Mộ cổ Trung Quốc 4.100 năm tuổi hé lộ bí mật khủng khiếp

Khánh Minh |

Ngôi mộ cổ tập thể 4.100 năm tuổi ở Trung Quốc hé lộ bí mật vụ thảm sát chặt đầu lớn nhất đất nước này thời đồ đá mới.

SCMP đưa tin ngày 25.11, theo nghiên cứu mới về hài cốt, một ngôi mộ tập thể 4.100 năm tuổi được phát hiện ở phía đông bắc Trung Quốc đã làm sáng tỏ vụ thảm sát chặt đầu lớn nhất được biết đến trong thời kỳ đồ đá mới của đất nước này.

Trong một bước ngoặt đen tối, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, tất cả nạn nhân ở làng Hồng Hà, tỉnh Hắc Long Giang đều là phụ nữ và trẻ em cho thấy, “sự tàn khốc của chiến tranh thời cổ đại”.

Qian Wang - tác giả nghiên cứu và giáo sư tại Đại học Texas A&M ở Mỹ - nói: “Trong thời kỳ lịch sử và tiền sử, chặt đầu thường là hình thức xung đột giữa các cá nhân hoặc bạo lực có tổ chức trong chiến tranh và xung đột”. Theo ông, những người đứng đầu các bộ tộc hoặc nhóm kẻ thù luôn bị săn lùng “để chinh phục và/hoặc chiếm hữu linh hồn và năng lượng của kẻ thù”.

Các nhà khảo cổ lần đầu tiên phát hiện ra địa điểm này vào những năm 1990 và đã khai quật sáu lần kể từ đó.

Hình ảnh nhìn từ trên không của khu vực này cho thấy ba khu dân cư và các ngôi mộ được bao quanh bởi ba chiến hào phòng thủ. Ảnh: Trường Nha khoa, Đại học Texas A&M
Hình ảnh nhìn từ trên không của khu vực này cho thấy, ba khu dân cư và các ngôi mộ được bao quanh bởi ba chiến hào phòng thủ. Ảnh: Trường Nha khoa Đại học Texas A&M

Các cuộc khai quật phát hiện được 43 cá nhân là nạn nhân của nhiều vụ chặt đầu, trong đó 32 cá nhân có thể đã bị giết trong một vụ thảm sát duy nhất - vụ thảm sát chặt đầu lớn nhất được biết đến ở Trung Quốc trong thời kỳ đồ đá mới.

Các nhà khoa học tin rằng, các nạn nhân bị chặt đầu vì ngoài việc mất đầu, xương đốt sống cổ còn có các vết cắt giống kiểu bị chặt thô bạo bằng vật sắc nhọn.

Theo các nhà khoa học, vụ thảm sát được thực hiện bằng cách sử dụng vũ khí cầm tay có gắn những viên đá mài nhọn ở phía trên.

Mặc dù không thể biết chi tiết chính xác của trận chiến, nhưng các nhà khoa học đã tái tạo lại những gì họ tin là có khả năng diễn ra, dựa trên thực tế là vụ thảm sát nhắm vào phụ nữ và trẻ em.

Người Hồng Hà có lẽ là dân tộc đánh cá, săn bắn và trồng trọt. Có lẽ họ cũng thù địch với một số bộ lạc lân cận, thường tranh giành tài nguyên.

Có khả năng người Hồng Hà đã tấn công các làng khác và chặt đầu cư dân của họ. Có thể các bộ tộc lân cận vào một ngày nọ, quyết định đợi những người đàn ông rời Hồng Hà và tấn công khi ngôi làng chỉ có phụ nữ và trẻ em. Họ đã giết hầu hết, nếu không phải tất cả, những người bị bỏ lại.

Wang suy đoán, khi những người sống sót tập hợp lại và các thành viên nam của bộ tộc quay về, họ chuyển các thi thể đến hai ngôi nhà để chôn cất đơn giản và sau đó rời đi.

Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy 4 hộp sọ không có thi thể trong một hố riêng biệt và Wang cho biết, có thể chúng là chiến lợi phẩm từ các trận chiến trước mà những kẻ tấn công đã mang theo đến Hồng Hà.

Bốn hộp sọ được cho là của nam giới, được tìm thấy chôn cùng nhau trong một hố. Ảnh: Trường Nha khoa, Đại học Texas A&M
Bốn hộp sọ được cho là của nam giới, được tìm thấy chôn cùng nhau trong một hố. Ảnh: Trường Nha khoa Đại học Texas A&M

Mặc dù không có ngôi mộ không đầu lớn nào được tìm thấy ở Trung Quốc cho đến khi có những ngôi mộ tập thể gần đây, nhưng có hai địa điểm tương tự được phát hiện ở khu vực hồ Baikal ở phía đông Siberia, Nga.

Những bộ tộc đó có văn hóa tương tự như văn hóa săn bắn và đánh cá của người Hồng Hà.

Theo một nghiên cứu được công bố trên website nhà xuất bản Cambridge University Press, vào thời nhà Thương (1600-1046 trước Công nguyên), tỉ lệ chặt đầu gia tăng khiến đầu người biến thành một vật có giá trị, tạo ra niềm tin rằng, linh hồn không đầu sẽ ít có khả năng tìm cách trả thù ở thế giới bên kia.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc phát hiện 161 mộ cổ từ thời Chiến Quốc

Thanh Hà |

161 mộ cổ phát hiện ở Trung Quốc thuộc nhiều thời kỳ khác nhau, từ thời Chiến Quốc tới nhà Minh, Thanh.

Trung Quốc phát hiện mộ cổ 2.000 năm

Thanh Hà |

Một mộ cổ lớn có niên đại từ thời Tây Hán (202 trước Công nguyên - 25 sau Công nguyên) đã được khai quật tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, phía nam Trung Quốc.

Phát hiện kinh ngạc trong mộ cổ 2.000 năm của hoàng đế Trung Quốc

Thanh Hà |

Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy bộ xương gấu trúc khổng lồ được chôn cất trong lăng mộ của một hoàng đế Trung Quốc sống cách đây 2.000 năm.

Giải quyết tình trạng nợ lương, BHXH, bảo đảm quyền lợi của người lao động

Quế Chi (ghi) |

Trước thềm Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Báo Lao Động tiếp tục ghi nhận tâm tư, gửi gắm của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động các cấp.

Tác giả đoạt giải Nhất truyện ngắn chia sẻ chuyện phía sau tác phẩm về nữ lao công quét rác

Phạm Huyền |

Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với nhà văn Phương Trà, tác giả vừa đạt giải Nhất cuộc thi sáng tác văn học về công nhân công đoàn với truyện ngắn “Con đường của Hạ”.

Kỳ vọng vào sự đổi mới tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Nguyễn Trường |

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 sẽ diễn ra từ ngày 1-3.12 tại Hà Nội. Thời điểm này, đông đảo cán bộ, đoàn viên, NLĐ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang hăng hái thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội, đồng thời kỳ vọng lớn vào một kỳ Đại hội “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Phát triển”.

Doanh nghiệp chưa hết lo dù đơn hàng quay trở lại

NGỌC LÊ |

Theo các hiệp hội, hiện các đơn hàng đang quay trở lại với các doanh nghiệp vì tồn kho các nước bạn giảm, họ bắt đầu đặt hàng trở lại. Tuy nhiên, mức giá hiện tại cho các đơn hàng đang ở mức thấp.

Nhức nhối vi phạm hành lang Quốc lộ 18

Minh Hạnh |

Quốc lộ 18 đoạn qua địa phận xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội, hiện đang bị người dân lấn chiếm để kinh doanh, buôn bán tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn giao thông. Mặc dù lực lượng chức năng đã nhiều lần ra quân dẹp bỏ, tuy nhiên vẫn chỉ như “bắt cóc bỏ đĩa”, gây bức xúc cho người dân.

Trung Quốc phát hiện 161 mộ cổ từ thời Chiến Quốc

Thanh Hà |

161 mộ cổ phát hiện ở Trung Quốc thuộc nhiều thời kỳ khác nhau, từ thời Chiến Quốc tới nhà Minh, Thanh.

Trung Quốc phát hiện mộ cổ 2.000 năm

Thanh Hà |

Một mộ cổ lớn có niên đại từ thời Tây Hán (202 trước Công nguyên - 25 sau Công nguyên) đã được khai quật tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, phía nam Trung Quốc.

Phát hiện kinh ngạc trong mộ cổ 2.000 năm của hoàng đế Trung Quốc

Thanh Hà |

Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy bộ xương gấu trúc khổng lồ được chôn cất trong lăng mộ của một hoàng đế Trung Quốc sống cách đây 2.000 năm.