Mỹ - Ấn Độ củng cố hợp tác quốc phòng, công nghệ

Thanh Hà |

Mỹ và Ấn Độ đang xây dựng quan hệ đối tác để chia sẻ công nghệ điện toán và quốc phòng tiên tiến.

Kế hoạch này được gọi là Sáng kiến Mỹ - Ấn Độ về Công nghệ Quan trọng và Mới nổi (iCET) được Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lần đầu đề cập vào tháng 5.2022. Chi tiết của sáng kiến được công bố ngày 31.1 phù hợp với chương trình nghị sự rộng lớn hơn của Washington về tăng cường liên kết quân sự, công nghệ và chuỗi cung ứng với các nước đối tác. 

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho hay, mục tiêu của sáng kiến là trở thành “cột mốc quan trọng tiếp theo” trong mối quan hệ song phương. Ông chỉ ra, những thách thức địa chính trị cũng như các động thái quân sự và hoạt động kinh tế của một số quốc gia đã thúc đẩy khuôn khổ quan hệ giữa Mỹ - Ấn Độ trong lĩnh vực này. “Địa chính trị không nằm ngoài lề nhưng không phải lời giải thích toàn diện cho những gì đang diễn ra ở đây" - ông Jake Sullivan lưu ý. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ nhấn mạnh, sáng kiến cơ bản là về công nghệ cao và chính sách đổi mới công nghiệp với ý tưởng về "xây dựng hệ sinh thái dân chủ sâu rộng với công nghệ cao".

Ông Sullivan đã gặp người đồng cấp Ấn Độ Ajit Doval trong ngày 31.1 tại Nhà Trắng. Một ngày trước đó, 2 quan chức đã tham dự một sự kiện có sự tham gia của lãnh đạo các doanh nghiệp công nghệ như Lockheed Martin, Adani Enterprises và Applied Materials... cũng như hiệu trưởng các trường đại học của Mỹ và Ấn Độ.

Một lĩnh vực mà Ấn Độ quan tâm là sản xuất động cơ phản lực General Electric, loại động cơ sử dụng trong máy bay chiến đấu của nước này. Ông Sullivan cho hay, đề xuất đồng sản xuất với Ấn Độ về động cơ phản lực trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng do General Electric đệ trình được chính phủ Mỹ dự kiến phê chuẩn.

Ngoài động cơ phản lực, sáng kiến về các công nghệ quan trọng và mới nổi cũng bao gồm hợp tác về hệ thống pháo binh, phương tiện chiến đấu bọc thép bộ binh và an ninh hàng hải, cũng như chất bán dẫn, điện toán lượng tử và trí tuệ nhân tạo. Trong số những dự án khác mà chính phủ Mỹ, Ấn Độ đang xem xét có lựu pháo M777 và xe chiến đấu bọc thép Stryker. Các quan chức cho hay, ý tưởng này sẽ giúp Ấn Độ phát triển ngành công nghiệp quốc phòng bản địa để phục vụ mục đích quốc phòng và xuất khẩu.

Tuy nhiên, có những trở ngại, ông Sullivan chỉ ra. Tại Mỹ, cần điều chỉnh các chính sách chuyển giao và phát hành công nghệ trong khi Ấn Độ cần có những thay đổi trong chính sách thuế và hải quan.

Ông Sullivan thừa nhận, quan hệ đối tác với Ấn Độ không phải là không có rủi ro, xét đến hoạt động buôn bán vũ khí giữa Ấn Độ và Nga. Tuy nhiên, ông khẳng định, sáng kiến này không xuất phát từ xung đột ở Ukraina hay những nỗ lực nhằm chia rẽ New Delhi và Mátxcơva.

Các nhóm làm việc của hai nước cũng đang tìm cách hợp tác về chất bán dẫn - lĩnh vực Ấn Độ có thể đóng vai trò đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Ông Sullivan cho biết, một phần trong kế hoạch của Mỹ là giúp Ấn Độ phát triển năng lực sản xuất chip legacy, đồng thời tiếp tục cung cấp các kỹ sư hàng đầu sang học tập và làm việc tại Mỹ.

Ấn Độ quan tâm đến việc phát triển khả năng về đóng gói và chip legacy. Trở ngại trong việc Ấn Độ có các cơ sở sản xuất chip của riêng nước này là vấn đề về “ý chí chính trị và chính sách”, chứ không phải thiếu bí quyết hay nhân tài, ông Sullivan nhận định.

Những nỗ lực của Ấn Độ và Mỹ cũng có thể bao gồm xây dựng và triển khai một giải pháp thay thế để cạnh tranh với Huawei Technologies về thiết bị viễn thông 5G. Nhà Trắng đang xem xét lệnh cấm hoàn toàn các công ty Mỹ bán thiết bị cho Huawei của Trung Quốc.

Washington cũng muốn đón thêm các chuyên gia chip máy tính Ấn Độ đến Mỹ. Theo Bloomberg, nỗ lực của Mỹ nhằm đưa ngành sản xuất chất bán dẫn tiên tiến trở lại đất nước chủ yếu dựa vào việc tìm kiếm lực lượng lao động có trình độ. Một phần trong chiến lược đó là hợp lý hóa hệ thống thị thực của Mỹ mà ở đó Nhà Trắng làm việc với quốc hội để giải quyết các vấn đề hiện có với thị thực H1B và đảm bảo Mỹ tiếp tục thu hút nhân tài khoa học và kỹ thuật.

Bà Tanvi Madan, chuyên gia về Ấn Độ tại Viện Brookings, nhận định, công nghệ là “trung tâm của mối quan hệ Mỹ - Ấn” trong nhiều thập kỷ. Trong những năm gần đây, hợp tác về công nghệ, bao gồm một thỏa thuận hạt nhân dân sự có ảnh hưởng lớn được ký năm 2006 giúp thúc đẩy mối quan hệ Mỹ - Ấn chặt chẽ hơn.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Mỹ có đang chi quá nhiều cho Ukraina?

Thanh Hà |

Khoảng một phần tư số người Mỹ được hỏi trong cuộc thăm dò của Pew cho rằng Mỹ đang chi quá nhiều cho Ukraina.

Mỹ xác định thời điểm chấm dứt tình trạng y tế khẩn cấp do COVID-19

Thảo Phương |

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố nước này sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do COVID-19 vào ngày 11.5.

Gã khổng lồ dầu khí Mỹ báo lãi kỷ lục

Thanh Hà |

ExxonMobil - ông lớn dầu khí Mỹ - có thu nhập năm 2022 đạt mốc cao lịch sử cho dầu khí phương Tây.

Áp lực tuyển sinh đầu cấp: Cha mẹ cần thay đổi cách nghĩ

Tường Vân |

Áp lực, lo lắng trước một kỳ thi quan trọng là tâm lý chung khó tránh khỏi của học sinh và phụ huynh. Tại Hà Nội, hầu như tất cả những phụ huynh có con chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh đầu cấp đều mang tâm trạng này.

Cá nhân nào liên quan vụ cựu Chủ tịch Bình Thuận giao đất sai phạm?

Việt Dũng |

Trong vụ án giao 3 lô đất giá rẻ cho Công ty Tân Việt Phát, ngoài cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai và 11 bị can, Viện Kiểm sát còn xác định nhiều người liên quan.

"Đặc sản" miền Bắc quay trở lại: Ám ảnh với cảnh nồm ẩm

Phương Trang |

Sau Tết Nguyên đán, thời tiết miền Bắc đã bắt đầu bước vào những ngày mưa phùn, nồm ẩm. Nhiều gia đình đau đầu không biết xử lý nền nhà, cửa kính bị hấp hơi như thế nào.

Góc nhìn thể thao 97: V.League 2023 có đáng chú ý hơn từ tranh cãi?

NHÓM PV |

Hôm nay (3.2), Night Wolf V.League 2023 sẽ chính thức khởi tranh. Đây là mùa giải đã nóng lên ngay từ khâu chuẩn bị với các câu chuyện hậu trường. Góc nhìn thể thao số 97 cùng BLV Quang Huy trao đổi rõ hơn về vấn đề này.

Ngư dân Đà Nẵng đón lộc biển trong chuyến đi đầu năm

Nguyễn Linh |

Những chuyến đi biển đầu năm chở đầy cá, tôm vừa cập bến âu thuyền Thọ Quang, TP Đà Nẵng, mang đến cho người dân niềm phấn khởi và hy vọng vào một năm mới bội thu.

Mỹ có đang chi quá nhiều cho Ukraina?

Thanh Hà |

Khoảng một phần tư số người Mỹ được hỏi trong cuộc thăm dò của Pew cho rằng Mỹ đang chi quá nhiều cho Ukraina.

Mỹ xác định thời điểm chấm dứt tình trạng y tế khẩn cấp do COVID-19

Thảo Phương |

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố nước này sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do COVID-19 vào ngày 11.5.

Gã khổng lồ dầu khí Mỹ báo lãi kỷ lục

Thanh Hà |

ExxonMobil - ông lớn dầu khí Mỹ - có thu nhập năm 2022 đạt mốc cao lịch sử cho dầu khí phương Tây.