Lo ngại khủng hoảng ngân hàng bùng lên ở Châu Âu

Thanh Hà |

Lo ngại về những rủi ro với hệ thống tài chính đã lan rộng vào ngày 15.3 khi cổ phiếu của Credit Suisse, ngân hàng Thụy Sĩ 166 tuổi, lao dốc, làm sâu sắc thêm mối lo cuộc khủng hoảng ngân hàng có thể đe dọa nền kinh tế trong bối cảnh vụ phá sản của ngân hàng Silicon Valley của Mỹ vừa diễn ra cách đây chưa lâu.

Những bê bối liên tiếp

Credit Suisse chứng kiến ​​giá cổ phiếu lao dốc vào 15.3 sau khi cổ đông lớn là Ngân hàng Quốc gia Saudi Arabia từ chối đầu tư thêm. Giá trị thị trường của Credit Suisse vốn đã bị giáng một đòn nặng nề trong tuần qua do lo ngại lây lan từ sự sụp đổ ngân hàng Mỹ, cũng như báo cáo thường niên của Credit Suisse chỉ ra những điểm yếu trong kiểm soát nội bộ.

Những vụ bê bối, các cuộc chiến pháp lý công khai và các khoản lỗ ngày càng tăng tại Credit Suisse Group AG nhiều hơn trong năm qua. Theo Bloomberg, những vụ việc của Credit Suisse bao gồm tiền án hình sự về việc cho những kẻ buôn bán ma túy rửa tiền ở Bulgaria, vướng vào vụ tham nhũng ở Mozambique, vụ bê bối gián điệp liên quan đến một cựu nhân viên và một giám đốc điều hành cùng với một vụ rò rỉ lớn dữ liệu khách hàng cho giới truyền thông.

Ngoài ra, sự liên quan của ngân hàng lớn thứ 2 của Thụy Sĩ với công ty tài chính Lex Greensill ở Anh và hãng đầu tư Archegos Capital Management có trụ sở tại New York, Mỹ, dẫn tới lo ngại ngân hàng không xử lý tốt các vấn đề.

Nhiều khách hàng của Credit Suisse đã rút tiền ở mức chưa từng có vào cuối năm 2022. Để ứng phó, giám đốc điều hành Ulrich Koerner phát động chiến dịch tiếp cận rộng rãi để thu hút khách hàng. Tới tháng 1.2023, báo cáo của Credit Suisse cho thấy, tiền gửi đã ở mức dương. Tuy nhiên, ngày 9.3, Ủy ban Chứng khoán và Sàn Giao dịch Mỹ (SEC) đã truy vấn báo cáo thường niên của Credit Suisse, buộc ngân hàng này phải hoãn công bố báo cáo.

Lehman Brothers, gã khổng lồ Phố Wall, phá sản năm 2008, đã kích hoạt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhưng, theo Bloomberg, khác với Lehman và ngân hàng Silicon Valley của Mỹ vừa phá sản, Credit Suisse có tài sản lưu động đáng kể để huy động và tiếp cận các cơ sở cho vay của ngân hàng trung ương cũng như ít nhạy cảm hơn nhiều đối thủ trước những biến động mạnh về lãi suất. Thêm vào đó, Credit Suisse đã xây dựng lại lớp đệm để chống việc rút tiền gửi kể từ làn sóng rút tiền tồi tệ nhất vào tháng 10 năm ngoái.

Credit Suisse công bố ngày 16.3 về việc vay 50 tỉ franc (53,7 tỉ USD) từ Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ để củng cố ngân hàng sau khi giá cổ phiếu lao dốc. Vài giờ trước đó, khi Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) cho biết, mức vốn và thanh khoản tại Credit Suisse là đủ đối với một "ngân hàng quan trọng trong hệ thống".

Trong thông cáo, Credit Suisse nói rằng, khoản vay từ ngân hàng trung ương sẽ "hỗ trợ các doanh nghiệp và khách hàng cốt lõi". “Những biện pháp này thể hiện hành động quyết đoán nhằm củng cố Credit Suisse khi chúng tôi tiếp tục chuyển đổi chiến lược để mang lại giá trị cho khách hàng và các bên liên quan khác” - ông Ulrich Koerner cho biết.

Quá lớn để sụp đổ

Theo AFP, Credit Suisse là 1 trong 30 ngân hàng trên toàn cầu được coi là quá lớn để sụp đổ, buộc ngân hàng này phải dành nhiều tiền mặt hơn để vượt qua khủng hoảng. Neil Wilson - Giám đốc phân tích thị trường tại công ty thương mại Finalto - nhận định, nếu Credit Suisse "gặp rắc rối nghiêm trọng về mặt sinh tồn, thì chúng ta ở trong một thế giới đau khổ khác".

Theo New York Times, dù những khó khăn của ngân hàng Thụy Sĩ khác với những khó khăn của các ngân hàng Mỹ vừa phá sản trong những ngày gần đây, nhưng mối lo ngại liên quan tới Credit Suisse đã làm tăng thêm cảm giác sợ hãi về nền kinh tế nói chung. Các giao dịch trên thị trường trái phiếu và hàng hóa báo hiệu các nhà đầu tư đang lo lắng về nền kinh tế. Giá dầu trượt xuống mức thấp nhất trong hơn một năm, trong khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ cũng lao dốc. Những điều này nêu bật sự mong manh của thị trường tài chính khi các nhà đầu tư không nắm bắt được những gì có thể xảy ra tiếp theo.

Ông Dan Ivascyn - Giám đốc đầu tư của công ty Pimco - nhận định, 2023 sẽ là năm không thể đoán định trước với nền kinh tế và thị trường, sau 1 năm 2022 đầy biến động. “Sự không chắc chắn đó chỉ tăng cao hơn” - ông nói. “Chúng tôi nghĩ rằng có khả năng cao là có một số sự ổn định. Nhưng sẽ có dư chấn. Chúng tôi nghĩ là chúng ta ở trong một môi trường đầy biến động trong vài tháng tới" - ông Ivascyn nói thêm.

Các cơ quan xếp hạng lưu ý, những ngân hàng Châu Âu ít phải đối mặt với những rủi ro tương tự đã làm các ngân hàng Mỹ phá sản. Dù vậy, các nhà đầu tư cũng nhìn thấy những hành động nhanh chóng của giới chức trên khắp thế giới. Các ngân hàng trung ương trong khu vực đồng euro họp ngày 16.3 để quyết định có nên tiếp tục tăng lãi suất trước tình hình hiện tại hay không. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng sẽ họp bàn về lãi suất vào tuần tới.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nguồn cơn khủng hoảng của Credit Suisse - ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ

Thanh Hà |

Cổ phiếu của Credit Suisse rơi tự do ngày 15.3, trong bối cảnh gã khổng lồ ngân hàng Thuỵ Sĩ dính vào loạt vụ bê bối cùng với đó là thị trường hoảng loạn sau vụ phá sản của 2 ngân hàng Mỹ.

Động thái của FED sau các vụ phá sản ngân hàng

Thanh Hà |

Vụ phá sản của Ngân hàng Silicon Valley (SVB) trong bối cảnh lạm phát cao dẫn tới nhiều nhận định trái ngược về chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong chu kỳ tăng hiện tại.

Chuyên gia Mỹ: Sẽ có nhiều ngân hàng phá sản sau SVB

Quý An (theo Business Insider) |

Cựu lãnh đạo Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) nhận định sẽ có nhiều ngân hàng bị phá sản do hệ quả dây chuyền từ vụ sụp đổ của SVB.

Đầu tư cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, động lực để phát triển kinh tế xã hội

DIỆU ANH |

Ninh Bình - UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, chấp thuận phương án đầu tư tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua địa bàn tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư là 8.450 tỉ đồng.

Không có chuyện “vu khống”, nữ sinh bị thầy giáo gạ tình là thật

Thành Nhân |

Sau khi Công an TP Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) vào cuộc điều tra, xác minh vụ nữ sinh lớp 8 “vu khống” thầy giáo gạ tình, đối tượng N.S.H - giáo viên Trường THCS Xuân Diệu đã thừa nhận những tin nhắn là có thật.

Nở rộ dịch vụ đăng kiểm thuê, đăng kiểm hộ, người dân cần lưu ý những gì?

Minh Hà - Hà Chi |

Kể từ khi xảy ra tình trạng quá tải tại các trung tâm đăng kiểm, trên mạng xã hội đã nở rộ hình thức đăng kiểm thuê, đăng kiểm hộ với mức giá từ 1-2 triệu đồng/xe. Tuy nhiên, dịch vụ này mang lại rất nhiều rủi ro, người dân cần cân nhắc trước khi sử dụng.

Giao thông chia cắt vì cầu tạm xây chưa xong đã vội phá cầu chính

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Cầu tạm xây chưa xong đã vội phá cầu chính khiến cho các phương tiện qua lại ùn ứ cục bộ. Tuyến đường huyết mạch từ Bạc Liêu về huyện Hồng Dân bị chia cắt.

Làm gì để giá xe ôtô Việt Nam rẻ như Thái Lan, Indonesia

Anh Tuấn |

Giá xe ôtô Việt Nam gấp gần hai lần Thái Lan, Indonesia và cao hơn Mỹ, Nhật Bản, theo Bộ Công Thương, chủ yếu vì thuế phí và tỉ lệ nội địa hoá chưa cao. Các chuyên gia cho rằng, không có một hãng xe nào tự sản xuất hoàn toàn 100% từ linh kiện trong nước. Điều mà các doanh nghiệp Việt cần chú trọng là tham gia sâu hơn vào các chi tiết, linh kiện chính của ôtô.

Nguồn cơn khủng hoảng của Credit Suisse - ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ

Thanh Hà |

Cổ phiếu của Credit Suisse rơi tự do ngày 15.3, trong bối cảnh gã khổng lồ ngân hàng Thuỵ Sĩ dính vào loạt vụ bê bối cùng với đó là thị trường hoảng loạn sau vụ phá sản của 2 ngân hàng Mỹ.

Động thái của FED sau các vụ phá sản ngân hàng

Thanh Hà |

Vụ phá sản của Ngân hàng Silicon Valley (SVB) trong bối cảnh lạm phát cao dẫn tới nhiều nhận định trái ngược về chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong chu kỳ tăng hiện tại.

Chuyên gia Mỹ: Sẽ có nhiều ngân hàng phá sản sau SVB

Quý An (theo Business Insider) |

Cựu lãnh đạo Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) nhận định sẽ có nhiều ngân hàng bị phá sản do hệ quả dây chuyền từ vụ sụp đổ của SVB.