Lợi dụng đại dịch, Trung Quốc ngang ngược ở Biển Đông

Thạc sĩ Hoàng Việt - Đại học Luật TPHCM, thành viên Ban nghiên cứu Luật Biển và Hải đảo, Liên đoàn Luật sư Việt Nam |

Thời gian gần đây, lợi dụng thế giới đang căng mình chống đại dịch COVID-19, Trung Quốc đã ngang ngược có những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

Nhiều hành vi với mức độ vi phạm ngày càng lớn

Ngày 18.4.2020, Bộ Dân chính Trung Quốc thông báo, Quốc Vụ viện nước này vừa phê chuẩn thành lập “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” trực thuộc thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam.

Theo phía Trung Quốc đưa tin thì “quận Tây Sa” quản lý các đảo thuộc quần đảo Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và Bãi Macclesfield (quần đảo Trung Sa) và vùng nước phụ cận; chính quyền khu Tây Sa đóng tại đảo Phú Lâm - cấu trúc lớn nhất thuộc Hoàng Sa. Khu Nam Sa quản lý các đảo thuộc quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và vùng nước phụ cận; chính quyền khu Nam Sa đóng tại Đá Chữ Thập - một cấu trúc thuộc Trường Sa mà Trung Quốc đã quân sự hoá gần đây.

Sau khi tuyên bố thành lập cái gọi là chính quyền “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa”, Trung Quốc tiếp tục dấn thêm những bước đi với mức độ vi phạm lớn hơn. Trung Quốc gửi tiếp Công hàm để đáp trả Công hàm ngày 30.3.2020 của Việt Nam với những lời lẽ mang hàm ý đe doạ. Ngoài ra, Bộ Dân chính Trung Quốc ngày 19.4.2020 còn thực hiện một động thái ngang nhiên nữa là công bố cái gọi là “danh xưng tiêu chuẩn” cho 25 đảo, bãi đá cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông.

25 đảo, bãi đá cùng 55 thực thể được đặt tên này tập trung ở phần phía tây Biển Đông. Một số nằm dọc theo “đường lưỡi bò” và rất sát Việt Nam. Chẳng hạn, Nhàn Đàm Hải Đài (Xiantan Haitai) cách Cam Ranh khoảng 60 hải lý; Vạn An Hải Để Hạp Cốc Quần (Wan’an Haidixiaguqun) cách đảo Phú Quý khoảng 50 hải lý; Tiêu Tương Hải Khâu (Xiaoxiang Haiqiu) cách Hòn Hải khoảng 45 hải lý.

Những động thái này một lần nữa cho thấy Trung Quốc càng ngày càng thể hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông khi đồng loạt triển khai nhiều hành động cả trên thực địa, pháp lý và hành chính.

Không có giá trị pháp lý

Tuy nhiên, tất cả các tuyên bố trên của Trung Quốc chỉ là những tuyên bố đơn phương, hoàn toàn không có giá trị pháp lý vì những lý do sau đây.

Một là, Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam đã nhiều lần khẳng định về chủ quyền đối với hai quần đảo này. Mới đây nhất, trong Công hàm gửi lên Liên Hợp Quốc ngày 30.3.2020, Chính phủ Việt Nam đã nhắc lại: “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế. Việt Nam khẳng định Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Theo đó, Việt Nam đã có chủ quyền lâu đời trên hai quần đảo này, và được chứng minh bằng các bằng chứng lịch sử và pháp lý.

Hai là, mặc dù Trung Quốc đang chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và 7 cấu trúc thuộc Trường Sa, nhưng vì Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng nên đã vi phạm luật quốc tế, cụ thể là Điều 2 (4) của Hiến chương Liên Hợp Quốc, theo đó “Tất cả các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên Hợp Quốc”.

Ngoài ra, Nghị quyết 2625 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1970 cũng quy định rõ không chấp nhận việc dùng vũ lực để xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác. Và vì vậy, cho dù Trung Quốc đang thực tế chiếm đóng các cấu trúc này, nhưng Trung Quốc vẫn không thể có chủ quyền hợp pháp đối với các cấu trúc này.

Ba là, tuyên bố của Trung Quốc cũng vi phạm luật biển quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS). Trong Công hàm ngày 30.3.2020, Việt Nam tuyên bố rõ ràng: “Các bãi ngầm, hoặc cấu trúc lúc chìm lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng”.

Theo nguyên tắc “đất thống trị biển” trong luật biển quốc tế, các cấu trúc lúc chìm lúc nổi cùng các cấu trúc luôn chìm dưới mặt nước biển không thể là lãnh thổ để yêu sách chủ quyền tại đó, bởi vì, chủ quyền chỉ có thể được yêu sách đối với đất liền và đảo - được coi là một vùng đất tự nhiên nhưng có nước bao bọc xung quanh và luôn nổi trên mặt nước khi thuỷ triều lên.

Chính vì vậy, việc yêu sách chủ quyền đối với các cấu trúc lúc chìm lúc nổi và các bãi ngầm luôn chìm dưới mặt nước biển của Chính phủ Trung Quốc là vi phạm nghiêm trọng luật biển quốc tế. Chúng ta nên nhớ, Bãi Macclefiled mà Trung Quốc gọi là Trung Sa là các cấu trúc luôn chìm dưới mặt nước biển. Chính vì vậy, việc tuyên bố thành lập chính quyền quản lý các khu vực này của Trung Quốc là một “trò hề”, đi ngược lại luật quốc tế.

Thạc sĩ Hoàng Việt - Đại học Luật TPHCM, thành viên Ban nghiên cứu Luật Biển và Hải đảo, Liên đoàn Luật sư Việt Nam
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc lồng chủ quyền biển Đông vào bài hát gây phẫn nộ tại Philippines

Ngọc Vân |

Người dân Philippines phẫn nộ khi Trung Quốc lồng chủ quyền Biển Đông vào một bài hát ngoại giao thời COVID-19.

Ngoại trưởng Malaysia lên tiếng về tình hình ở Biển Đông

Hải Anh |

Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein kêu gọi bình tĩnh và tái khẳng định cam kết của Malaysia về hòa bình ở Biển Đông sau một sự cố liên quan tới tàu Trung Quốc và Malaysia tại vùng biển tranh chấp.

Việt Nam phản đối Trung Quốc đặt "danh xưng" cho 80 thực thể ở Biển Đông

Thanh Hà |

Mọi hành vi phương hại đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam với vùng biển của mình đều vô giá trị, không được công nhận và Việt Nam kiên quyết phản đối.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Trung Quốc lồng chủ quyền biển Đông vào bài hát gây phẫn nộ tại Philippines

Ngọc Vân |

Người dân Philippines phẫn nộ khi Trung Quốc lồng chủ quyền Biển Đông vào một bài hát ngoại giao thời COVID-19.

Ngoại trưởng Malaysia lên tiếng về tình hình ở Biển Đông

Hải Anh |

Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein kêu gọi bình tĩnh và tái khẳng định cam kết của Malaysia về hòa bình ở Biển Đông sau một sự cố liên quan tới tàu Trung Quốc và Malaysia tại vùng biển tranh chấp.

Việt Nam phản đối Trung Quốc đặt "danh xưng" cho 80 thực thể ở Biển Đông

Thanh Hà |

Mọi hành vi phương hại đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam với vùng biển của mình đều vô giá trị, không được công nhận và Việt Nam kiên quyết phản đối.