Một Việt Nam uy tín, tuyệt vời trong mắt các đại sứ

Ngọc Vân |

Trong mắt của các vị đại sứ, Việt Nam ngày nay là quốc gia có uy tín, một đối tác tin cậy trong tạo lập hòa bình, an ninh trong khu vực và thế giới.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink: Việt Nam là đối tác tin cậy, chủ nhà tuyệt vời

Việt Nam đã chứng minh với thế giới rằng, các bạn là một chủ nhà tuyệt vời đối với các sự kiện mang tầm cỡ quốc tế. Vào cuối năm 2017, Việt Nam tổ chức Tuần lễ cấp cao APEC tại thành phố Đà Nẵng. Tại sự kiện này, Tổng thống Donald Trump đã phát biểu về tầm nhìn của ông về mối quan hệ đối tác của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Việt Nam đã cho thấy, các bạn là một đối tác đáng tin cậy trong tạo lập hòa bình và an ninh trong khu vực thông qua việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên tại Hà Nội vào tháng 2.2019.

Năm 2020, Việt Nam đảm nhận vị trí Chủ tịch ASEAN thành công trong một thời điểm đặc biệt thách thức. Chúng tôi vui mừng khi Việt Nam được bầu vào vị trí Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc giai đoạn 2020-2021, và kể từ tháng 1 đã tham gia sâu rộng vào nhiều vấn đề đa phương quan trọng. Chính phủ Việt Nam cũng đã thành công trong việc kiểm soát COVID-19 và Mỹ rất vui mừng được hỗ trợ Việt Nam trong công việc đó.

Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan: Vai trò kép của Việt Nam trên trường quốc tế

Đại sứ Hàn Quốc Park Noh Wan. Ảnh: ĐSQ Hàn Quốc
Đại sứ Hàn Quốc Park Noh Wan. Ảnh: ĐSQ Hàn Quốc

Năm 2020, Việt Nam đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và đồng thời là nước Chủ tịch ASEAN. Tôi cho rằng, điều này thể hiện rõ ràng nhất vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. Sự kiện được cả thế giới quan tâm là Hội nghị thượng đỉnh Triều-Mỹ lần thứ 2 tổ chức tại Hà Nội cũng là một ví dụ cho thấy vị thế quốc tế của Việt Nam.

Về khía cạnh kinh tế, nhờ thành quả đáng ghi nhận (hạ cánh mềm) của chính sách cải cách Đổi mới và mức tăng trưởng kinh tế cao liên tiếp, Việt Nam trong tương lai chắc chắn sẽ trở thành đầu tàu phát triển của khu vực Đông Nam Á và là công xưởng mới của thế giới.

Sau khi thực hiện chính sách Đổi mới năm 1986, chính thức tiến hành cải cách, mở cửa, Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế ổn định thông qua việc thu hút đầu tư nước ngoài một cách tích cực. Tôi cho rằng, sự tăng trưởng này của Việt Nam có được chính là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chính phủ Việt Nam khi vừa triển khai đều đặn các chính sách mở cửa hội nhập như gia nhập WTO năm 2007, tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) năm 2019, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) năm 2020 hay Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), vừa duy trì sự ổn định chính trị - xã hội nhất định, đồng thời kết hợp hài hòa với tiềm năng của Việt Nam là lực lượng dân số gần 100 triệu người, với 60% ở độ tuổi dưới 30. Tôi tin tưởng sự tăng trưởng này vẫn sẽ tiếp tục trong tương lai.

Tham tán - Công sứ Đại sứ quán Nga Vadim Bublikov: Việt Nam là quốc gia có uy tín

Tham tán - Công sứ Vadim Bublikov. Ảnh: Vân Anh
Tham tán - Công sứ Vadim Bublikov. Ảnh: Vân Anh

Những thành tựu của Việt Nam có được là nhờ chính sách đối nội và đối ngoại thành công. Việt Nam ngày nay là quốc gia có uy tín trong khu vực và toàn thế giới. Việt Nam thực hiện thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, tỏ rõ thành công trong vai trò Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Năm 2020 là năm COVID-19, nhưng Việt Nam đã tiến hành một loạt hoạt động quốc tế thành công. Tôi có thể kể ra những hội nghị về ASEAN và liên quan được tổ chức theo định dạng trực tiếp và trực tuyến, nhận được sự đánh giá cao của các đối tác và quốc gia nước ngoài. Tôi tin rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vai trò tích cực và uy tín của đối tác trên thế giới.

Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ kiêm nhiệm Nepal và Bhutan Phạm Sanh Châu: Việt Nam có tiếng nói trọng lượng, được các bạn bè lắng nghe và vị nể

Đại sứ Phạm Sanh Châu. Ảnh: NVCC
Đại sứ Phạm Sanh Châu. Ảnh: ĐSQ Việt Nam tại Ấn Độ

Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực và vị thế như ngày nay. Tôi cho rằng, vị thế hiện nay mà Việt Nam có được là nhờ vào thực lực của đất nước, của từng người dân Việt Nam. Cá nhân tôi hiểu rằng, những yếu tố cụ thể góp phần đưa vị thế Việt Nam như hôm nay trước hết là do đất nước được ổn định về mặt chính trị. Việt Nam là một quốc gia đang được hưởng nền hoà bình từ lâu sau khi đã trải qua các cuộc chiến tranh khốc liệt và chúng ta hiểu được giá trị của hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn.

Về mặt đối ngoại, chúng ta xác định làm bạn với tất cả các nước.

Trong nhiều năm trở lại đây, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam liên tục tăng, bao gồm các chỉ số về thu nhập, sức khoẻ, tuổi thọ, tự do, hỗ trợ xã hội và sự hào phóng. Bên cạnh đó, quá trình dân chủ hoá cũng được đảm bảo, xã hội cởi mở, văn minh hơn, các cuộc thảo luận chính trị trong và ngoài nước được thực hiện với nền tảng dân trí cao.

Tất cả những yếu tố đó tạo ra hình ảnh một Việt Nam phồn vinh, thịnh vượng, nền kinh tế năng động đang phát triển, nền văn hoá giàu bản sắc và đáng tự hào. Việt Nam ngày càng nổi lên là một cường quốc bậc trung trên thế giới, với tiếng nói có trọng lượng được các bạn bè lắng nghe và vị nể.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Báo Mỹ: Việt Nam là nền kinh tế hoạt động tốt nhất Châu Á giữa dịch COVID19

Thanh Hà |

Việt Nam có khả năng là nền kinh tế hoạt động hàng đầu Châu Á vào năm 2020, một kỳ tích đạt được với việc không quý nào kinh tế Việt Nam tăng trưởng âm trong cả năm dù nhiều nền kinh tế trên thế giới sụt giảm vì đại dịch COVID-19.

Truyền thông Nga: Một Việt Nam bứt phá sau 35 năm Đổi mới

Song Minh |

Hãng tin Sputnik của Nga đăng bài viết "Một Việt Nam bứt phá sau 35 năm Đổi mới" của tác giả Taras Ivanov, trong đó nhấn mạnh những thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế, công nghệ, y tế, giáo dục... của Việt Nam, đồng thời lý giải "bí quyết" để Việt Nam phát triển như ngày nay.

Năm thứ hai nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc: Phát huy bản lĩnh, bản sắc đối ngoại Việt Nam

Thanh Hà |

Nhìn lại một năm Việt Nam thực hiện nhiệm vụ đối ngoại đa phương tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ), Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung có bài viết: “Bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc, đóng góp có trách nhiệm cho sứ mệnh duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”, trong đó nhận định, những kết quả tích cực đã được ghi nhận trong năm 2020 là cơ sở vững chắc để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh tham gia HĐBA LHQ một cách chủ động, tích cực và đóng góp tích cực trong năm thứ hai của nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực 2020-2021.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Báo Mỹ: Việt Nam là nền kinh tế hoạt động tốt nhất Châu Á giữa dịch COVID19

Thanh Hà |

Việt Nam có khả năng là nền kinh tế hoạt động hàng đầu Châu Á vào năm 2020, một kỳ tích đạt được với việc không quý nào kinh tế Việt Nam tăng trưởng âm trong cả năm dù nhiều nền kinh tế trên thế giới sụt giảm vì đại dịch COVID-19.

Truyền thông Nga: Một Việt Nam bứt phá sau 35 năm Đổi mới

Song Minh |

Hãng tin Sputnik của Nga đăng bài viết "Một Việt Nam bứt phá sau 35 năm Đổi mới" của tác giả Taras Ivanov, trong đó nhấn mạnh những thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế, công nghệ, y tế, giáo dục... của Việt Nam, đồng thời lý giải "bí quyết" để Việt Nam phát triển như ngày nay.

Năm thứ hai nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc: Phát huy bản lĩnh, bản sắc đối ngoại Việt Nam

Thanh Hà |

Nhìn lại một năm Việt Nam thực hiện nhiệm vụ đối ngoại đa phương tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ), Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung có bài viết: “Bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc, đóng góp có trách nhiệm cho sứ mệnh duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”, trong đó nhận định, những kết quả tích cực đã được ghi nhận trong năm 2020 là cơ sở vững chắc để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh tham gia HĐBA LHQ một cách chủ động, tích cực và đóng góp tích cực trong năm thứ hai của nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực 2020-2021.