Loạt kính thiên văn mạnh nhất hợp lực quan sát hố đen siêu lớn nổi tiếng

Thanh Hà |

Một số kính thiên văn mạnh nhất thế giới đồng thời quan sát thấy hố đen siêu lớn trong thiên hà M87 và là hố đen đầu tiên được chụp ảnh trực tiếp.

Đột phá hình ảnh trực tiếp đầu tiên của hố đen

Tháng 4.2019, các nhà khoa học công bố hình ảnh đầu tiên về một hố đen trong thiên hà M87 bằng Kính viễn vọng Chân trời Sự kiện (EHT). Tuy nhiên, thành tựu đáng chú ý đó mới chỉ là phần mở đầu của câu chuyện khoa học vũ trụ.

Dữ liệu từ 19 đài thiên văn đang được công bố hứa hẹn cung cấp cái nhìn chưa từng có về hố đen này và hệ thống mà hố đen cung cấp năng lượng, đồng thời cải thiện các bài kiểm tra về Thuyết tương đối rộng của Einstein.

“Chúng tôi biết rằng hình ảnh trực tiếp đầu tiên của một hố đen sẽ mang tính đột phá. Nhưng để tận dụng tối đa hình ảnh đáng chú ý này, chúng ta cần biết mọi thứ có thể về hành vi của hố đen tại thời điểm đó bằng cách quan sát trên toàn bộ quang phổ điện từ” - Kazuhiro Hada, Đài quan sát thiên văn quốc gia Nhật Bản, đồng tác giả của nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Vật lý thiên văn Letters, cho biết.

Lực hấp dẫn cực lớn của một hố đen siêu lớn có thể cung cấp năng lượng cho các luồng hạt di chuyển với tốc độ gần như tốc độ ánh sáng khắp khoảng không rộng lớn. Luồng của M87 tạo ra ánh sáng bao trùm toàn bộ quang phổ điện từ, từ sóng vô tuyến đến ánh sáng nhìn thấy tới tia gamma.

Các bước sóng ánh sáng khác nhau có thể tiết lộ những đặc điểm độc đáo của cùng một vật thể vũ trụ. Một luồng tia vật chất do hố đen siêu lớn trong thiên hà M87 phun vào không gian vũ trụ được hiển thị trong các bước sóng khác nhau, từ sóng vô tuyến đến tia gamma. Ảnh: NASA.
Các bước sóng ánh sáng khác nhau có thể tiết lộ những đặc điểm độc đáo của cùng một vật thể vũ trụ. Một luồng tia vật chất do hố đen siêu lớn trong thiên hà M87 phun vào không gian vũ trụ được hiển thị trong các bước sóng khác nhau, từ sóng vô tuyến đến tia gamma. Ảnh: NASA

Cường độ ánh sáng khắp quang phổ này tạo ra một dạng khác nhau cho mỗi hố đen. Việc xác định mô hình này cung cấp thông tin chi tiết quan trọng về các đặc tính của hố đen ví dụ như vòng quay và sản lượng năng lượng của hố đen. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ thách thức vì mô hình thay đổi theo thời gian.

Chiến dịch quan sát lớn nhất

Để xử lý vấn đề này, các nhà khoa học đã phối hợp quan sát bằng nhiều kính thiên văn mạnh nhất thế giới trên mặt đất và trong không gian, thu thập ánh sáng từ khắp các quang phổ. Đây là chiến dịch quan sát đồng thời lớn nhất từng được thực hiện với một hố đen siêu lớn có dòng tia.

Các kính thiên văn của NASA tham gia vào chiến dịch quan sát này bao gồm: Đài quan sát tia X Chandra, kính viễn vọng không gian Hubble, Đài quan sát Neil Gehrels Swift, kính viễn vọng quang phổ hạt nhân (NuSTAR) và kính viễn vọng không gian tia gamma Fermi.

Mỗi kính thiên văn cung cấp thông tin khác nhau về hành vi và tác động của hố đen có khối lượng lớn hơn 6,5 tỉ lần so với mặt trời ở trung tâm thiên hà M87, cách trái đất khoảng 55 triệu năm ánh sáng.

Dữ liệu được nhóm gồm 760 nhà khoa học và kỹ sư từ gần 200 tổ chức ở 32 quốc gia hoặc khu vực thu thập. Họ sử dụng các đài quan sát do các cơ quan và tổ chức trên toàn cầu tài trợ. Các quan sát tập trung từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 4.2017.

Ảnh mô phỏng một hố đen. Ảnh: Đại học Melbourne.
Ảnh mô phỏng một hố đen. Ảnh: Đại học Melbourne.

Đồng tác giả Juan Carlos Algaba của Đại học Malaya ở Kuala Lumpur, Malaysia cho biết: “Tập hợp quan sát đáng kinh ngạc này bao gồm nhiều kính thiên văn tốt nhất thế giới. Đây là một ví dụ tuyệt vời về các nhà thiên văn học trên khắp thế giới đang cùng theo đuổi khoa học”.

Kết quả đầu tiên cho thấy, cường độ bức xạ điện từ do vật chất tạo ra xung quanh hố đen siêu lớn M87 ở mức thấp nhất từng được quan sát thấy. Điều này tạo ra điều kiện lý tưởng để nghiên cứu hố đen, từ các vùng gần chân trời sự kiện cho đến hàng chục nghìn năm ánh sáng.

Sự kết hợp giữa dữ liệu từ các kính thiên văn này và các quan sát EHT hiện tại (và trong tương lai) sẽ cho phép các nhà khoa học tiến hành các luồng điều tra quan trọng về một số lĩnh vực nghiên cứu hấp dẫn và thách thức nhất của vật lý thiên văn.

Ví dụ: Các nhà khoa học dự định sử dụng những dữ liệu này để cải thiện các bài kiểm tra Thuyết tương đối rộng của Einstein. Hiện tại, rào cản chính với những thử nghiệm này là sự không chắc chắn về việc vật chất quay xung quanh hố đen và bị thổi bay trong các dòng tia, đặc biệt là các đặc tính xác định ánh sáng phát ra.

Việc phát hành kho dữ liệu mới này trùng với đợt quan sát năm 2021 của EHT, là đòn bẩy cho một loạt các kính thiên văn vô tuyến trên toàn thế giới, lần đầu tiên kể từ năm 2018. Chiến dịch năm ngoái đã bị hủy vì đại dịch COVID-19 và năm trước đó bị tạm dừng vì sự cố kỹ thuật không lường trước được.

Ngay trong tuần này, các nhà thiên văn học EHT đang nhắm mục tiêu lại hố đen siêu lớn M87, hố đen trong dải ngân hà (được gọi là Sagittarius A* hay Nhân Mã A*), cùng với một số hố đen xa hơn trong sáu đêm. So với năm 2017, mảng này đã được cải tiến bằng cách bổ sung thêm 3 kính thiên văn vô tuyến: Kính thiên văn Greenland, kính thiên văn 12 mét Đỉnh Kitt ở Arizona, Mỹ và kính thiên văn mảng milimét mở rộng phía Bắc (NOEMA) ở Pháp.

“Với việc phát hành những dữ liệu này, kết hợp với việc tiếp tục quan sát và một EHT được cải thiện, chúng tôi biết rằng nhiều kết quả mới thú vị đang ở phía trước” - đồng tác giả Mislav Baloković của Đại học Yale, Mỹ, cho hay.

Dữ liệu về hố đen siêu lớn trong thiên hà M87 từ 19 đài quan sát thiên văn - cả trên mặt đất và ngoài không gian - được công bố. Nguồn: NASA
Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Hố đen vũ trụ không “phàm ăn” như vẫn tưởng

Thanh Hà |

Tất cả hố đen siêu lớn ở trung tâm của các thiên hà dường như đều có những khoảng thời gian nuốt chửng vật chất từ ​​môi trường xung quanh nhưng theo những cách thức khác nhau.

Giật mình với giả thuyết hố đen bằng đồng xu hủy diệt trái đất

Song Minh |

Nếu một hố đen có kích thước bằng đồng xu hình thành trên trái đất, hành tinh sẽ thực sự bị hủy diệt.

Tìm ra hố đen đặc biệt có thể "viết lại" hiểu biết của nhân loại về vũ trụ

Hải Anh |

Một hố đen mới đã phá kỷ lục, không phải vì nhỏ nhất hay lớn nhất, mà ở mức trung bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Hố đen vũ trụ không “phàm ăn” như vẫn tưởng

Thanh Hà |

Tất cả hố đen siêu lớn ở trung tâm của các thiên hà dường như đều có những khoảng thời gian nuốt chửng vật chất từ ​​môi trường xung quanh nhưng theo những cách thức khác nhau.

Giật mình với giả thuyết hố đen bằng đồng xu hủy diệt trái đất

Song Minh |

Nếu một hố đen có kích thước bằng đồng xu hình thành trên trái đất, hành tinh sẽ thực sự bị hủy diệt.

Tìm ra hố đen đặc biệt có thể "viết lại" hiểu biết của nhân loại về vũ trụ

Hải Anh |

Một hố đen mới đã phá kỷ lục, không phải vì nhỏ nhất hay lớn nhất, mà ở mức trung bình.