thế giới thay đổi thế nào sau 1 tháng chiến sự Nga - Ukraina

Đức Mạnh |

Tròn 1 tháng kể từ khi chiến sự Nga - Ukraina nổ ra vào ngày 24.2. Trên chiến trường, giao tranh vẫn diễn ra ác liệt. Còn trên mặt trận kinh tế, tổn thất tính bằng hàng loạt lệnh trừng phạt có tác động như hiệu ứng Domino, lan toả chưa thấy điểm dừng.

Căng thẳng Nga - Ukraina tác động đến xuất khẩu hàng hóa, nông sản Việt Nam

Phong Nguyễn |

Xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Nga đang bị tác động bởi xung đột chính trị giữa Nga và Ukraina. Trong đó, Nga nằm trong số 10 thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng năm 2022.