Mưa lũ Trung Quốc: Cảnh khốn khó của những người trắng đêm hộ đê

Ngọc Vân |

Mưa lũ lịch sử Trung Quốc làm nhiều đoạn đê sông bị vỡ, gây ngập lụt tệ hại. Người dân thức trắng nhiều đêm để hộ đê.

Thứ bảy ngày 11.7 là một đêm không ngủ nữa đối với Wu Shengsong. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp, ông làm nhiệm vụ tuần tra bên bờ sông Tây Giang ở huyện Bà Dương, tỉnh Giang Tây, phía đông Trung Quốc.

Gia cố đê bao trong mùa mưa lũ ở Trung Quốc. Nguồn: Telegraph
Gia cố đê bao trong mùa mưa lũ ở Trung Quốc. Nguồn: Telegraph

Ngay sau khi bắt đầu ca trực, sấm chớp đã nổi lên. Wu đứng im lặng và sợ hãi, sợ hãi trước cơn bão trên đầu và mặt đất dưới chân. “Tôi có chút lo lắng. Dự báo là mưa kéo dài vài ngày” - Wu nói với tờ SCMP.

Wu là cán bộ làng Wanli, gần hồ Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc. Đến sáng 12.7, sau trận mưa lớn và xả nước lũ từ thượng nguồn sông Dương Tử, mực nước hồ Bà Dương đã dâng lên mức cao nhất mọi thời đại, hơn 22,5 mét, khiến nhiều thị trấn và làng mạc nằm bên kia đê bao có nguy cơ ngập lụt.

Nguồn: CCTV
Lũ lụt ở Trùng Khánh. Nguồn: CCTV

Wanli chỉ là một trong nhiều ngôi làng bị lũ lụt tấn công. Lũ lụt trong hơn 1 tháng qua đã lan đến 27 trong số 31 tỉnh của đại lục. Theo số liệu chính thức, gần 34 triệu người đã bị ảnh hưởng và ít nhất 140 người đã chết hoặc mất tích.

Tình hình đặc biệt nghiêm trọng dọc theo sông Dương Tử. Theo Tân Hoa Xã, 2.242km trong tổng số 2.545km đê ở Giang Tây đối mặt với một “tình thế vô cùng nghiệt ngã” để kiểm soát lũ.

Rất nhiều con đê được người dân theo dõi giống như Wu.

Vào ngày 8.7, nước lũ làm vỡ đê khiến một số ngôi làng vùng thấp ngập trong biển nước, khoảng 20.000 người dân không có điện hoặc nước ngọt.

Wu cho biết ông nhận được lệnh từ cấp trên để sắp xếp tuần tra, vì nước lũ chảy về hướng làng. Wu và những người dân làng khác thay phiên nhau tuần tra khu vực, mỗi người giám sát vài trăm mét bờ sông.

Wu dùng đèn pin để kiểm tra những sự cố có thể xảy ra và các dấu hiệu vi phạm. Có lúc ông dừng lại để nhìn vào một đường ống chạy qua bờ sông đến một ao cá ở phía bên kia. “Chúng tôi đã bịt lỗ hổng đó bằng bao cát, nhưng chúng tôi cần kiểm tra xem chúng còn nguyên vẹn không” - Wu nói.

Hàng nghìn ngôi nhà bị cuốn trôi theo dòng lũ dữ. Nguồn: CCTV
Hàng nghìn ngôi nhà bị cuốn trôi theo dòng lũ dữ. Nguồn: CGTN

Những người hộ đê gần như thức trắng cả đêm để theo dõi, chỉ tranh thủ nghỉ một lúc. Nếu thấy chỗ nào có dấu hiệu nứt vỡ, họ báo cáo với người giám sát để cử một đội khác đến khắc phục.

Không ai dám lơ là phút nào. “Chỉ cần một sai lầm thôi cũng sẽ khá nguy hiểm. Khi nước ập đến, thời gian chỉ tính bằng phút” - Wu nói.

Người dân làng nhớ lại khi lũ tràn về hôm 8.7. Huang Diqun, một người hộ đê khác, đã đứng trên một cây cầu khi bờ đê phía bên kia bị vỡ.

“Tôi thấy nước đập vào bờ sông, với một âm thanh nứt vỡ, rồi đột nhiên tất cả rơi xuống” - anh nói.

Những ngôi nhà rơi xuống nước, hết nhà này đến nhà khác, dân làng sợ hãi chạy qua cầu hoặc trèo lên nóc nhà để đảm bảo an toàn.

Tất cả các cánh đồng lúa ngô của Wu đều bị ngập lụt. Wu nói nếu nước rút nhanh, ông có thể cứu được một số hoa màu, nhưng ông cho rằng lũ lụt có thể sẽ kéo dài thêm 2 hoặc 3 tháng nữa.

Dọc theo sông Dương Tử, nhiều hồ và nhánh sông vẫn đang dâng lên và nước không còn nơi nào để chảy đi nữa.

Wu chỉ có thể cố gắng ngăn chặn lần vỡ đê khác và cầu nguyện cho điều tốt nhất. “Tất cả những gì chúng tôi có thể làm là canh phòng” - Wu nói.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc: Khi nào mưa và áp lực lũ lụt được giải tỏa?

Khánh Minh |

Chuyên gia dự báo thời tiết Trung Quốc đưa ra cái nhìn toàn cảnh về đợt mưa lũ năm 2020.

Ảnh vệ tinh tiết lộ bất ngờ về đập Tam Hiệp Trung Quốc xả lũ

Song Minh |

Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc mở toàn bộ cửa xả lũ sớm hơn nhiều, với tốc độ lớn hơn nhiều so với công bố - ảnh vệ tinh cho thấy.

Mưa lũ Trung Quốc mới nhất 14.7: Hơn nửa miền nam chìm trong lũ lụt

Song Minh |

Hơn nửa miền nam Trung Quốc bị nhấn chìm trong lũ lụt. Dự báo mưa lũ sẽ kéo tới miền bắc. Hơn 38 triệu dân khốn đốn, hơn 140 người chết, chưa kể mất tích, trong lúc mực nước sông Dương Tử tiếp tục dâng lên.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Trung Quốc: Khi nào mưa và áp lực lũ lụt được giải tỏa?

Khánh Minh |

Chuyên gia dự báo thời tiết Trung Quốc đưa ra cái nhìn toàn cảnh về đợt mưa lũ năm 2020.

Ảnh vệ tinh tiết lộ bất ngờ về đập Tam Hiệp Trung Quốc xả lũ

Song Minh |

Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc mở toàn bộ cửa xả lũ sớm hơn nhiều, với tốc độ lớn hơn nhiều so với công bố - ảnh vệ tinh cho thấy.

Mưa lũ Trung Quốc mới nhất 14.7: Hơn nửa miền nam chìm trong lũ lụt

Song Minh |

Hơn nửa miền nam Trung Quốc bị nhấn chìm trong lũ lụt. Dự báo mưa lũ sẽ kéo tới miền bắc. Hơn 38 triệu dân khốn đốn, hơn 140 người chết, chưa kể mất tích, trong lúc mực nước sông Dương Tử tiếp tục dâng lên.