Liên Hợp Quốc họp về mối đe doạ của AI với hoà bình, an ninh toàn cầu

Thanh Hà |

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tổ chức cuộc họp đầu tiên vào ngày 18.7 về các mối đe dọa tiềm ẩn của trí tuệ nhân tạo (AI) với hòa bình và an ninh quốc tế.

Cuộc họp do Vương quốc Anh tổ chức trong bối cảnh lo ngại khi AI có những tiềm năng to lớn nhưng cũng có những rủi ro nghiêm trọng, bởi có khả năng được dùng trong vũ khí tự động hoặc kiểm soát vũ khí hạt nhân.

Ngày 17.7, Đại sứ Vương quốc Anh tại Liên Hợp Quốc Barbara Woodward nhấn mạnh, cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về mối đe dọa tiềm ẩn của AI là tâm điểm trong nhiệm kỳ Vương quốc Anh làm chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an.

Cuộc họp ngày 18.7 bao gồm cuộc họp giữa các chuyên gia AI quốc tế với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres.

Người đứng đầu Liên Hợp Quốc phát biểu hồi tháng trước: “Các nhà khoa học và chuyên gia đã kêu gọi thế giới hành động, tuyên bố AI là mối đe dọa hiện hữu với nhân loại ngang tầm với chiến tranh hạt nhân".

Ông António Guterres đã công bố kế hoạch bổ nhiệm ban cố vấn về AI vào tháng 9 tới để chuẩn bị cho các sáng kiến liên quan về vấn đề này mà Liên Hợp Quốc có thể triển khai. Ông cũng khẳng định sẽ tạo thuận lợi cho một cơ quan mới của Liên Hợp Quốc về AI. Người đứng đầu Liên Hợp Quốc đồng thời đề xuất lấy Cơ quan năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) làm hình mẫu - một cơ quan dựa trên kiến thức chuyên môn và có một số quyền hạn pháp lý.

Đại sứ Woodward cho hay, Vương quốc Anh muốn khuyến khích “một cách tiếp cận đa phương để quản lý cả những cơ hội và rủi ro mà trí tuệ nhân tạo mang lại". Bà nhấn mạnh, cần có nỗ lực toàn cầu trong quản lý những rủi ro và vận dụng những cơ hội của AI.

Nhà ngoại giao của Anh lưu ý, lợi ích của AI là rất lớn, trong đó có tiềm năng trợ giúp các chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc, cải thiện hoạt động viện trợ nhân đạo, hỗ trợ các hoạt động gìn giữ hòa bình và hỗ trợ ngăn ngừa xung đột, bao gồm cả việc thu thập và phân tích dữ liệu.

“AI có khả năng giúp chúng ta thu hẹp khoảng cách giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển" - bà nói thêm. Tuy nhiên, Đại sứ Woodward chỉ ra, rủi ro về vấn đề bảo mật nghiêm trọng của AI cũng là một vấn đề cần được giải quyết.

Theo Đại sứ Woodward, cuộc họp của Hội đồng Bảo an về AI do Ngoại trưởng Anh James Cleverly chủ trì sẽ tạo cơ hội để giới chức lắng nghe quan điểm của các chuyên gia về AI. Cuộc họp cũng là dấu mốc bắt đầu cuộc thảo luận giữa 15 thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về tác động của công nghệ rất mới đang phát triển rất nhanh này.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak từng thông báo, Vương quốc Anh sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về AI vào cuối năm nay. Đại sứ Woodward cho hay, tại hội nghị thượng đỉnh này, các bên sẽ có "cuộc thảo luận đa phương toàn cầu thực sự" về AI.

Theo AP, châu Âu dẫn đầu thế giới trong nỗ lực quản lý AI. Đây là một vấn đề cấp bách trong bối cảnh những loại hình AI mới giúp các chatbot AI như ChatGPT có khả năng tạo văn bản, hình ảnh, video và âm thanh giống công việc mà con người thực hiện.

Ngày 14.6, các nhà lập pháp EU ký ban hành bộ quy tắc toàn diện đầu tiên trên thế giới về AI, một dấu mốc quan trọng khi giới chức toàn cầu chạy đua để kiềm chế AI.

Tháng 5 năm nay, Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman phát biểu trong phiên điều trần của Thượng viện Mỹ rằng, sự can thiệp của chính phủ rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro của các hệ thống AI. Người đứng đầu công ty tạo ra ChatGPT cho biết, khi AI tiến bộ, mọi người lo ngại về việc công nghệ này có thể thay đổi cuộc sống của họ và chính những người tạo ra AI cũng có lo ngại tương tự.

CEO Sam Altman đề xuất thành lập một cơ quan của Mỹ hoặc toàn cầu đảm nhận việc cấp phép cho các hệ thống AI mạnh nhất. Cơ quan này có quyền thu hồi giấy phép và đảm bảo các hệ thống AI tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tổ chức đàm phán về rủi ro AI

Anh Vũ |

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ sớm tổ chức các cuộc đàm phán đầu tiên về rủi ro của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đối với con người và nền kinh tế.

Liên Hợp Quốc cảnh báo mục tiêu phát triển bền vững bị đe doạ

Thanh Hà |

Những mục tiêu thế giới đặt ra nhằm xoá đói giảm nghèo, cải thiện khả năng tiếp cận nước uống và hướng tới phát triển bền vững cho toàn nhân loại đang bị đe doạ, Liên Hợp Quốc cảnh báo.

Đức thông tin về cuộc điều tra Nord Stream tại Liên Hợp Quốc

Thanh Hà |

Đức tìm thấy dấu vết của chất nổ dưới biển ở các mẫu lấy từ du thuyền bị tình nghi dùng để vận chuyển chất nổ trong vụ phá hoại đường ống dẫn khí Nord Stream.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tổ chức đàm phán về rủi ro AI

Anh Vũ |

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ sớm tổ chức các cuộc đàm phán đầu tiên về rủi ro của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đối với con người và nền kinh tế.

Liên Hợp Quốc cảnh báo mục tiêu phát triển bền vững bị đe doạ

Thanh Hà |

Những mục tiêu thế giới đặt ra nhằm xoá đói giảm nghèo, cải thiện khả năng tiếp cận nước uống và hướng tới phát triển bền vững cho toàn nhân loại đang bị đe doạ, Liên Hợp Quốc cảnh báo.

Đức thông tin về cuộc điều tra Nord Stream tại Liên Hợp Quốc

Thanh Hà |

Đức tìm thấy dấu vết của chất nổ dưới biển ở các mẫu lấy từ du thuyền bị tình nghi dùng để vận chuyển chất nổ trong vụ phá hoại đường ống dẫn khí Nord Stream.