Lý giải vì sao người dân ở Thái Bình Dương không thể giãn cách xã hội

HỒNG HẠNH |

Người dân ở Thái Bình Dương phải đến các trung tâm sơ tán, nơi không thể thực hiện giãn cách xã hội do hậu quả mà bão Harold gây ra.

Bão Harold tấn công nhiều quốc đảo trong khu vực vào tuần trước khiến hàng chục người thiệt mạng, nhiều thị trấn ngập lụt và nhà cửa bị tàn phá. Ngay cả trong thời gian bình thường, đây đã là một tình huống khủng khiếp. Tuy nhiên, mối đe dọa của virus xuất hiện trong các cộng đồng nghèo khó, tình huống này lại trở thành thảm họa.

“Về lý thuyết, tất cả các đảo đều có kế hoạch ứng phó với đại dịch, nhưng thực tế cơn bão đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch này” – BBC dẫn lời tiến sĩ Colin Tukuitonga, người đứng đầu khu vực Thái Bình Dương và Y tế Thế giới tại Đại học Auckland. “Cả virus và bão đều gây ra tình huống khó khăn này”.

Bão Harold hình thành ngoài khơi quần đảo Solomon vào đầu tháng 4, đổ bộ vào Vanuatu vào ngày 6.4 và sau đó di chuyển đến Fiji và Tonga. Chỉ riêng ở Vanuatu, gần 160.000 người đang cần trợ giúp; ở Pentecost có 90% nhà cửa và cơ sở hạ tầng bị hư hại; ở Fiji ước tính 10.000 người và đường sá, trường học, điện, nước chịu ảnh hưởng nặng nề.

Hậu quả lớn nhất mà cơn bão để lại là sự ra đi của 27 trong 60 người trên chiếc phà du lịch ở quần đảo Solomon dù đã được chính phủ cảnh báo về rủi ro trước đó.

Hầu hết các quốc gia ở Thái Bình Dương được ca ngợi vì đưa ra các phòng chống dịch sớm - phong tỏa, hạn chế đi lại và khả năng tiếp cận bệnh dịch. Theo tiến sĩ Tukuitonga, điều này rất quan trọng khi mà hệ thống y tế ở khu vực này chưa thể đối phó với dịch bệnh.

“Không ở nơi nào có máy thở, khu chăm sóc đặc biệt và thậm chí, một số nơi còn không thể kiểm tra COVID-19”, tiến sĩ Tukuitonga nhấn mạnh. “Đó là lý do tại sao việc ngăn chặn dịch bệnh lại quan trọng đến vậy. Họ chủ động trong việc phong tỏa, đóng cửa biên giới và cách ly là điều rất đáng khen”.

Trong số các quốc gia bị bão tấn công, chỉ có duy nhất Fiji hiện có 16 bệnh nhân mắc COVID-19 và chưa có ca nào tử vong. Chính phủ nước này khuyến cáo người dân tuân thủ nghiêm ngặt quy định giãn cách xã hội, làm việc tại nhà, tuy nhiên, quy tắc này giờ đây sẽ phải thay đổi, nhất là đối với những người không còn nhà ở.

Họ không còn cách nào khác ngoài việc phải đến các trung tâm sơ tán, nơi mà thực hiện việc giãn cách xã hội trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

“Các trung tâm sơ tán, thường là trường học hoặc nhà thờ, một người sẽ ở cùng rất nhiều người, nhưng không còn sự lựa chọn nào khác. Mọi người đang ở trong một không gian hẹp, điều kiện lý tưởng để virus xuất hiện” – tiến sĩ Tukuitonga bày tỏ.

Hội chữ thập đỏ Fuji đang cố gắng “tập trung vào việc vệ sinh” trong các trung tâm sơ tán một cách tốt nhất.

“Đó là một thách thức lớn để cân bằng thông điệp mọi người không nên ra ngoài, hãy ở nhà và giãn cách xã hội... Chúng tôi khuyến khích mọi người tìm nơi ở phù hợp trong các trung tâm sơ tán. Thật khó khăn khi phải đưa ra quyết định này”, Carl Lorentzen - quản lý truyền thông IRFC khu vực Thái Bình Dương chia sẻ.

HỒNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Các quốc gia trên thế giới chuẩn bị dỡ bỏ hạn chế chống COVID-19

Phương Linh |

Chậm nhưng chắc, một số quốc gia đang bắt đầu lên kế hoạch dần dần dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đang được áp đặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Chuyên gia y tế hàng đầu Trung Quốc cảnh báo dịch bệnh có thể quay trở lại

HỒNG HẠNH |

Trung Quốc xác nhận số ca mắc COVID-19 mới trong ngày 11.4 tăng gấp đôi so với ngày trước đó.

Indonesia: Jakarta mạnh tay giãn cách xã hội trên diện rộng

Hải Anh |

Thủ đô Jakarta của Indonesia quyết định áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội trên diện rộng để kiềm chế sự lây lan của COVID-19, trong đó áp đặt các giới hạn với hoạt động công cộng và triển khai tuần tra sau khi số ca lây nhiễm tăng vọt đến mức báo động.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Các quốc gia trên thế giới chuẩn bị dỡ bỏ hạn chế chống COVID-19

Phương Linh |

Chậm nhưng chắc, một số quốc gia đang bắt đầu lên kế hoạch dần dần dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đang được áp đặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Chuyên gia y tế hàng đầu Trung Quốc cảnh báo dịch bệnh có thể quay trở lại

HỒNG HẠNH |

Trung Quốc xác nhận số ca mắc COVID-19 mới trong ngày 11.4 tăng gấp đôi so với ngày trước đó.

Indonesia: Jakarta mạnh tay giãn cách xã hội trên diện rộng

Hải Anh |

Thủ đô Jakarta của Indonesia quyết định áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội trên diện rộng để kiềm chế sự lây lan của COVID-19, trong đó áp đặt các giới hạn với hoạt động công cộng và triển khai tuần tra sau khi số ca lây nhiễm tăng vọt đến mức báo động.