Lãnh đạo Mỹ - Trung sắp gặp song phương giữa căng thẳng thương mại

Thanh Hà |

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có kế hoạch gặp song phương tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires, Argentina vào cuối tháng 11, ngày 11.10, tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ quan chức Mỹ - Trung Quốc.

Chính quyền ông Donald Trump thông báo cho Bắc Kinh về quyết  định gặp thượng đỉnh trong những ngày gần đây. Trong khi  đó, Trung Quốc trông đợi cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và ông Donald Trump có thể tạo cơ hội cho cả hai bên giảm bớt căng thẳng thương mại đang leo thang.

Hồi cuối tháng 9, Mỹ đánh thuế bổ sung 200 tỉ USD vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Trung Quốc cũng ngay lập tức đáp trả với mức thuế bổ sung là 60 tỉ USD vào hàng nhập từ Mỹ.

Các mức thuế mới của Mỹ, ban đầu được áp đặt ở mức 10%, sẽ tăng lên 25% kể từ ngày 1.1. Động thái này nhằm gây sức ép buộc Trung Quốc thay đổi những điều mà ông Donald Trump gọi là các hoạt động thương mại “không công bằng” như buộc các công ty Mỹ phải giao nộp công nghệ nếu muốn tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung Quốc đã được Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Larry Kudlow thúc đẩy. Tờ Wall Street Journal dẫn lời các quan chức giấu tên cho biết, ông  Donald Trump đã chỉ định một nhóm phụ trách lên kế hoạch cho cuộc gặp thượng đỉnh với ông Tập Cận Bình. Trong đó có Christopher Nixon Cox - cháu trai cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon. Về phía Trung Quốc, nhóm lên kế hoạch cho cuộc gặp có ông Lưu Hạc - Phó Thủ tướng đồng thời là cố vấn kinh tế hàng đầu của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Trong diễn biến liên quan, Kyodo cho hay, ngày 12.10, sau 2 ngày hội nghị ở Bali, Indonesia, các quan chức tài chính của các nước G20 đã tìm kiếm những cách thức để bảo vệ nền kinh tế toàn cầu khỏi căng thẳng thương mại gia tăng nhưng chưa thể đạt được sự đồng thuận trong các giải pháp cụ thể. Vấn đề được để lại cho các nhà lãnh đạo cấp cao giải quyết trong cuộc họp thượng đỉnh diễn ra vào tháng 11 tới.

Bộ trưởng Tài chính Argentina, chủ nhà thượng đỉnh G20 năm nay phát biểu tại cuộc họp báo rằng, các nước thành viên nhất trí: Thương mại là “động lực quan trọng của tăng trưởng” đồng thời nhận thức rõ về sự cần thiết “phải giải quyết các căng thẳng có thể tác động tiêu cực tới tâm lý thị trường và gia tăng biến động tài chính”.

Tuy nhiên, ông Nicolas Dujovne cũng thừa nhận, G20 có những giới hạn. Nó cho thấy tranh chấp thương mại đang căng thẳng giữa Mỹ - Trung Quốc chỉ có thể giải quyết song phương. 

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang: Cuộc chiến thương mại có nguy cơ trở thành chiến tranh tiền tệ?

lan hương |

Các chuyên gia đưa ra nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang lên mức cao. Trong đó, nguyên nhân sâu xa và cốt lõi theo nhiều chuyên gia có thể xuất phát từ việc Chính quyền Mỹ muốn kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc cả về mặt kinh tế lẫn địa chính trị. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không che giấu tham vọng thực hiện "Giấc mộng Trung Hoa" mang tên “Made in China 2025”, đưa Trung Quốc trở thành cường quốc số 1 thế giới. Và Mỹ đương nhiên sẽ không bao giờ chấp nhận việc quốc gia khác vượt lên mình. 

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể đạt "đỉnh điểm" từ ngày mai

Ngọc Vân |

Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định đánh thuế 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc - một trong những hạn chế kinh tế cứng rắn nhất mà một tổng thống Mỹ từng áp dụng, có thể từ ngày 17.9.

Trung Quốc lôi kéo các nước chống chiến tranh thương mại với Mỹ

Song Minh |

Trung Quốc được cho là đang tập hợp các nước chống chiến tranh thương mại với Mỹ sau khi Nhà Trắng lại công bố kế hoạch đánh thuế.

Những giải pháp nào vực dậy thị trường bất động sản năm 2023?

Bảo Chương |

Vướng mắc pháp lý của thị trường bất động sản hiện nay là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở mà nếu không có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái.

Công nhân nợ lương ở Lào Cai: Công đoàn đã hỗ trợ hàng nghìn suất quà Tết

Văn Đức |

Hơn 1.000 công nhân của Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt - Trung bị nợ lương gần 1 năm nay được tổ chức Công đoàn hỗ trợ hàng nghìn suất quà Tết.

Bắc Ninh: Báo Lao Động vào cuộc, người lao động được nhận lương sát Tết

Bảo Hân |

Tổng cộng có 15 công nhân đã nghỉ việc tại Công ty Cổ phần Gỗ nhựa sinh thái Việt Nam (có nhà máy sản xuất tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) bị nợ lương đã được trả lương ngay sát Tết, giúp họ có tiền để mua sắm Tết cho gia đình.

Dòng vốn khối ngoại không còn lạc nhịp với thị trường

Gia Miêu |

Đà mua ròng mạnh mẽ của khối ngoại được giới chuyên gia đánh giá là điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh tâm lý thị trường giao dịch thận trọng, từ đó tạo lực nâng đỡ cho thị trường trong thời gian tới.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang: Cuộc chiến thương mại có nguy cơ trở thành chiến tranh tiền tệ?

lan hương |

Các chuyên gia đưa ra nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang lên mức cao. Trong đó, nguyên nhân sâu xa và cốt lõi theo nhiều chuyên gia có thể xuất phát từ việc Chính quyền Mỹ muốn kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc cả về mặt kinh tế lẫn địa chính trị. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không che giấu tham vọng thực hiện "Giấc mộng Trung Hoa" mang tên “Made in China 2025”, đưa Trung Quốc trở thành cường quốc số 1 thế giới. Và Mỹ đương nhiên sẽ không bao giờ chấp nhận việc quốc gia khác vượt lên mình. 

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể đạt "đỉnh điểm" từ ngày mai

Ngọc Vân |

Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định đánh thuế 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc - một trong những hạn chế kinh tế cứng rắn nhất mà một tổng thống Mỹ từng áp dụng, có thể từ ngày 17.9.

Trung Quốc lôi kéo các nước chống chiến tranh thương mại với Mỹ

Song Minh |

Trung Quốc được cho là đang tập hợp các nước chống chiến tranh thương mại với Mỹ sau khi Nhà Trắng lại công bố kế hoạch đánh thuế.